- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7121:2014 (ISO 3376:2011) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền kéo và độ giãn dài
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5796:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định độ bền nén thủng và độ giãn phồng khi nén bằng quả cầu được chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5797:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định khả năng chịu mài mòn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5798:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5793:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định khối lượng
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4635:1988 về Vật liệu giả da - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO ĐỨT VÀ ĐỘ GIÃN ĐỨT
Knitted fabrics
Method for determination of breaking load and elongation at break
Lời nói đầu
TCVN 5795 - 1994 thay thế cho TCVN 2127 - 77.
TCVN 5795 - 1994 do trường Đại học Bách khoa Hà Nội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
VẢI DỆT KIM
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN KÉO ĐỨT VÀ ĐỘ GIÃN ĐỨT
Knitted fabrics
Method for determination of breaking load and elongation at break
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt khi kéo đứt vải dệt kim (mộc và thành phẩm) được sản xuất từ tất cả các loại sợi và tơ.
1.1. Độ bền kéo đứt là lực lớn nhất mà mẫu thử chịu được khi bị kéo đứt, tính bằng Niutơn.
1.2. Độ giãn đứt tuyệt đối là phần chiều dài của mẫu thử tăng theo ở thời điểm đứt, tính bằng milimet.
1.3. Độ giãn đứt tương đối là tỷ số của độ giãn đứt tuyệt đối so với độ dài làm việc của mẫu thử, tính bằng phần trăm.
Mẫu thử được kẹp vào hai miệng kẹp của máy kéo đứt với lực căng ban đầu quy định. Tăng khoảng cách giữa hai miệng kẹp để kéo đứt mẫu thử.
Máy kéo đứt bằng mẫu thử kiểu đứng
Dưỡng cắt mẫu với kích thước 50x200mm
Kéo cắt mẫu
Thước thẳng khắc vạch đến 1mm.
4.1. Lấy mẫu ban đầu theo TCVN 5791-1994
4.2.1. Từ mỗi mẫu ban đầu cắt ra 5 bảng mẫu thử theo chiều dọc và 5 theo chiều ngang. Đối với loại vải dệt kim không biết rõ phạm vi độ giãn đứt tương đối thì cắt thêm bằng mẫu thử dự trữ để thử chọn tốc độ kéo đứt theo điều 5.1.5.
4.2.2. Kích thước mẫu thử
Mẫu thử hình chữ nhật, có kích thước phần làm việc 50x100mm và kích thước mẫu thử 50x220mm.
Khi dùng dưỡng, phải đặt cạnh lớn của dưỡng song song với cột vòng khi chuẩn bị băng dọc và song song với hàng vòng khi chuẩn bị băng ngang.
Trong trường hợp hàng vòng ở mẫu ban đầu bị lệch, các băng ngang phải cắt vuông góc với mép vải hoặc với đường gấp giữa của vải dệt kim.
4.2.3. Vị trí của các băng mẫu thử ở mẫu ban đầu bố trí để các băng dọc không bị trùng cột vòng và cách mép cặt dọc hoặc đường gấp giữa ít nhất 50mm. Các băng ngang không bị trùng hàng vòng và cách mép cắt ngang ít nhất 50mm.
4.3. Giữ mẫu thử trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-91 không ít hơn 24 giờ.
5.1. Điều kiện thử
5.1.1. Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 1991.
5.1.2. Khoảng cách ban đầu giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt (độ dài làm việc của mẫu thử) bằng 100 ± 1mm.
5.1.3. Sử dụng thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm vị từ 25 đến 75% giá trị lớn nhất của thang đo.
5.1.4. Khối lượng tạo lực căng ban đầu theo quy định trong bảng 1.
Bảng 1
Loại vải dệt kim | Độ giãn tương đối % | Khối lượng tạo lực căng ban đầu, g | Đỗ giãn đứt – tương đối % | Khối lượng tạo lực căng ban đầu, g |
Theo hướng cột vòng (dọc) | Theo hướng hàng vòng (ngang) | |||
1. Vải từ sợi bông, sợi bông pha, trừ kiểu dệt cài sợi để cao | Nhỏ hơn 100 | 40 | Nhỏ hơn 200 | 15 |
100 và lớn hơn | 20 | 200 và lớn hơn | 5 | |
2. Vải từ sợi len và sợi len pha, trừ kiểu dệt cài sợi để cao | Nhỏ hơn 100 | 40 | Nhỏ hơn 200 | 25 |
100 và lớn hơn | 25 | 200 và lớn hơn | 10 | |
3. Vải kiểu dệt cài sợi để cao | Nhỏ hơn 100 | 40 | Nhỏ hơn 200 | 20 |
100 và lớn hơn | 25 | 200 và lớn hơn | 10 | |
4. Vải từ sợi và tơ hóa học |
|
|
|
|
Thông thường | Nhỏ hơn 100 | 20 | Nhỏ hơn 120 | 10 |
100 và lớn hơn | 10 | 120 và lớn hơn | 5 | |
- textual và sợi polyacrylicnitril (acrylic) | Nhỏ hơn 100 | 40 | Nhỏ hơn 200 | 25 |
100 và lớn hơn | 30 | 200 và lớn hơn | 15 | |
5. Vải giả lông dệt kim |
| 50 |
| 50 |
5.1.5. Thời gian kéo đứt mẫu thử phải nằm trong phạm vi (60 ± 15)s
Đối với vải dệt kim có độ giãn đứt tương đối đến 70% thường sử dụng tốc độ kẹp của máy kéo đứt là 60mm/ph, từ 71 đến 120% sử dụng 100mm/ph và lớn hơn 121% sử dụng 200mm/ph.
Đối với vải dệt kim không biết trước phạm vi độ giãn đứt tương đối, phải dùng băng mẫu thử dự trữ để thử và điều chỉnh tốc độ chuyển động của kẹp cho đến khi đạt được thời gian kéo đứt quy định.
5.2. Tiến hành thử
5.2.1. Hãm cố định kẹp trên của máy, đưa kim chỉ lực và kim chỉ độ giãn về điểm O. Đưa một đầu băng mẫu thử vào miệng kẹp trên sao cho mẫu phẳng đều, nằm thẳng chính giữa kẹp rồi vặn kẹp lại. Cho đầu còn lại của băng vào miệng kẹp dưới rồi tạo lực căng ban đầu theo quy định. Nới lỏng kẹp trên ra một ít để lực căng tác dụng đều trên toàn bộ chiều rộng băng mẫu rồi vặn chặt lại. Sau khi vặn chặt kẹp dưới, mở chốt hãm kẹp trên và cho máy làm việc.
5.2.2. Loại bỏ kết quả thử của mẫu thử bị trược hoặc bị đứt ngay miệng kẹp. Mẫu thử loại bỏ được thay thế bằng mẫu thử mới được chuẩn bị từ chính mẫu ban đầu tương ứng của mẫu thử bị loại. Cho phép dùng miếng đệm lót miệng kẹp để mẫu thử khỏi trượt hoặc đứt ở miệng kẹp.
5.2.3. Trong quá trình kéo mẫu phải chú ý theo dõi và ghi kết quả khi kim chỉ lực dừng lần thứ nhất trên thang đo lực.
6.1. Độ bền kéo đứt của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các lực kéo đứt của các mẫu thử.
Khi tính toán, lấy số liệu chính xác đến 0,1N và kết quả cuối cùng quy tròn đến 1N.
6.2. Độ giãn đứt tuyệt đối của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn ở thời điểm các mẫu thử đứt.
Khi tính toán, lấy số liệu chính xác đến 0,1mm và kết quả cuối cùng quy tròn đến 1mm.
6.3. Độ giãn đứt tương đối của mẫu thí nghiệm là trung bình cộng các kết quả độ giãn đứt tương đối của các mẫu thử.
Khi tính toán, lấy số liệu chính xác đến 0,01% và kết quả cuối cùng quy tròn đến 0,1%.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7121:2014 (ISO 3376:2011) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền kéo và độ giãn dài
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5796:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định độ bền nén thủng và độ giãn phồng khi nén bằng quả cầu được chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5797:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định khả năng chịu mài mòn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5798:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau khi giặt
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5793:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định khối lượng
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4635:1988 về Vật liệu giả da - Phương pháp thử do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành