TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
MÁY NÔNG NGHIỆP - MÁY SẤY THÓC LIÊN TỤC
Agricultural machines – Continuous - flow rice driers
Test procedures
TCVN 6628: 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng trình duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để đánh giá tính năng sấy áp dụng cho các máy sấy thóc liên tục đối lưu cưỡng bức. Tuỳ vị trí của từng nơi, phương pháp thử này có thể được cụ thể hoá dựa trên điều kiện môi trường xung quanh, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí cũng như trạng thái của thóc sau khi thu hoạch.
TCVN 5643: 1999 Gạo - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 5451: 1991 (ISO 950: 1979) Ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt).
TCVN 1776: 1995 Hạt giống lúa nước - Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6616: 2000 Máy nông nghiệp - Máy sấy thóc theo mẻ - Phương pháp thử
3.1 Hạt thóc và các thông số của hạt: theo TCVN 6616: 2000
3.2 Chất lượng của thóc sấy: Theo TCVN 6616: 2000
3.3 Các loại máy sấy: Theo TCVN 6616: 2000
3.4 Điều kiện sấy: Theo TCVN 6616: 2000
3.5 Các hoạt động sấy
3.5.1 Giai đoạn ổn định: Thời gian máy sấy hoạt động mà sau khi các thiết bị điều khiển và dòng di chuyển của thóc đã được điều chỉnh để máy sấy đạt tới trạng thái ổn định.
3.5.2 Thời gian lưu: Thời gian thóc được di chuyển từ cửa vào đến cửa ra của máy sấy
3.5.3 Giai đoạn làm nguội: Theo TCVN 6616: 2000
3.5.4 Quá trình ủ: Theo TCVN 6616: 2000
3.5.5 Giai đoạn thử máy sấy: Tổng thời gian từ lúc bắt đầu sấy tới lúc kết thúc giai đoạn ủ, bao gồm cả giai đoạn làm ổn định máy sấy.
3.5.6 Độ ẩm thóc nạp: Theo TCVN 6616: 2000
3.5.7 Độ ẩm thóc xả: Theo TCVN 6616: 2000
3.5.8 Lưu lượng thóc nạp: Theo TCVN 6616: 2000
3.5.9 Lưu lượng thóc xả: Theo TCVN 6616: 2000
3.5.10 Sấy trực tiếp: Theo TCVN 6616: 2000
3.5.11 Sấy gián tiếp: Theo TCVN 6616: 2000
3.6. Kết quả sấy: Theo TCVN 6616: 2000
4.1. Chuẩn bị nơi thử: Theo TCVN 6616: 2000
4.2. Chuẩn bị máy thử: Theo TCVN 6616: 2000
4.3. Kiểm tra đặc điểm máy sấy: Theo TCVN 6616: 2000
4.4. Chuẩn bị dụng cụ đo: Theo TCVN 6616: 2000
4.5. Lắp đặt các bộ cảm biến: Theo TCVN 6616: 2000
4.6. Chuẩn bị thóc để thử
Chỉ dùng thóc để thử có độ ẩm tự nhiên, không lẫn loại. Trộn kỹ đống thóc thử để đạt được sự đồng đều.
4.6.1 Độ ẩm của thóc nạp vào máy sấy: Theo TCVN 6616: 2000
4.6.2 Số lượng thóc để thử máy sấy: Số lượng thóc ẩm ít nhất để thử máy sấy tính theo công thức sau:
A = 1,1 [G + N1(G + Bt1)][N2]
Trong đó:
A là tổng số thóc yêu cầu để thử, kg;
N2 là số lượng các lần thử máy sấy;
G là sức chứa của máy sấy, kg;
N1 là số lượng các mức thử;
B là năng suất định mức, kg/s;
t1 là thời gian thử một lần, s.
Việc xác định N1 căn cứ vào quy định của đơn vị chế tạo. Thông thường để sấy hoàn toàn cần 3 đến 4 mức sấy.
5.1. Lấy mẫu thóc và chuẩn bị thử: Theo TCVN 6616: 2000
5.2. Tiến hành thử
5.2.1. Khởi động máy sấy: Cho thóc ẩm vào máy sấy. Lập lộ trình thóc từ cửa ra tới buồng chứa. Đặt nhiệt độ khí sấy và cơ cấu điều chỉnh tốc độ xả bằng thiết bị chuyên dùng để đạt được tốc độ giảm độ ẩm do đơn vị chế tạo quy định.
5.2.2. Giai đoạn ổn định: Bắt đầu lấy mẫu thóc tại cửa vào và cửa ra (phụ lục C). Xác định độ ẩm của các mẫu bằng phương pháp nhanh. Vẽ biểu đồ độ ẩm theo thời gian.
Cho phép khối lượng thóc được chuyển qua máy sấy, thời gian lưu được định ra bằng việc xả chất đống ở kho chứa có thể tích bằng thể tích của máy sấy. Theo dõi khi bắt đầu trạng thái ổn định của độ ẩm theo thời gian. Cho phép kéo dài thời gian để đạt được trạng thái ổn định nếu như không thể xác định chính xác lúc bắt đầu trạng thái ổn định đó, vì trạng thái ổn định là rất cần thiết cho việc thử mức sấy.
