Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6908 : 2010

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – KHUNG HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI

Framework for pest risk analysis

Lời nói đầu

TCVN 6908:2010 thay thế TCVN 6908:2001;

TCVN 6908:2010 được xây dựng dựa trên ISPM 02 (2007);

TCVN 6908:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F19 Kiểm dịch thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Phân tích nguy cơ dịch hại (PTNCDH) đưa ra các lý do sử dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật (KDTV) đối với vùng PTNCDH cụ thể. PTNCDH đáng giá bằng chứng minh khoa học để xác định xem có sinh vật nào đó là dịch hại hay không. Nếu có, phép phân tích sẽ đánh giá khả năng du nhập và lan rộng của dịch hại và khả năng tác động kinh tế của chúng trong vùng xác định bằng việc sử dụng biện pháp sinh học hoặc chứng minh khoa học và kinh tế khác. Nếu nguy cơ được coi là không thể chấp nhận được, thì việc phân tích có thể tiếp tục bằng cách lựa chọn biện pháp quản lý mà có thể làm giảm nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được. Sau đó, biện pháp quản lý nguy cơ dịch hại được lựa chọn có thể sử dụng để xây dựng các quy định về KDTV.

Đối với một số sinh vật, đã được biết trước chúng là dịch hại, nhưng đối với một số khác, thì câu hỏi đặt ra là chúng có phải là dịch hại đầu tiên không[1].

Nguy cơ dịch hại mà do sinh vật du nhập theo đường lan truyền cụ thể, ví dụ như hàng hóa, cũng cần xem xét PTNCDH. Bản thân hàng hóa không thể tạo ra nguy cơ dịch hại nhưng có thể là nơi ẩn náu của dịch hại. Danh mục những sinh vật này được liệt kê trong giai đoạn đầu tiên. Các sinh vật cụ thể có thể được phân tích riêng rẽ hoặc phân tích theo nhóm khi mà các loài riêng rẽ này có một phần đặc điểm sinh học chung.

Hiếm có trường hợp, bản thân hàng hóa có thể tạo ra nguy cơ dịch hại. Khi cố tình du nhập và thiết lập môi trường sống đã được dự tính trong vùng mới, thì các sinh vật được nhập khẩu như hàng hóa (ví dụ thực vật dùng để gieo trồng, tác nhân. Phòng trừ sinh học, các sinh vật có ích khác và các sinh vật sống biến đổi gen (LMO)) có thể tạo nguy cơ lan rộng một cách ngẫu nhiên đến môi trường sống chưa được tính trước, làm tổn thương đến thực vật hoặc sản phẩm thực vật. Những mối nguy như vậy cũng có thể được phân tích bằng quá trình PTNCDH.

Quá trình PTNCDH được áp dụng cho các loài dịch hại trên các thực vật đã được canh tác, hệ thực vật hoang dại, phù hợp với phạm vi của IPPC. Quá trình này không bao gồm việc phân tích các nguy cơ ngoài phạm vi của Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC).

Các điều khoản của các công ước quốc tế khác có thể dùng để đánh giá nguy cơ (ví dụ: Công ước về đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về sinh học).

Cấu trúc của PTNCDH

Quá trình PTNCDH gồm có ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Khởi đầu;

- Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại;

- Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại;

Thu thập thông tin, chứng minh bằng tài liệu và thông tin về nguy cơ được tiến hành thông qua quá trình PTNCDH. Việc PTNCDH không nhất thiết là một quá trình tuyến tính, bởi vì trong toàn bộ quá trình phân tích nó có thể cần phải tiến hành lại ở các giai đoạn khác nhau.

