Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6505-1:1999

SỮA VÀ SẢN PHẨM SỮA - ĐỊNH LƯỢNG E.COLI GIẢ ĐỊNH – PHẦN 1: KỸ THUẬT ĐẾM SỐ CÓ XÁC SUẤT LỚN NHẤT (MPN)
Milk and milk products – Enumeration of presumptive Esherichia coli - Part 1: Most probable number technique (MPN)

Lời nói đầu

TCVN 6505-1 : 1999 hoàn toàn tương đương với ISO 11866-1 : 1997 (E)

TCVN 6505-1 : 1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

TCVN 6505-1 : 1999 (ISO 11866-1) quy định phương pháp định lượng E.coli bằng kỹ thuật nuôi cấy trong môi trường lỏng, và tính số lượng E.Coli giả định có trong 1 gam hoặc trong 1 mililit bằng kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất (MPN) sau khi nuôi ấm ở 370C sau đó nuôi ấm tiếp ở 440C.

Phương pháp này có thể áp dụng cho:

- sữa và các sản phẩm sữa dạng lỏng;

- sữa bột, whey bột có đường, buttermilk bột và lactoza;

- casein axit, casein lactic và casein rennet;

- caseinat, whey bột axit;

- phomát và phomát chế biến;

- bơ;

- sản phẩm sữa đông lạnh (bao gồm cả kem lạnh);

- custard, món tráng miệng và váng kem.

Phương pháp này thích hợp đối với các mẫu có số lượng E.Coli dự đoán tương đối thấp (ít hơn 100 E.Coli trong một gam, hoặc ít hơn 10 E.Coli trong một mililit).

CHÚ Ý - Một vài loài E.Coli gây bệnh không phát triển ở 440C. Khả năng áp dụng của phương pháp này bị hạn chế do độ ổn định không cao đối với độ biến thiên lớn. Do đó, phương pháp này nên sử dụng và giải thích kết quả theo thông tin trong điều 12.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218 : 1996) Vi sinh vật trong thực phẩm và trong thức ăn gia súc. Nguyên tắc chung về kiểm tra vi sinh vật.

TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261) Sữa và các sản phẩm sữa – Chuẩn bị mẫu thử và các dung dịch pha loãng để kiểm tra vi sinh vật.

3. Định nghĩa

Áp dụng định nghĩa sau đây trong TCVN 6505-1:

3.1. E.Coli giả định: Là các vi khuẩn ở nhiệt độ 440C lên men lactoza kèm theo sự sinh hơi và ở 440C tạo ra indol tù tryptophan, khi tiến hành thử theo phương pháp này.

4. Nguyên tắc

4.1. Cấy ba ống nghiệm môi trường lỏng tăng sinh chọn lọc nồng độ kép [5.3.1.1a)] với lượng mẫu thử quy định nếu sản phẩm ban đầu dạng lỏng, hoặc với một lượng xác định huyền phù ban đầu trong trường hợp sản phẩm dạng khác.

4.2. Cấy ba ống nghiệm môi trường lỏng tăng sinh chọn lọc nồng độ đơn [5.3.1.1b)] với lượng mẫu thử quy định nếu sản phẩm ban đầu dạng lỏng, hoặc với một lượng xác định chất huyền phù ban đầu trong trường hợp sản phẩm dạng khác.

Sau đó cấy môi trường nồng độ đơn [5.3.1b)] với các dung dịch mẫu thử pha loãng thập phân hoặc huyền phù ban đầu trong cùng điều kiện trên.

4.3. Nuôi ấm các ống nghiệm chứa môi trường nồng độ kép và nồng độ đơn ở 370C từ 24 h đến 48h. Kiểm tra các ống nghiệm có sinh hơi.

4.4. Cấy một dãy các ống nghiệm mới có chứa môi trường chọn lọc thứ hai (5.3.2) từ các ống nghiệm chứa môi trường nồng độ kép và nồng độ đơn cho sinh hơi.

4.5. Nuôi ấm dãy ống nghiệm mới này (4.4) ở 440C trong 24h – 48 h và kiểm tra sự sinh hơi.

4.6. Cấy một dãy các ống nghiệm mới có chứa trypton (5.4) từ các ống môi trường lỏng chọn lọc (4.5) cho sinh hơi.

4.7. Nuôi ấm ở 440C trong 24h – 48h và kiểm tra các ống của dãy mới này (4.6) về việc tạo indol.

4.8. Coi các ống nghiệm nuôi cấy ban đầu trong 4.1 và/hoặc 4.2, có sinh hơi trong 4.5 từ môi trường chọn lọc thứ hai ở 440C và trong 4.7 tạo indol từ nước trypton ở 440C là các ống dương tính chứng tỏ có E.Coli giả định.

4.9. Xác định chỉ số MPN từ số ống dương tính (4.8) của các dung dịch pha loãng chọn lọc bằng cách sử dụng bảng MPN (phụ lục A) và tính số có xác suất lớn nhất (MPN) của E.Coli giả định trong một gam hoặc một mililit mẫu ban đầu.

5. Chất pha loãng, môi trường nuôi cấy và thuốc thử

5.1. khái quát

Đối với các phòng thí nghiệm hiện hành (xem TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218) và TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261).

Đối với môi trường và thuốc thử đã chuẩn bị nhưng không sử dụng ngay, nếu không có quy định khác, phải bảo quản chỗ tối ở nhiệt độ từ 00C đến +50C không quá 1 tháng trong các điều kiện không làm thay đổi thành phần của chúng.

5.2. Chất pha loãng

Xem TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261).

5.3. Môi trường nuôi cấy

5.3.1. Canh thang tryptoza lauryl sunfat (môi trường tăng sinh chọn lọc)

5.3.1.1. Thành phần

 

a) Môi trường nồng độ kép

b) Môi trường nồng độ đơn

Trypton

Lactoza

Dikali hidro phôtphat (K2HPO4)

Kali dihidro phôtphat (KH2PO4)

Natri clorua

Natri lauryl sunphat [CH3(CH2)11OSO3Na]

Nước

40,0 g

10,0 g

5,5 g

5,5 g

10,0 g

0,2 g

1 000 ml

20,0 g

5,0 g

2,75 g

2,75 g

5,0 g

0,1 g

1 000 ml

5.3.1.2. Chuẩn bị

Hòa tan trong nước các thành phần hoặc môi trường hoàn chỉnh khô, đun sôi khi cần thiết.

Nếu cần, chỉnh pH để sau khi khử trùng pH phải là 6,8, ở 250C.

Phân phối môi trường theo từng lượng 10 ml vào các ống nghiệm có kích thước 16 mm x 160 mm (6.2) có chứa ống Durham lộn ngược (6.3) trong trường hợp môi trường nồng độ đơn và vào các ống nghiệm có kích thước 20 mm x 200 mm (6.2) có chứa ống Durham lộn ngược (6.3) trong trường hợp môi trường nồng độ kép

Khử trùng 15 phút ở 1210C trong nồi hấp áp lực (6.1).

Ống Durham lộn ngược không được chứa bọt không khí sau khi khử trùng

5.3.2. Canh thang EC (môi trường chọn lọc thứ hai)

5.3.2.1. Thành phần

Trypotoza hoặc trypticaza

Lactoza

Muối mật (No.3)-1

Dikali hidro phôtphat (KH2PO4)

Kali dihidro phôtphat (KH2PO4)

Natri clorua

Nước

20,0 g

5,0 g

1,5 g

4,0 g

1,5 g

5,0 g

1 000 ml

1) Xem phần phụ lục tham khảo [3]

 

5.3.2.2. Chuẩn bị

Hòa tan trong nước các thành phần hoặc môi trường hoàn chỉnh khô, đun sôi khi cần thiết.

Nếu cần, chỉnh pH để sau khi khử trùng pH phải là 6,8, ở 250C.

Phân phối môi trường theo từng lượng 10 ml vào các ống nghiệm có kích thước 16 mm x 160 mm (6.2) có chứa ống Durham lộn ngược (6.3).

Khử trùng 15 phút ở nhiệt độ 1210C trong nồi hấp áp lực (6.1).

Ống Durham lộn ngược không được chứa bọt không khí sau khi khử trùng.

5.4. Nước trypton

5.4.1. Thành phần

Trypton

Natri clorua

Nước

10,0 g

5,0 g

1 000 ml

5.4.2. Chuẩn bị

Hòa tan trong nước các thành phần trên, đun sôi khi cần thiết

Nếu cần, chỉnh pH để sau khi khử trùng pH phải là 7,3 ở 200C.

