- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2682:2009 về Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:2009 (EN 196-7 : 2007) về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 141:2008 về Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hoá học
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7711:2007 về Xi măng pooclăng hỗn hợp bền sulfat
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4316:2007 về Xi măng poóc lăng xỉ lò cao
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7713:2007 về Xi măng - Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6070:2005 về Xi măng - Phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4030:2003 (EN 196-6: 1989, có sửa đổi) về Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7024:2002 về Clanhke xi măng pooclăng thương phẩm
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4787:2001 về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 141:1998 về Xi măng - Phương pháp phân tích hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5439 : 2004
XI MĂNG - PHÂN LOẠI
Cements - Classification
Lời nói đầu
TCVN 5439 : 2004 thay thế cho TCVN 5439 : 1991.
TCVN 5439 : 2004 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC74 Xi măng - Vôi hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
XI MĂNG - PHÂN LOẠI
Cements - Classification
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này được áp dụng để phân loại xi măng phù hợp với định nghĩa theo TCVN 5438 : 2004.
2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 5438 : 2004 Xi măng - Thuật ngữ, định nghĩa.
3 Cơ sở phân loại
Xi măng được phân loại theo 4 cơ sở sau:
- Theo loại và thành phần clanhke;
- Theo mác xi măng;
- Theo tốc độ đóng rắn;
- Theo thời gian đông kết.
4 Phân loại và ký hiệu qui ước
4.1 Theo loại và thành phần clanhke, xi măng được phân ra các loại sau:
4.1.1 Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng poóc lăng
Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng poóc lăng gồm xi măng poóc lăng không có phụ gia khoáng và xi măng poóc lăng có phụ gia khoáng với tên gọi và ký hiệu qui định theo Bảng 1.
Bảng 1 - Tên gọi và ký hiệu qui ước đối với các loại xi măng poóc lăng
Tên loại xi măng poóc lăng | Ký hiệu qui ước |
1. Xi măng poóc lăng không có phụ gia khoáng |
|
a) Xi măng poóc lăng | PC |
b) Xi măng poóc lăng bền sunphát | PCSR |
c) Xi măng giếng khoan dầu khí | PCOW |
d) Xi măng poóc lăng ít tỏa nhiệt | PCLH |
e) Xi măng poóc lăng trắng | PCW |
2. Xi măng poóc lăng có phụ gia khoáng |
|
a) Xi măng poóc lăng hỗn hợp | PCB |
b) Xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sunphát | PCBSR |
c) Xi măng poóc lăng hỗn hợp ít tỏa nhiệt | PCBLH |
d) Xi măng poóc lăng puzolan | PCBPZ |
e) Xi măng poóc lăng xỉ hạt lò cao | PCBBFS |
f) Xi măng poóc lăng tro bay | PCBFA |
g) Xi măng poóc lăng trắng | PCBW |
h) Xi măng poóc lăng đá vôi | PCBLS |
i) Xi măng xây trát | PCBM |
4.1.2 Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng alumin
Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng alumin có ký hiệu và thành phần nhôm oxit theo qui định ở Bảng 2.
Bảng 2 - Các loại xi măng trên cơ sở clanhke xi măng alumin
Loại xi măng alumin | Ký hiệu qui ước | Thành phần nhôm oxit, % |
1. Xi măng alumin thông thường | ACN | từ 30 đến nhỏ hơn 46 |
2. Xi măng cao alumin | ACH | từ 46 đến 70 |
3. Xi măng đặc biệt cao alumin | ACS | lớn hơn 70 |
4.1.3 Xi măng trên cơ sở clanhke xi măng canxi sunfo aluminat
a) Xi măng nở (EC);
b) Xi măng dự ứng lực (PSC).
4.1.4 Các loại xi măng khác
a) Xi măng chịu axit (ARC);
b) Xi măng cản xạ (RSC).
4.2 Theo cường độ nén, xi măng được chia thành 3 loại mác sau:
a) Xi măng mác cao: từ 50 MPa trở lên;
b) Xi măng mác trung bình: từ 30 MPa đến nhỏ hơn 50 MPa;
c) Xi măng mác thấp: nhỏ hơn 30 MPa.
4.3 Theo tốc độ đóng rắn, xi măng được phân ra 4 loại:
a) Xi măng đóng rắn chậm:
Khi cường độ nén của mẫu chuẩn ở tuổi 3 ngày nhỏ hơn 40 % cường độ nén ở tuổi 28 ngày;
b) Xi măng đóng rắn bình thường:
Khi cường độ nén của mẫu chuẩn ở tuổi 3 ngày lớn hơn 40 % đến 70 % cường độ nén ở tuổi 28 ngày;
c) Xi măng đóng rắn nhanh:
Khi cường độ nén của mẫu chuẩn ở tuổi 3 ngày lớn hơn 70 % cường độ nén ở tuổi 28 ngày;
d) Xi măng đóng rắn rất nhanh:
Khi cường độ nén của mẫu chuẩn ở tuổi 6 giờ lớn hơn 70 % cường độ nén ở tuổi 28 ngày.
4.4 Theo thời gian đông kết, xi măng được phân ra 3 loại:
a) Xi măng đông kết chậm:
Khi thời gian bắt đầu đông kết lớn hơn 2 giờ;
b) Xi măng đông kết bình thường:
Khi thời gian bắt đầu đông kết từ 45 phút đến 2 giờ;
c) Xi măng đông kết nhanh:
Khi thời gian bắt đầu đông kết nhỏ hơn 45 phút.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2682:2009 về Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4787:2009 (EN 196-7 : 2007) về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 141:2008 về Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hoá học
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7711:2007 về Xi măng pooclăng hỗn hợp bền sulfat
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4316:2007 về Xi măng poóc lăng xỉ lò cao
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7713:2007 về Xi măng - Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6070:2005 về Xi măng - Phương pháp xác định nhiệt thuỷ hoá do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4030:2003 (EN 196-6: 1989, có sửa đổi) về Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7024:2002 về Clanhke xi măng pooclăng thương phẩm
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4787:2001 về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 141:1998 về Xi măng - Phương pháp phân tích hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành