SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG SẢN XUẤT –
Use of industrial pakages – General safety requirements
Lời nói đầu
TCVN 6406 : 1998 thay thế cho TCVN 3673 : 1981
TCVN 6406 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC122/SC1 Bao bì –
Các quy định chung biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG SẢN XUẤT – YÊU CẦU CHUNG VỀ AN TOÀN
Use of industrial pakages – General safety requirements
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cho việc sử dụng bao bì dùng để chứa đựng vận chuyển và bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, phế liệu trong sản xuất.
TCVN 2290 – 1978 Thiết bị sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 2289 – 1987 Quá trình sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 3147 – 1990 Qui phạm an toàn trong công tác xếp dỡ.
Để sử dụng an toàn bao bì trong sản xuất cần phải tuân theo những quy định sau:
Bao bì phải được bảo quản trong tình trạng tốt;
Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng bao bì;
Phải kiểm tra tình trạng mặt bằng xếp bao bì;
Phải tuân theo các quy định của TCVN 2289 – 1978; TCVN 2290 – 1978; TCVN 3147 – 90.
4.1. Đối với vật liệu, chủng loại về kết cấu bao bì
4.1.1 Vật liệu dùng để chế tạo bao bì phải phù hợp với từng loại vật chứa.
4.1.2 Chủng loại và hình dáng của bao bì phải phù hợp với yêu cầu công nghệ của từng dây chuyền sản xuất.
4.1.3 Kết cấu và kích thước cơ bản của bao bì phải phù hợp với những tiêu chuẩn hiện hành. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn phải theo đúng các yêu cầu quy định trong những văn bản đã được các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4.2. Đối với mặt bằng xếp dỡ bao bì
4.2.1 Cần phải đặt bao bì trên mặt bằng đã được đánh dấu bằng vạch hay bằng hàng rào.
4.2.2 Mặt bằng xếp bao bì cần đảm bảo cứng có khả năng chịu tải trọng tập trung của chồng xếp với khối lượng quy định lớn nhất. Độ nghiêng cho phép của mặt bằng không được lệch quá 30 0 và phải hợp với các quy định về kho tàng.
4.2.3 Mặt bằng để xếp bao bì phải chọn sao cho phù hợp với dây chuyền sản xuất, đảm bảo vệ sinh và an toàn.
4.3. Đối với bốc xếp và sử dụng bao bì trong quá trình sản xuất
4.3.1 Bao bì không được chứa quá khối lượng đã quy định.
4.3.2 Khi xếp thành chồng bao bì phải có kích thước như nhau kể cả phần định vị và phải được xếp trên giá kê hàng hoặc bục kê hàng (trừ contenơ và thép lá tấm).
4.3.3 Khi xếp các lô bao bì trong xưởng hoặc trong kho, phải xếp chồng sao cho khoảng cách giữa các lô cách nhau và cách tường của kho không nhỏ hơn 0,5 m để tiện cho việc xếp dỡ và chống cháy.
4.3.4 Độ cao của đống xếp phải đảm bảo an toàn cho bao bì và cho người sản xuất.
4.4. Đối với vận chuyển bao bì
4.4.1 Phương pháp vận chuyển bao bì cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ của quá trình sản xuất.
4.4.2 Khi vận chuyển bao bì bằng thủ công, phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp và tuân theo những quy định về bảo hộ lao động.
4.4.3 Khi vận chuyển bằng cơ giới, bao bì phải được đặt đúng vị trí trên xe nâng hay băng tải;
4.4.4 Khi vận chuyển bao bì bằng máy hay bằng thiết bị có bộ phận cặp tải thì bao bì phải được đặt vào thiết bị cặp tải một cách ổn định, không được đặt lệch ra bên cạnh.
4.4.6 Khối lượng của vật chứa trong bao bì, kể cả khối lượng của bao bì, cần phải phù hợp với sức nâng của máy hay cơ cấu sử dụng để vận chuyển bao bì, có kể đến sự phân bố trọng tâm của bao bì trên cặp nâng.
4.4.7 Khi xếp bao bì trên máy nâng hay máy xếp đối với bao bì có thể tích lớn hơn hoặc bằng 1m3 thì chỉ nên xếp một lớp bao bì lên bàn nâng của xe. Nếu trên máy bốc xếp có che chắn đảm bảo được an toàn thì lúc đó mới xếp bao bì từ hai lớp trở lên.
4.4.8 Khi tiến hành vận chuyển bao bì bằng hình thức khác, ngoài những yêu cầu của tiêu chuẩn này cần phải chấp hành mọi yêu cầu về an toàn lao động và vệ sinh đã đề ra trong các hướng dẫn kỹ thuật.
5.1 Việc kiểm tra bao bì cần được tiến hành trước khi sử dụng; định kỳ; sau mỗi lần sửa chữa bao bì.
5.2. Bao bì có khối lượng, vật chứa lớn hơn 50 kg, bao bì phải vận chuyển bằng máy trục, thì phải kiểm tra định kỳ.
5.3. Việc kiểm tra định kỳ bao bì phải do cán bộ kỹ thuật; người phụ trách an toàn lao động và người phụ trách quản lý bao bì cùng tiến hành.
5.4. Khi kiểm tra định kỳ bao bì, ngoài các yêu cầu kiểm tra theo quy định của các tài liệu hiện hành còn phải kiểm tra:
Sự xuất hiện các vết nứt trong các bộ phận để cặp, móc của bao bì;
Độ kín của mép bao bì;
Bộ phận định vị của bao bì.
5.5. Khi kiểm tra, nếu bao bì không đạt được bất kỳ một yêu cầu nào của tiêu chuẩn này và của các quy định hiện hành thì không được phép sử dụng.