Phân phối môi trường theo từng lượng từ 5 ml đến 10 ml vào các ống nghiệm có kích thước 16 mm x 160mm

Khử trùng 15 phút ở nhiệt độ 1210C trong nồi hấp áp lực (6.1).

5.5. Thuốc thử indol (thuốc thử Kovacs)

5.5.1. Thành phần

4-Dimetylaminobenzaldehyt

2- Metylbutan-1-ol hoặc pentan-1-ol

Axit clohidric (ρ20 từ 1,18 g/ml đến 1,19 g/ml)

5,0 g

75,0 ml

25,0 ml

5.5.2. Chuẩn bị

Hòa tan 4 – Dimetylaminobenzaldehyt trong cồn bằng cách đun nhẹ đến khoảng 500C – 550C trong nồi cách thủy (6.5).

Để nguội và thêm axit clohidric.

Bảo quản nơi tối ở nhiệt độ khoảng 40C.

Màu sắc của thuốc thử phải từ màu vàng sáng đến màu nâu sáng.

6. Thiết bị và dụng cụ thủy tinh

Đối với các yêu cầu chung, xem TCVN 6404:1998 (ISO 7218) và TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261). Dụng cụ thủy tinh phải bền khi khử trùng lại.

Sử dụng các thiết bị thí nghiệm vi sinh thông thường và đặc biệt là:

6.1. Nồi hấp áp lực, có thể duy trì nhiệt độ ở 1210C ± 10C.

Về chi tiết xem TCVN 6404 : 1998 (ISO 7218).

6.2. Ống nghiệm, có kích thước 16 mm x 160 mm và 20 mm x 200 mm, hoặc bình cầu hoặc chai có dung tích thích hợp.

6.3. Ống Durham, có kích thước thích hợp cho việc sử dụng trong ống nghiệm (6.2).

6.4. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ ở 440C ± 0,50C.

6.5. Nồi cách thủy, có thể duy trì nhiệt độ từ 500C đến 550C.

6.6. Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ 370C ± 10C ở bất kỳ điểm nào trong tủ.

6.7. Que cấy vòng, bằng hợp kim platin – iridi hoặc niken – crom hoặc chất dẻo, đường kính khoảng 3 mm hoặc túi vô trùng sử dụng một lần.

6.8. pH-met, có độ chính xác đến ± 0,1 đơn vị pH ở 250C.

6.9. Pipet chảy hết, có dung tích danh định là 1 ml và 10 ml.

7. Lấy mẫu

Điều quan trọng là phòng thí nghiệm phải nhận được đúng mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi thành phần trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo phương pháp quy định trong TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).

8. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261).

9. Cách tiến hành

9.1. Phần mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng

Chuẩn bị phần mẫu thử, huyền phù ban đầu (dung dịch pha loãng đầu tiên) và các dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo, theo TCVN 6263 : 1997 (ISO 8261).

Pha đủ số lượng các dung dịch pha loãng để đảm bảo rằng tất cả các ống nghiệm ứng với độ pha loãng cuối cùng cho kết quả âm tính.

9.2. Môi trường tăng sinh chọn lọc

9.2.1. Cấy

9.2.1.1. Lấy ba ống nghiệm đựng môi trường tăng sinh nồng độ kép [5.3.1.1 a)]. Dùng pipet vô trùng (6.9) cho vào mỗi ống 10 ml mẫu thử dạng lỏng, hoặc 10 ml huyền phù ban đầu (dung dịch pha loãng đầu tiên) mẫu thử dạng khác.

9.2.1.2. Lấy ba ống nghiệm đựng môi trường tăng sinh nồng độ đơn [5.3.1.1b)]. Dùng pipet vô trùng (6.9) cho vào mỗi ống 1 ml mẫu thử dạng lỏng, hoặc 1 ml huyền phù ban đầu (dung dịch pha loãng đầu tiên) mẫu thử dạng khác.

9.2.1.3. Đối với mỗi một dung dịch pha loãng thập phân tiếp theo, tiến hành theo quy định trong 9.2.1.2. Đối với mỗi độ pha loãng dùng một pipet vô trùng mới.

9.2.1.4. Trộn cẩn thận chất nuôi cấy với môi trường bằng cách dùng bộ trộn. Tránh tạo bọt khí vào trong ống Durham (6.3).

9.2.2. Nuôi ấm

Nuôi ấm tất cả các ống nghiệm đã cấy (từ 9.2.1.1 đến 9.2.1.3) trong tủ ấm (6.6) ở 370C trong 24h ± 2h. Nếu ở giai đoạn không quan sát thấy sinh hơi thì nuôi ấm tiếp đến 48h ± 2h.

9.3. Kiểm tra trong môi trường chọn lọc thứ hai

9.3.1. Cấy

Từ mỗi ống nghiệm nuôi ấm trong 9.2.2 cho thấy có sự sinh hơi, và cũng từ mỗi ống nghiệm chứa môi trường nồng độ kép, dùng que cấy vòng (6.7) cấy môi trường chọn lọc (5.3.2) trước đó đã được làm nóng đến 440C trong nồi cách thủy (6.4).

Trộn kỹ chất cấy với môi trường. Tránh tạo khí trong ống Durham (6.3).

9.3.2. Nuôi ấm

Nuôi ấm các ống nghiệm đã cấy theo 9.3.1 trong nồi cách thủy (6.4) ở 440C trong 24h ± 2h. Nếu ở giai đoạn này không quan sát thấy sinh hơi thì nuôi ấm tiếp đến 48h ± 2h.

9.4. Kiểm tra trong nước trypton

9.4.1. Cấy

Từ mỗi ống nghiệm nuôi ấm trong 9.3.2 cho thấy có sự sinh hơi, dùng que cấy vòng (6.7) cấy nước trypton (5.4) trước đó đã được làm nóng đến 440C trong nồi cách thủy (6.4).

Trộn kỹ chất cấy với môi trường. Tránh tạo khí trong ống Durham (6.3).

9.4.2. Nuôi ấm

Làm ấm các ống nghiệm đã cấy theo 9.4.1 trong nồi cách thủy (6.4) ở 440C trong 48h ± 2h.

9.4.3. Thử nghiệm về tính sinh indol

Thêm 0,5 ml thuốc thử indol (5.5) vào các ống nghiệm có chứa nước trypon đã làm ấm. Lắc kỹ và kiểm tra sau 1 phút.

Có màu đỏ trong pha cồn cho thấy sự có mặt của indol (ống dương tính).

9.5. Giải thích

Coi các ống nghiệm nuôi cấy ban đầu như trong 9.2.1.1 đến 9.2.1.3, cho thấy sinh hơi trong 9.3.2 và tạo indol trong 9.4.3 là các ống dương tính chứng tỏ có E.Coli giả định.

Đếm số ống dương tính đối với mỗi độ pha loãng.

10. Chọn độ pha loãng

Chú thích – Huyền phù ban đầu (dung dịch pha loãng đầu tiên) và mẫu thử được coi là các dung dịch pha loãng.

10.1. Đối với mỗi mẫu cần kiểm tra, chọn ba độ pha loãng liên tiếp phù hợp với 10.2, 10.3 hoặc 10.4 để thu được chỉ số MPN.

10.2. Trong trường hợp khi chỉ có ba độ pha loãng, sử dụng cả ba độ pha loãng này để thu được chỉ số MPN.

10.3. Trong trường hợp khi có nhiều hơn ba độ pha loãng đã được sử dụng, việc chọn ba độ pha loãng như thế sẽ cho tổ hợp các xác suất khác nhau. Điều này có thể biểu thị trong các cấp hạng trong bảng A.1 của phụ lục A. Giải thích các cấp hạng này được đưa ra trong bảng A.2 của phụ lục A.

10.4. Chọn tổ hợp của ba độ pha loãng liên tiếp với cấp hạng 1 để thu được chỉ số MPN; nếu thu được, nếu hơn một tổ hợp với cấp hạng 1 thì sử dụng tổ hợp có số ống dương tính lớn nhất.

Nếu không có tổ hợp với cấp hạng 1, sử dụng một tổ hợp với cấp hạng 2; nếu thu được nhiều hơn một tổ hợp với cấp hạng 2 thì sử dụng một tổ hợp có số ống dương tính lớn nhất (thí dụ xem bảng 1).

Nếu không có tổ hợp với cấp hạng 2, sử dụng một tổ hợp với cấp hạng 3; nếu thu được nhiều hơn một tổ hợp với cấp hạng 3 thì sử dụng tổ hợp có số ống dương tính lớn nhất (xem thí dụ ở bảng 1).

Bảng 1 – Thí dụ về việc chọn các kết quả dương tính để tính giá trị MPN

Thí dụ

Số ống nghiệm dương tính thu được từ ba ống nghiệm nuôi ấm đã cấy các lượng mẫu/ống sau đây1)

MPN2)

Sản phẩm dạng lỏng

10ml

1 ml

10-1ml

10-2ml

10-3ml

Sản phẩm dạng lỏng ml-1

Sản phẩm khác g-1

Các sản phẩm khác

1g

10-1g

10-2g

10-3g

10-4g

1

2

3

4

5

 

3

3

2

3

2

3

3

2

3

2

2

3

1

0

0

1

0

1

0

1

0

 

0

0

0

1,1 x 101

2,4 x 101

7,4

2,4

2,1 x 101

1,1 x 102

2,4 x 102

7,4 x 101

2,4 x 101

2,1

1) Chữ in đậm: Tổ hợp được chọn 

2) Được tính dùng chỉ số MPN cho ba ống nghiệm (bảng A.1)

11. Xác định, tính và biểu thị kết quả

11.1. Xác định chỉ số MPN

Xác định chỉ số MPN của E.Coli giả định từ số ống dương tính (9.5) đối với mỗi độ pha loãng đã chọn (xem điều 10), sử dụng bảng A.1 (phụ lục A)

11.2. Tính số có xác suất lớn nhất (MPN)

Nhân chỉ số MPN (11.1) với tỷ lệ ngạch của độ pha loãng thấp nhất được chọn (nghĩa là có nồng độ mẫu thử cao nhất) cho ra số có xác suất lớn nhất (MPN) của E.Coli có trong 1 mililit hoặc trong 1 gam sản phẩm.

Khi độ pha loãng thấp nhất được chọn tương ứng với các ống đã cấy với môi trường nồng độ kép (cấy vào 10ml) thì trước hết chia chỉ số MPN cho 10.

Chú thích – Việc chia chỉ số MPN cho 10 chỉ cần thiết đối với sản phẩm dạng lỏng khi phân phối 10 ml mẫu thử sang ống nghiệm chứa môi trường nồng độ kép. Đối với sản phẩm dạng khác, 10 ml huyền phù ban đầu (dung dịch pha loãng đầu tiên) chứa 1g mẫu thử cần phân phối (xem 9.2.1.1).

11.3. Biểu thị kết quả

Biểu thị kết quả theo số có xác suất lớn nhất (MPN) của E.Coli giả định có trong 1 mililit (sản phẩm dạng lỏng) hoặc trong 1 gam (sản phẩm dạng khác) theo một số trong khoảng 1,0 đến 9,9 nhân với lũy thừa tương ứng của 10.

Nếu như MPN nhỏ hơn 0,3 E.Coli giả định trong 1mililit hoặc trong 1 gam sản phẩm và nếu như sử dụng quy trình này, thì kết quả được biểu thị như sau: “Không có E.Coli giả định trong 1 ml hoặc trong 1 g sản phẩm”.

12. Độ chính xác

Thực nghiệm cho thấy rằng khi sử dụng kỹ thuật MPN kết quả có thể xảy ra sai số lớn. Do đó, phải thận trọng khi sử dụng các kết quả thu được bằng phương pháp này. Các giới hạn tin cậy được đưa ra trong bảng A.1 (phụ lục A).

13. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả phải chỉ ra:

- phương pháp lấy mẫu đã thực hiện, nếu có;

- phương pháp đã sử dụng;

- các kết quả thu được, chỉ rõ phương pháp biểu thị đã dùng.

Báo cáo kết quả cũng phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong phần này của tiêu chuẩn, hoặc được xem là tùy ý, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Báo cáo kết quả cũng bao gồm các thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

XÁC ĐỊNH SỐ CÓ XÁC SUẤT LỚN NHẤT

Bảng A.1 – Chỉ số MPN và các giới hạn tin cậy

Số lượng ống dương tính

Chỉ số MPN1)

Cấp hạng 2)

Giới hạn tin cậy ở mức 95% 1) 3)

Dưới

Trên

0

0

0

0

0

0

1

1

1

1

1

1

1

1

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

 

3

3

0

0

1

1

2

3

0

0

0

1

1

2

2

3

0

0

0

1

1

1

2

2

2

3

3

0

0

0

1

1

1

1

2

2

2

2

3

3

3

3

0

1

0

1

0

0

0

1

2

0

1

0

1

0

0

1

2

0

1

2

0

1

2

0

1

0

1

2

0

1

2

3

0

1

2

3

0

1

2

3

< 0,30

0,30

0,30

0,61

0,62

0,94

0,36

0,72

1,1

0,74

1,1

1,1

1,5

1,6

0,92

1,4

2,0

1,5

2,0

2,7

2,1

2,8

3,5

2,9

3,6

2,3

3,8

6,4

4,3

7,5

12

16

9,3

15

21

29

24

46

110

> 110

 

3

2

0

3

0

1

2

0

1

3

2

3

3

1

2

0

1

2

0

1

3

0

3

0

1

1

3

1

1

3

0

1

1

2

3

1

1

1

0,00

0,01

0,01

0,12

0,12

0,35

0,02

0,12

0,4

0,13

0,4

0,4

0,5

0,5

0,15

0,4

0,5

0,4

0,5

0,9

0,5

0,9

0,9

0,9

0,9

0,5

0,9

1,6

0,9

1,7

3

3

1,8

3

3

9

4

9

20

0,94

0,95

1,00

1,70

1,70

3,50

1,70

1,70

3,5

2,00

3,5

3,5

3,8

3,8

3,50

3,5

3,8

3,8

3,8

9,4

4,0

9,4

9,4

9,4

9,4

9,4

10,4

18,1

18,1

19,9

36

38

36,0

38

40

99

99

198

400

1) Từ phụ lục tham khảo [4].

2) Xem bảng A.2

3) Các giới hạn tin cậy đưa ra trong bảng này chỉ là đưa ra một số ý kiến của ảnh hưởng sai số thống kê lên kết quả. Tuy nhiên vẫn có các nguồn gốc sai số khác đôi khi còn quan trọng hơn.

Bảng A.2 – Giải thích kết quả

Cấp hạng 1)

Định nghĩa

1

Khi số lượng vi khuẩn trong mẫu thử bằng số MPN tìm được, thì kết quả nằm trong số các khả năng cao nhất thu được. Hầu như chỉ có 5% khả năng nhận được kết quả nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất ở cấp hạng này.

2

Khi số lượng vi khuẩn trong mẫu thử bằng số MPN tìm được, thì kết quả là một trong số khả năng nhận được ít hơn cả số có khả năng xảy ra nhỏ nhất trong cấp hạng 1, nhưng tối đa chỉ có 1% khả năng thu được 1 kết quả có thể thấp hơn kết quả nhỏ nhất có thể xảy ra ở cấp hạng này.

3

Khi số lượng vi khuẩn trong mẫu thử bằng số MPN tìm được, thì kết quả là một trong số có khả năng nhận được ít hơn cả giá trị nhỏ nhất trong cấp hạng 2, nhưng tối đa chỉ có 0,1% khả năng thu được 1 kết quả có thể thấp hơn giá trị nhỏ nhất ở cấp hạng này.

0

Khi số lượng vi khuẩn trong mẫu thử bằng số MPN tìm được, thì kết quả là một trong số có khả năng nhận được ít hơn cả giá trị nhỏ nhất trong cấp hạng 3, chỉ số 0,1% khả năng thu được 1 kết quả ở cấp hạng này, nếu như không có một sai sót nào.

1) Trước khi bắt đầu thử nghiệm, cần quyết định xem cấp hạng nào sẽ được chấp nhận, nghĩa là: chỉ cấp hạng 1, 1 và 2 hoặc thậm chí 1, 2 và 3. Nếu quyết định dựa trên các kết quả có tầm quan trọng, thì chỉ chấp nhận kết quả của cấp hạng 1 hoặc tối đa kết quả của cấp hạng 1 và cấp hạng 2. Kết quả của cấp hạng 0 cần được xem xét hết sức cẩn thận.

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

THƯ MỤC

[1] TCVN 6400 : 1998 (ISO 707) Sữa và sản phẩm sữa – Hướng dẫn lấy mẫu

[2] ISO 7251 : 1983 Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung về định lượng E.Coli giả định. Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.

[3] CMSF, Vi sinh vật trong thực phẩm, trang 280, Trường đại học tổng hợp Toronto, Canada

[4] De Man, J.C.Appl. Kỹ thuật vi sinh., 17, 1983, trang 301-305.