5.2.3 Thử mức sấy thứ nhất: Bắt đầu tiến hành thử mức sấy thứ nhất ngay sau khi máy ở trạng thái ổn định. Chuyển thóc ở cửa xả vào bao hoặc rơmooc để cân sau đó cho vào buồng chứa để làm nguội và ủ. Làm nguội thóc đã được sấy một phần bằng không khí môi trường hoặc khí làm nguội tới khi nhiệt độ thóc không lớn hơn nhiệt độ môi trường 20C, ủ thóc trong 4 giờ trước khi quay vòng để tiếp tục thử mức sấy thứ 2.
Trong tính toán giá trị thuần tuý của các thông số, phải giải thích được thời gian, năng lượng và các thông số khác chi phí trong lúc phải dừng máy.
Ở cuối giai đoạn thử mức sấy thứ nhất, phải chuyển thóc sang buồng chứa cho tới khi thóc trong buồng sấy hết. Máy sấy lúc này mới được chuẩn bị cho mức sấy thứ hai.
5.2.4 Thử mức sấy thứ 2, thứ 3 và thứ n: Thực hiện một quá trình tương tự như thử mức sấy thứ nhất, thử đến mức sấy thứ n (mức sấy cuối cùng) để đạt được độ ẩm của thóc trong phạm vi 13 ¸ 15%.
5.3. Đánh giá kết quả thử: Theo TCVN 6616: 2000
5.4. Tính toán các kết quả thử: Theo TCVN 6616: 2000
5.5. Đánh giá quá trình vận hành: Theo TCVN 6616: 2000
5.6. Báo cáo kết quả thử: Theo TCVN 6616: 2000
(quy định)
KIỂM TRA SƠ BỘ VỊ TRÍ THỬ VÀ NHỮNG CHUẨN BỊ NGOÀI HIỆN TRƯỜNG
Theo TCVN 6616: 2000
(quy định)
MẪU BÁO CÁO THỬ MÁY SẤY THÓC LIÊN TỤC
Theo TCVN 6616: 2000
(quy định)
C.1. Lấy mẫu thóc trước khi thử: Theo TCVN 6616: 2000
C.2. Lấy mẫu thóc trong khi thử: Theo TCVN 6616: 2000
Để xác định giá trị trung bình của thóc cửa ra, việc lấy mẫu được thực hiện ngay sau khi thiết bị bất kỳ ở cửa ra của máy ví dụ như trên gàu tải, băng tải, v.v…
C.3. Xử lý các mẫu: Theo TCVN 6616: 2000
(quy định)
PHÂN TÍCH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐỂ XÁC ĐỊNH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÁY SẤY ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÓC
Theo TCVN 6616: 2000
(quy định)
Theo TCVN 6616: 2000
(quy định)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM CỦA THÓC
Theo TCVN 6616: 2002
(quy định)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CỦA THÓC
Theo TCVN 6616: 2000
(quy định)
H.1 Ký hiệu các chữ cái ở các công thức tính: Theo TCVN 6616: 2000
H.2 Số liệu thống kê: Theo TCVN 6616: 2000
H.3 Tính năng của máy sấy
H.3.1 Năng suất thóc tại cửa ra:
m’fo = mfo/ t
H.3.2 Thời gian lưu của thóc:
H3.3 Lượng nước bay hơi: Theo TCVN 6616: 2000
H3.4 Tốc độ bay hơi: Theo TCVN 6616: 2000
H.3.5 Năng lượng tiêu thụ: Theo TCVN 6616: 2000
H.3.6 Tiêu thụ nhiệt lượng riêng: Theo TCVN 6616: 2000
H.3.7 Tiêu thụ năng lượng riêng: Theo TCVN 6616: 2000
H.4 Chất lượng thóc sấy: Theo TCVN 6616: 2000
Kí hiệu | Ý nghĩa |
Máy sấy Phân tích trong phòng thí nghiệm Nguyên liệu Làm sạch Lấy mẫu Lấy mẫu, đo/ghi Rút gọn Xác định khối lượng riêng Câu hỏi lựa chọn Bóc vỏ bằng tay Bóc vỏ bằng máy trong phòng thí nghiệm Xát bằng máy trong phòng thí nghiệm Sấy bằng máy trong phòng thí nghiệm Sấy bằng máy sấy thử (liên tục) Tủ sấy Lần sấy thứ nhất ở máy sấy đem thử Lần sấy thứ hai ở máy sấy đem thử Lần sấy thứ n ở máy sấy đem thử Giai đoạn ủ đầu tiên Giai đoạn ủ thứ hai Giai đoạn ủ thứ n Giai đoạn làm nguội đầu tiên Giai đoạn làm nguội thứ hai Giai đoạn làm nguội thứ n Cân Đếm Phân loại Thử nảy mầm Tính toán Thông số tính toán của thóc
|
Hình 4- Kí hiệu được dùng ở hình 2 và hình 3
Kí hiệu | Ý nghĩa |
C D K L M R T m n t g r q | Tỷ lệ hạt nứt Tỷ lệ hạt hỏng do nhiệt Tỷ lệ tấm Tỷ lệ gạo men mốc Độ ẩm Tỷ lệ thu hồi gạo nguyên Độ sạch Khối lượng Số lượng mẫu Thời gian Tỷ lệ nảy mầm Khối lượng riêng Nhiệt độ |
Ký hiệu dưới các chữ cái
Kí hiệu | Ý nghĩa |
a b d f h i max p h l m | Môi trường Gạo lật Đã sấy Cuối cùng Gạo nguyên Bắt đầu, cửa vào Lớn nhất Thóc Bằng tay Phòng thí nghiệm Thóc sấy bằng máy sấy thử |
Hình 5- Ký hiệu được dùng ở hình 2 và hình 3 (tiếp theo và kết thúc)