
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9041:2012 (ISO 7466:1986) về sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng 5-hydroxymethylfurfural (5-HMF)
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6641:2000 (ISO 5522 : 1981) về rau, quả và sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng sunfua dioxit tổng số do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6640:2000 (ISO 5521 : 1981) về rau, quả và sản phẩm rau quả - phương pháp định tính phát hiện sunfua dioxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6427-2:1998 (ISO 6557/2 : 1984) về rau quả và các sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng axit ascorbic - phần 2: phương pháp thông thường do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6427-1:1998 (ISO 6557/1 : 1986) về rau, quả và các sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng axit ascorbic - phần 1: phương pháp chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5368:1991 (ISO 3094 - 1974) về sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng đồng - phương pháp quang phổ
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5366:1991 về sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp làm khô dưới áp suất thấp và xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất đẳng khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5072:1990 (ST SEV 5807 – 86) về sản phẩm rau quả chế biến - phương pháp lấy mẫu và các quy tắc chung về nghiệm thu
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4782:1989 về rau quả tươi - danh mục chỉ tiêu chất lượng do Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
(ISO 2447 - 1974)
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG THIẾC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
Lời nói đầu
TCVN 5496-1991 phù hợp với ISO 2447-1974.
TCVN 5496-1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 488/QĐ ngày 8 tháng 8 năm 1991.
SẢN PHẨM RAU QUẢ
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG THIẾC BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO MÀU
Fruit and vegetable products-Determination-of tin by spectropho tometric method.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp so màu để xác định hàm lượng thiếc trong các sản phẩm rau quả mà trong 1 kg có chứa nhiều nhất tới:
- 1,25 g đồng
- 0,6 g chì
- 0,6g kẽm
- 40g phốt pho
Tiêu chuẩn này phù hợp với ISO 2447-1974.
Sau khi phân hủy các chất hữu cơ bằng axít sunfuric và axít nitric và chuyển hóa thiếc về dạng stanic, tạo thành một phức chất trong dung dịch đệm có pH = 1,0 - 1,2 (nếu cần thì cho sắt (III) bằng cách khử với axít ascobic). Phức chất này được nhuộm màu da cam với phenylfluoron và màu này được so sánh với các màu thu được trong cùng điều kiện nhưng từ các dung dịch chuẩn của thiết nguyên chất.
Các thuốc thử đem dùng phải là loại tinh khiết phân tích và nước phải là nước cất hoặc loại nước ít nhất có độ tinh khiết tương đương.
Ngoài các thuốc thử dùng để phân hủy các chất hữu cơ còn cần dùng các thuốc thử dưới đây:
2.1. Axit sunfuric r20 = 1,84g/ml.
2.2. Axit sunpuric, dung dịch 2,5N.
2.3. Axit ascobic, dung dịch 50g/l.
2.4. Rượu polyvinyl dung dịch 16g/l: Hòa tan 1,6g rượu polyvinyl trong một ít nước, có làm nóng nhẹ và khuấy. Pha loãng thành 100ml sau khi để nguội.
2.5. Dung dịch đệm chứa 450g natri axetat (NaCH3COO) và 240ml axit axetic (CH3COOH) trong 1 lít nước.
2.6. Thiếc, dung dịch chuẩn chứa 500 mg/ml trong môi trường axit sunfuric có nồng độ chứng 6N.
Hòa tan bằng cách đun nóng 0,5g thiếc tinh khiết trong hỗn hợp 50ml axit sunfuric (2.1), 5ml axit nitric (r20 = 1,42 g/ml và 25ml nước. Sau khi hòa tan hoàn toàn, oxy hóa thiếc đến dạng stanic bằng cách đun sôi cho đến khi bốc khói trắng.
Để nguội, chuyển dung dịch vào bình định mức 1000ml có sẵn 116ml axit sunfuric (2.1) và 100ml nước. Để nguội và pha loãng tới 1000 ml bằng nước.
2.7. Thiếc, dung dịch chuẩn chứa 10 mg/ml trong môi trường axit sunfuric, nồng độ chừng 0,5N.
Lấy 20ml dung dịch thiếc chuẩn (2.6) cho vào bình định mức 1000 ml. Thêm 10ml axit sunfuric (2.1) và pha loãng tới 1000ml bằng nước.
2.8. Thuốc thử phênylfluoron (2, 6, 7 tri hydroxy 9-phenyl-3- izo-xanton).
Hòa tan 0,1g phenylfluoron trong x 10ml metanol và 1ml axit clohyđric đậm đặc r20 = 1,19g/ml trong 1 bình định mức 500ml, Pha loãng bằng etanol 95% (V/V) đến vạch mức. Thuốc thử phải đựng trong lọ nâu, để chỗ tối và được bảo quản không quá 1 tuần lễ.
Các thiết bị và dụng cụ thông thường, nếu không có quy định nào khác, cùng với các thiết bị, dụng cụ để phân hủy các chất hữu cơ và đặc biêt là:
3.1. Bình định mức một vạch, dung tích 50 và 200ml theo quy định hiện hành.
3.2. Pipet, dung tích 1, 2, 3, 4, 5, 10 và 20ml theo quy định hiện hành.
3.3. Phổ quang kế hay máy so màu đo ở dải sóng 500-530 mm với kính lọc màu xanh và tế bào có cửa sổ sáng 10mm.
3.4. Cân phân tích:
4.1. Chuẩn bị lượng mẫu cân: tốt nhất là cân một khối lượng mẫu chừng 10g, chính xác tới 0,01g.
4.2. Phân hủy chất hữu cơ:
Sau khi phân hủy mẫu xong thêm vào dung dịch thu được 5ml axit sunfuric (2.1). Để nguội rồi chuyển vào bình định mức 200ml (3.1) và pha loãng bằng nước tới vạch mức (dung dịch A).
4.3. So màu:
4.3.1. Dùng pipet (3.2.) cho vào một bình định mức 50ml(3.1) một thể tích thích hợp dung dịch A như sau:
- 20ml nếu hàm lượng thiếc trong mẫu dưới 50 mg/kg.
- 10ml nếu hàm lượng thiếc trong mẫu từ 50 tới 125mg/kg, pha loãng tới 20ml bằng dung dịch axit sunfuric (2.2).
- 5ml nếu hàm lượng thiếc trong mẫu trên 125mg/kg, pha loãng tới 20ml bằng dung dịch axit sunfuric (2.2).
4.3.2. Sau đó cho thêm theo thứ tự:
- 10ml dung dịch đệm (2.5);
- 1ml dung dịch axit ascobic (2.3);(1)
- 5ml dung dịch rượu polyvinyl (2.4);
- 3ml thuốc thử phenylfluoron (2.8).
lắc bình để tránh sự hình thành bọt của rượu polyvinyl. Để yên 5 phút.
Pha loãng bằng nước tới vạch mức và để yên 30 phút nữa rồi so màu ở bước sóng 505mm trên phổ quang kế hay máy so màu q quang điện.
4.3.3. Tiến hành xác định 2 lần trên cùng một mẫu lấy để phân hủy chất hữu cơ (xem 4.1)
4.4. Xây dựng đồ thị chuẩn:
4.4.1. Cho vào một dãy 6 bình định mức 50ml(3.1) mỗi bình có sẵn 20ml dung dịch axit sunfuric (2.2) những thể tích dung dịch thiếc chuẩn(2.7) sau:
- 0,ml tương ướng với 0 mg thiếc
- 1ml tương ướng với 10 mg thiếc
- 2ml tương ướng với 20 mg thiếc
- 3ml tương ướng với 30 mg thiếc
- 4ml tương ướng với 40 mg thiếc
- 5ml tương ướng với 50 mg thiếc
4.4.2. Rồi tiến hành như quy định ở mục 4.3.2
4.4.3. Vẽ đồ thị chuẩn biểu diễn sự khác nhau của mật độ quang là hàm số microgam thiếc
5.1. Phương pháp tính và công thức: Bằng đồ thị chuẩn chuyển số liệu có được ở (4.3.2) thành micrôgam thiếc.
Hàm lượng thiếc (x) tính bằng miligam trong 1 kg sản phẩm được tính theo công thức:
Trong đó:
- mo: khối lượng lượng mẫu cân, tính bằng gam
- m1: khối lượng thiếc tìm được trên đồ thị, tính bằng microgam
- V: thể tích dung dịch A lấy để so màu, tính bằng mililit, (4.3.1)
Lấy trung bình cộng của những lần xác định làm kết quả, nếu yêu cầu về độ lặp lại được thỏa mãn (5.2).
5.2. Độ lặp lại:
Chênh lệch kết quả giữa hai lần xác định song song hoặc liên tiếp nhanh do cùng một người phân tích không vượt quá 5% giá trị trung bình.
Trong biên bản thử phải ghi phương pháp thử đã dùng và kết quả đạt được. Cũng phải đề cập đến những điều kiện thực nghiệm mà tiêu chuẩn này không quy định hay coi như không bắt buộc cũng như bất kỳ những điều kiện nào có thể ảnh hưởng tới kết quả.
Biên bản thử phải bao gồm tất cả những chi tiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9041:2012 (ISO 7466:1986) về sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng 5-hydroxymethylfurfural (5-HMF)
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6641:2000 (ISO 5522 : 1981) về rau, quả và sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng sunfua dioxit tổng số do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6640:2000 (ISO 5521 : 1981) về rau, quả và sản phẩm rau quả - phương pháp định tính phát hiện sunfua dioxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6427-2:1998 (ISO 6557/2 : 1984) về rau quả và các sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng axit ascorbic - phần 2: phương pháp thông thường do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6427-1:1998 (ISO 6557/1 : 1986) về rau, quả và các sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng axit ascorbic - phần 1: phương pháp chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5368:1991 (ISO 3094 - 1974) về sản phẩm rau quả - xác định hàm lượng đồng - phương pháp quang phổ
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5366:1991 về sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp làm khô dưới áp suất thấp và xác định hàm lượng nước bằng phương pháp chưng cất đẳng khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5072:1990 (ST SEV 5807 – 86) về sản phẩm rau quả chế biến - phương pháp lấy mẫu và các quy tắc chung về nghiệm thu
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4782:1989 về rau quả tươi - danh mục chỉ tiêu chất lượng do Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành