Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6316 :1997

LATEX CAO SU THIÊN NHIÊN CÔ ĐẶC – XÁC ĐỊNH TÍNH ỔN ĐỊNH CƠ HỌC

Latex rubber, natural , concentrate- Detetrmination of mechanical stability

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tính ổn định cơ học của latex cao su thiên nhiên cô đặc. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho latex cao su thiên nhiên cô đặc tiền lưu hoá.

Phương pháp này không phù hợp cho các loại latex được bảo quản bằng kali hydroxyt, các loại latex có nguồn gốc thiên nhiên khác với Hevea brasiliensis hoặc latex đã phối liệu hoặc cao su khuyếch tán và cũng không áp dụng cho các loại latex cao su tổng hợp.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5598:1997(ISO 123 : 1985(E)) Latex cao su - Lấy mẫu.

TCVN 6315 :1997(ISO 124 :1985(E)) Latex cao su – Xác định tổng hàm lượng chất rắn

TCVN 4857:1997 (ISO 125:1983(E)) Latex cao su cô đặc – Xác định độ kiềm

ISO 3310-1:1982 Lưới thử nghiệm- Yêu cầu kỹ thuật và thử nghiệm - Phần 1: Lưới thử nghiệm lọc qua bằng sợi kim loại.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:

3.1 Latex cao su thiên nhiên cô đặc. Latex cao su thiên nhiên có chứa amoniac và / hoặc các chất bảo quản khác và được chế biến bằng phương pháp cô đặc.

4. Nguyên tắc

Một mẫu thử, của latex cô đặc được pha loãng đến 55%( m/m) tổng hàm lượng chất rắn và được khuấy ở tốc độ cao. Thời gian cần thiêt để nhìn thấy những hạt đông kết đầu tiên, thời gian này được coi như số đo của tính ổn định cơ học.

5. Thuốc thử

Dung dịch amoniac ( 5.1 và 5.2) được pha chế từ amoni hydroxyt có chất lượng tinh khiết phân tích và được bảo quản trong các cốc có nắp đậy kín. Nước cất không có cacbonat hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

5.1 Dung dịch amoniac, chứa 1,6% ( m/m) của amoniac(NH3) để sử dụng với latex cô đặc có độ kiềm nhỏ hơn 0,30 % ( trên latex cô đặc)

5.2 Dung dịch amoniac, chứa 0,6% (m/m) của amoniac ( NH3 ) để sử dụng với latex cô đặc có độ kiềm không nhỏ hơn 0,30 % ( trên latex cô đặc)

6. Thiết bị

6.1 Thiết bị đo tính ổn định cơ học, bao gồm các hệ thống mô tả trong điều 6.1.1 đến 6.1.3

6.1.1 Cốc chứa latex, đáy phẳng, hình trụ, có chiều cao tối thiểu 90 mm với đường kính bên trong 58 mm ± 1 mm và bề dày thành cốc khoảng 2,5 mm. Mặt trong của cốc phải nhẵn.

Cốc chứa bằng thuỷ tinh hoặc polimetyl metacrylat.

6.1.2 Máy khuấy, bao gồm một trục bằng thép không gỉ thẳng đứng có chiều dài đến tận đáy cốc chưa latex ( 6.1.1), trục hình côn và có đường kính nhỏ 6,3 mm gắn một đĩa thép không gỉ, đồng tâm điểm, thẳng đứng, phẳng, có đường kính 20,83 mm ± 0,03 mm và bề dày 1,57 mm ± 0,05 mm. Máy duy trì việc khuấy latex ở tần số quay là 14 000 vòng / phút ± 200 vòng / phút trong suốt quá trình thử nghiệm, ở tần số này trục sẽ không được lệch tâm quá 0,25 mm.

6.1.3 Gía đỡ, cho cốc chứa latex ( 6.1.1). Việc chỉnh giá đỡ phải đảm bảo đồng trục quay đồng tâm với cốc chứa latex và đáy của đĩa khuấy là 13 mm ± 1 mm tính từ mặt trong của cốc chứa latex.

6.2 Phương tiện gia nhiệt

Một trong các phương tiện sau:

- nồi cách thuỷ, có thể duy trì nhiệt độ ở 600C đến 800C;

- hoặc một ống thuỷ tinh, được uốn cong phù hợp để đưa vào trong latex cô đặc gắn với một bộ cấp nước tuần hoàn ở nhiệt độ 600C đến 800C qua ống.

6.3 Lưới lọc, bằng thép không gỉ, theo ISO 3310-1 với kích thước mắc rây có độ rộng trung bình 180 µm ± 7,6µm.

7. Lấy mẫu

Tiến hành lấy mẫu theo một trong các phương pháp quy định trong TCVN 5598:1997 (ISO 123 :1985(E)).

Chú thích 1- Thời gian và nhiệt độ bảo quản mẫu có thể gây sai lệch tính ổn định cơ học.

8. Cách tiến hành

Tiến hành thử nghiệm hai lần và trong vòng 24 giờ kể từ lần mở đầu tiên chai mẫu. Nếu chưa biết tổng hàm lượng chất rắn và độ kiềm của latex cô đặc, thì lần lượt xác định theo TCVN 6315 : 1997 (ISO 124 :1992 (E)) và TCVN 4857 :1997 (ISO 125 :1990 (E)).

Chú thích 2- Nếu nồng độ cacbon dioxit trong không khí trong vùng phụ cận máy đo ( 6.1) trên mức cốc thường( khoảng 0,03% ( V/V) thời gian ổn định cơ học của latex sẽ bị giảm. Ảnh hưởng này có thể thấy rõ ràng ở nồng độ cacbon dioxit cao có thể do để cạnh các thiết bị nào phát sinh ra cacbon dioxit như một vài loại bếp ga hoặc bếp dầu.

Pha loãng 100 g latex cô dặc, trong một cốc thuỷ tinh đến hàm lượng chất rắn là 55,5 %( m/m) với dung dịch amoniac phù hợp ( 5.1) hay (5.2) . Làm nóng ngay mẫu pha loãng bằng cách khuấy nhẹ ở nhiệt độ 360C hay 370 C( cao hơn nhiệt độ thử nghiệm một ít) bằng một trong những phương tiện gia nhiệt ( 6.2) ngay sau đó lọc latex đã pha loãng và làm ấm và cân 80,0 g ± 0,5 g latex đã qua lọc cho vào cốc chứa( 6.1.1). Kiểm tra lại nhiệt độ của latex là 35 0 C ± 10C. Đặt cốc đúng vị trí, và khuấy latex, đảm bảo tần số quay của trục khuấy là 14 000 vòng/ phút trong suốt quá trình thử nghiệm, cho đến khi kết thúc.

Điểm kết thúc thử nghiệm được biểu hiện bằng việc giảm độ sâu của vòng xoáy nước xung quanh trục.

Xác định điểm kết thúc bằng cách lấy ra một giọt của mẫu bằng một đũa thuỷ tinh sạch theo chu kỳ 15 giây và trải nhẹ mẫu trên một mặt phẳng phù hợp ví dụ như lòng bàn tay, lam kính hiển vị, mặt nước hoặc lưới lọc bằng thép không gỉ( 6.3). Xác định điểm kết thúc khi vừa chớm xuất hiện các loại hạt latex đông gia tăng trong mẫu sau khi khuấy tiếp 15 giây.

9. Biểu thị két quả

Biểu thị tính ổn định cơ học của latex cô đặc là thời gian tính bằng giây từ khi bắt đầu khuấy và lúc kết thúc.

Các kết quả của hai lần thử không sai lệch quá 5 % của giá trị trung bình. Nếu không phù hợp, phải lập lại thử nghiệm.

10. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả gồm các chi tiết sau;

a) tất cả các chi tiết cần thiết để nhận biết mẫu thử

b) số hiệu của tiêu chuẩn này;

c) thời gian ổn định cơ học được ghi lại chính xác đến 15 giây;

d) phương pháp dùng phát hiện điểm kết thúc ( ví dụ lòng bàn tay, lam kính hiển vi, nước hoặc lưới lọc);

e) các đặc điểm bất thường ghi nhận trong quá trình thử;

f) bất kỳ thao tác nào được thực hiện không quy định trong tiêu chuẩn này cũng như bất kỳ thao tác nào được xem như tuỳ ý.