Sửa đổi tiêu chuẩn này

Trong tiêu chuẩn này chú trọng sửa đổi các vấn đề sau:

- sắp xếp nội dung theo bản năm 1997 của IPPC;

- sắp xếp nội dung với sự phát triển thêm về khái niệm của phạm vi PTNCDH và quy trình nêu trong ISPM No. 3, TCVN 7668:2007 và ISPM No. 21;

- bao gồm cả dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại thuộc diện KDTV (RNQP) trong mô tả quá trình PTNCDH;

- bao gồm cả các sinh vật trước đó chưa được biết đến là dịch hại trong mô tả quá trình PTNCDH;

- bao gồm cả các khía cạnh chung cho tất cả các giai đoạn PTNCDH trong mô tả PTNCDH.

Vì vậy, tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn chi tiết về giai đoạn 1 của PTNCDH và các vấn đề chung đối với tất cả giai đoạn PTNCDH và đề cập đến các tiêu chuẩn khác (được nêu trong Bảng 1) thích hợp để phân tích thông qua PTNCDH giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Tiêu chuẩn này đưa ra khái niệm và không hướng dẫn chi tiết thao tác hoặc phương pháp luận dùng cho người đánh giá. Khái quát về toàn bộ quá trình PTNCDH nêu trong Phụ lục A.

Các điều khoản của IPPC liên quan đến phân tích nguy cơ dịch hại.

Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC, 1997, Điều VII.2a) yêu cầu “Các nước thành viên không được …………dùng bất kỳ biện pháp nào quy định trong khoản 1 của điều này (nghĩa là biện pháp KDTV) trừ khi những biện pháp này là cần thiết được thực hiện bởi cơ quan KDTV, và những biện pháp đó đã được chứng minh kỹ thuật”.

Điều VI.1b yêu cầu các biện pháp KDTV là “cần có giới hạn đối với những gì là cần thiết để bảo vệ sức khỏe thực vật và/ hoặc để bảo vệ môi trường sử dụng dự kiến, và có thể đã được chứng minh kỹ thuật bởi các nước thành viên có liên quan”.

đã được chứng minh kỹ thuật” được định nghĩa trong Điều II.1 là “đã được chứng minh trên cơ sở sử dụng phân tích nguy cơ dịch hại thích hợp hoặc kiểm tra so sánh, đánh giá thông tin khoa học sẵn có khác, khi có thể, để có được kết luận”.

Điều IV.2f nêu trách nhiệm của Tổ chức bảo vệ thực vật quốc gia (NPPO) bao gồm: “quản lý phân tích nguy cơ dịch hại”. Việc ban hành các quy định là trách nhiệm của các nước thành viên với IPPC (Điều IV.3c), mặc dù các nước thành viên có thể giao phó trách nhiệm này cho NPPO.

Trong khi thực hiện PTNCDH, phải tính đến các nghĩa vụ trong khuôn khổ của IPPC. Các nghĩa vụ liên quan cụ thể đến quá trình PTNCDH gồm:

- hợp tác trong việc cung cấp thông tin;

- tác động tối thiểu;

- không phân biệt đối xử;

- hài hòa;

- minh bạch;

- không trì hoãn.

 

KIỂM DỊCH THỰC VẬT – KHUNG HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI

Framework for pest risk analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này mô tả khung hướng dẫn PTNCDH trong phạm vi của IPPC. Qui trình này gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, đánh giá nguy cơ dịch hại và quản lý nguy cơ dịch hại. Tiêu chuẩn này tập trung chính ở giai đoạn khởi đầu, đề cập các vấn đề chung: thu thập thông tin, chứng minh bằng tài liệu, thông tin về nguy cơ không chắc chắn và tính thống nhất.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3937, Kiểm dịch thực vật – Thuật ngữ và định nghĩa (Phần bổ sung số 2. Hướng dẫn để hiểu nguy cơ gây hại nghiêm trọng về kinh tế và những thuật ngữ liên quan đến việc xem xét về môi trường).

TCVN 6907:2010, Kiểm dịch thực vật – Nguyên tắc kiểm dịch thực vật đối với bảo vệ thực vật và áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật trong thương mại quốc tế.

TCVN 7668:2007, Kiểm dịch thực vật – Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen.

ISPM No. 3 (2005) Guidelines for the export, shipment, import and release of biological control agents and other beneficial organisms (Hướng dẫn đối với xuất khẩu, vận chuyển, nhập khẩu, phóng thích các tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích khác), 2005.

ISPM No. 14 (2002), The use of integrated measures in a systems approach for pest risk management (Sử dụng các biện pháp tổng hợp trong tiếp cận hệ thống để quản lý nguy cơ dịch hại) FAO, Rome.

ISPM No. 21 (2004), Pest risk analysis for regulated non-quarantine pests (phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại không thuộc diện điều chỉnh), FAO, Rome.

Agreement on the application Sanitary and Phytosanitary Measures [Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật thực vật], 1994 của Tổ chức Thương mại thế giới, Geneva.

International Plant Protection Convention (Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật), 1997. FAO, Rome.

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 3937.

4. Yêu cầu chung

Quá trình PTNCDH là một công cụ kỹ thuật dùng để xác định các biện pháp Kiểm dịch thực vật (KDTV) thích hợp. Quá trình PTNCDH có thể được sử dụng cho các sinh vật trước đây chưa được công nhận là dịch hại (ví dụ thực vật, tác nhân phòng trừ sinh học hoặc các sinh vật có ích khác, các sinh vật biến đổi gen còn sống), các dịch hại đã được công nhận, đường lan truyền và rà soát lại chính sách KDTV. Quá trình này gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi đầu, Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại và Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại.

Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn chi tiết về giai đoạn 1 của quá trình PTNCDH, tóm tắt giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của quá trình PTNCDH và xem xét chung toàn bộ quá trình PTNCDH. Đối với giai đoạn 2 và giai đoạn 3, tham khảo thêm ISPM No. 3, TCVN 7668:2007 và ISPM No. 21 liên quan đến quá trình PTNCDH.

Trong giai đoạn 1 khởi đầu của quá trình PTNCDH, việc xác định sinh vật hoặc đường lan truyền có thể được xem xét trong đánh giá nguy cơ dịch hại hoặc là một phần của việc rà soát lại các biện pháp KDTV hiện hành, liên quan đến việc xác định vùng PTNCDH. Bước thứ nhất là xác định hoặc khẳng định có hay không có sinh vật được coi là dịch hại. Nếu xác định không có dịch hại, thì không cần phân tích tiếp. Các dịch hại đã được xác định trong giai đoạn 1 thì việc phân tích tiếp tục đối với giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn khác. Thu thập thông tin, chứng minh bằng tài liệu, thông tin về nguy cơ cũng như sự không chắc chắn và tính thống nhất là những vấn đề chung liên quan đến tất cả các giai đoạn PTNCDH.

5. Yêu cầu cụ thể

5.1. Giai đoạn 1: Khởi đầu

Khởi đầu quá trình PTNCDH là việc xác định sinh vật và đường lan truyền có liên quan đến vùng PTNCDH đã được xác định.

Một quá trình PTNCDH có thể xảy ra các tình huống dưới đây (điểm khởi đầu, 5.1.1):

- yêu cầu thực hiện để xem xét đường lan truyền có thể cần đến biện pháp KDTV;

- dịch hại được xác định là cần phải có biện pháp KDTV;

- đưa ra quyết định rà soát hoặc sửa đổi biện pháp KDTV hoặc chính sách KDTV;

- yêu cầu xác định sinh vật có phải là dịch hại hay không.

Giai đoạn khởi đầu gồm bốn bước:

- xác định sinh vật có phải là dịch hại hay không (5.1.2);

- xác định vùng PTNCDH (5.1.3);

- đánh giá PTNCDH trước đây (5.1.4);

- kết luận (5.1.5).

Khi quá trình PTNCDH được thực hiện do yêu cầu xem xét đường lan truyền, thì các bước trên được tiến hành trước theo danh mục các sinh vật có thể thuộc diện điều chỉnh vì chúng có nhiều khả năng liên quan đến đường lan truyền.

Ở giai đoạn này, thông tin là cần thiết để xác định các sinh vật và khả năng gây hại kinh tế của chúng, bao gồm cả tác động môi trường[2]. Thông tin hữu ích khác về sinh vật có thể gồm sự phân bố về địa lý, ký chủ, môi trường sống và liên quan đến cả hàng hóa (hoặc đối với RNQP, thì liên quan đến thực vật dùng để gieo trồng). Đối với đường lan truyền, thì cần có thông tin về hàng hóa, bao gồm cả phương thức vận chuyển và mục đích sử dụng cuối cùng.

5.1.1. Điểm khởi đầu

5.1.1.1. Xác định đường lan truyền

Yêu cầu đối với một PTNCDH mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ một đường lan truyền cụ thể có thể phát sinh từ các tình huống như sau:

- nhập khẩu những loại hàng hóa trước đây chưa từng được nhập khẩu hoặc hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ mới;

- các loài thực vật được nhập khẩu dùng để nghiên cứu chọn giống và/ hoặc nghiên cứu khoa học hoặc một giống cây chưa được biết đến có thể là ký chủ của dịch hại;

- đường lan truyền khác được xác định không phải là hàng hóa nhập khẩu (lan rộng tự nhiên, vật liệu bao gói, bưu phẩm, rác, hành lý….);

- sự thay đổi về tính mẫn cảm của thực vật đối với dịch hại đã xác định;

- sự thay đổi về độc tính/ tính tấn công hoặc phổ ký chủ của dịch hại.

Đây là những tình huống mà bản thân hàng hóa không phải là dịch hại. Khi hàng hóa có thể là dịch hại thì cũng cần được xem xét theo 5.1.1.4.

Phải liệt kê toàn bộ sinh vật có lan đường lan truyền, kể cả sinh vật mà chưa được xác định rõ có phải là dịch hại hay không. Khi tiến hành PTNCDH trên hàng hóa hiện đang giao dịch thương mại, thì hồ sơ về việc ngăn chặn dịch hại hiện hành phải được sử dụng làm cơ sở cho việc liệt kê các dịch hại có liên quan.

5.1.1.2. Xác định dịch hại

Yêu cầu đối với một PTNCDH mới hoặc sửa đổi có thể phát sinh từ các tình huống như sau:

- phát hiện một loài dịch hại mới đã bị nhiễm dịch hoặc bột phát;

- dịch hại mới được xác định bởi kết quả nghiên cứu khoa học;

- dịch hại được báo cáo là nguy hiểm hơn so với trước đây;

- sinh vật được xác định là vectơ cho dịch hại khác đã được công nhận;

- có sự thay đổi về tình trạng hoặc tỷ lệ dịch hại trong vùng PTNCDH;

- dịch hại mới trên hàng hóa nhập khẩu đã được ngăn chặn;

- dịch hại trên hàng hoá nhập khẩu đã được ngăn chặn nhiều lần khi nhập khẩu;

- dịch hại đề xuất được nhập khẩu dùng cho nghiên cứu hoặc cho mục đích khác;

Trong những tình huống này, trên thực tế, sinh vật được biết đến là dịch hại có thể được ghi lại để chuẩn bị cho PTNCDH Giai đoạn 2.

5.1.1.3. Rà soát lại các chính sách KDTV

Yêu cầu đối với một PTNCDH mới hoặc sửa đổi có thể phát sinh từ các tình huống như sau:

- quốc gia thực hiện rà soát lại các quy định KDTV, các yêu cầu hoặc các hoạt động về KDTV;

- chương trình kiểm soát chính thức (ví dụ, chương trình chứng nhận bao gồm cả KDTV) của NPPO quy định được xây dựng để tránh những tác động về kinh tế không thể chấp nhận được đối với thực vật dùng để gieo trồng;

- thực hiện đánh giá đề xuất điều chỉnh của một nước khác hoặc của một tổ chức quốc tế;

- hệ thống, quy trình hoặc thủ tục mới được đưa vào hoặc thông tin mới sẵn có, có thể ảnh hưởng đến quyết định trước đó (ví dụ kết quả theo dõi, cách xử lý mới hoặc hủy bỏ cách xử lý; phương pháp chẩn đoán mới);

- phát sinh tranh chấp quốc tế về các biện pháp KDTV;

- tình trạng KDTV trong nước thay đổi hoặc sự thay đổi địa giới chính trị;

Trong những tình huống này, thì dịch hại đã được xác định và thực tế này phải được ghi lại để chuẩn bị cho PTNCDH Giai đoạn 2.

Đối với giao dịch Thương mại hiện hành thì không được áp dụng các biện pháp mới cho đến khi có PTNCDH sửa đổi hoặc PTNCDH mới, trừ những tình huống KDTV mới hoặc không mong muốn mà được xác nhận là có thể cần đến biện pháp khẩn cấp.

5.1.1.4. Xác định sinh vật trước đây chưa được biết đến là dịch hại

Sinh vật có thể được xem xét PTNCDH trong các tình huống như sau:

- đề xuất nhập khẩu các loài thực vật hay các loại cây trồng mới, mục đích vì môi trường hay tương tự;

- đề xuất nhập khẩu hay phóng thích tác nhân phòng trừ sinh học hoặc sinh vật có ích khác;

- sinh vật được tìm thấy nhưng chưa được đặt tên hay mô tả đầy đủ, hoặc là khó để xác định;

- đề xuất nhập khẩu sinh vật dùng để nghiên cứu, phân tích hoặc mục đích khác;

- đề xuất nhập khẩu hoặc phóng thích LMO.

Nếu sinh vật là dịch hại thì cần xác định trong các tình huống này và vì vậy cần PTNCDH Giai đoạn 2. Hướng dẫn thêm về vấn đề này, xem 5.1.2.

5.1.2. Xác định sinh vật là dịch hại

Chọn lọc sơ bộ hay sàng lọc đôi khi được áp dụng trong suốt giai đoạn đầu để xác định có hay không sinh vật là dịch hại.

Việc xác định sinh vật cần được quy định vì mọi thông tin sinh học và thông tin khác được sử dụng phải liên quan đến sinh vật nghi ngờ. Nếu sinh vật chưa được đặt tên hay mô tả đầy đủ, sau đó được xác định là dịch hại, phù hợp với đặc điểm gây hại lên thực vật hoặc sản phẩm thực vật (ví dụ, triệu chứng, giảm tốc độ tăng trưởng, hao hụt sản lượng hay bất kỳ thiệt hại nào khác) và có thể lan truyền hay phân tán thì ít nhất cho thấy là chúng có thể xác định được.

Mức phân loại đối với sinh vật được xem xét trong PTNCDH thông thường đến loài. Việc sử dụng mức phân loại cao hơn hay thấp hơn phải có lý do khoa học. Trong trường hợp phân tích mức dưới loài, thì nêu lý do về sự khác biệt này bao gồm cả bằng chứng về sự thay đổi đáng kể các yếu tố như: độc tính, sự kháng thuốc bảo vệ thực vật, khả năng thích nghi với môi trường, phổ ký chủ hoặc vai trò như là một vectơ.

Nếu phát hiện trước được các sinh vật có dấu hiệu như vậy, thì đề xuất sinh vật này có thể là dịch hại. Kiểm tra thông tin về sinh vật phải dựa vào những dấu hiệu này, nếu không tìm thấy các dấu hiệu này, thì có thể kết luận rằng sinh vật không phải là dịch hại và việc phân tích có thể kết thúc bằng cách ghi lại căn cứ của quyết định đó.

Ví dụ về các dấu hiệu cần xem xét:

- việc thiết lập thành công vùng mới trước đây;

- đặc điểm gây bệnh cây;

- đặc điểm ăn thực vật;

- sự có mặt của dịch hại được phát hiện qua việc quan sát triệu chứng của thực vật, sinh vật có ích, vv….. trước khi thiết lập mọi nguyên nhân rõ ràng.

- có quan hệ họ hàng (họ hoặc chủng), thường với các dịch hại đã biết;

- khả năng hoạt động như một vectơ đối với dịch hại đã biết;

- ảnh hưởng bất lợi đến sinh vật có ích cho cây trồng (ví dụ các sinh vật thụ phấn hay kẻ thù tự nhiên của dịch hại thực vật).

Các trường hợp cụ thể dùng cho phân tích bao gồm các loài thực vật, các tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích khác, các sinh vật chưa được đặt tên hoặc mô tả đầy đủ hoặc khó để xác định, các sinh vật nhập khẩu có chủ định là LMO.

Dịch hại tiềm tàng của thực vật sống biến đổi gen, phải được xác định trong 5.1.2.4.

5.1.2.1. Thực vật và dịch hại

Thực vật lan rộng giữa các nước và các châu lục với nhau trong hàng thiên niên kỷ, các loài thực vật mới hoặc giống thực vật dùng để gieo trồng, vì mục đích môi trường hay tương tự được nhập khẩu một cách liên tục. Một số loài thực vật hoặc giống cây trồng di chuyển đến các vùng ngoài phạm vi tự nhiên của chúng thì có thể thoát ra khỏi nơi đầu tiên mà chúng được phóng thích và sẽ xâm chiếm môi trường sống mà chưa biết trước, như: đất canh tác, môi trường sống tự nhiên hoặc bán tự nhiên để trở thành dịch hại.

Thực vật là dịch hại cũng có thể du nhập một cách ngẫu nhiên vào một quốc gia, ví dụ dịch hại là hạt giống để gieo trồng, hạt ngũ cốc dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật, sợi len, đất, máy móc, thiết bị, xe cộ, côngtenơ hay nước dằn tàu.

Thực vật là dịch hại có thể ảnh hưởng đến các thực vật khác do cạnh tranh nước, ánh sáng, chất khoáng, vv….. hoặc qua việc ký sinh trực tiếp và do đó tiêu diệt hoặc loại trừ thực vật khác. Các loại thực vật nhập khẩu cũng có thể bị ảnh hưởng do sự lai giống, quần thể thực vật đã được canh tác hoặc hệ thực vật hoang dại và có thể trở thành dịch hại vì lý do này. Thông tin thêm được nêu trong nội dung phần bổ sung về nguy cơ môi trường của TCVN 7668:2007.

Dấu hiệu đầu tiên mà một loài thực vật có thể trở thành dịch hại trong vùng PTNCDH là trong các báo cáo các loài thực vật đã được ghi nhận như là một dịch hại ở những nơi khác. Một số thuộc tính nội tại mà có thể cho thấy một loài thực vật có thể là một loài gây hại bao gồm:

- khả năng thích ứng rộng các điều kiện sinh thái;

- khả năng cạnh tranh nơi sống mạnh mẽ;

- sinh sản với tốc độ cao;

- khả năng xây dựng ngân hàng hạt giống bền vững;

- tính di động cao của vật liệu làm giống;

- khả năng lây nhiễm chéo;

- khả năng ký sinh;

- khả năng lai ghép.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng các loài thực vật mà không có các thuộc tính này vẫn có thể trở thành dịch hại, thường sau một thời gian dài quan sát việc du nhập một loài thực vật mới và bằng chứng cho thấy dịch hại là thực vật.

5.1.2.2. Tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích khác

Các tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích khác là nhằm làm lợi cho thực vật. Vì vậy khi thực hiện PTNCDH, mối quan tâm chính là tìm khả năng gây hại đến sinh vật không phải đích[3]. Các vấn đề quan tâm khác có thể gồm:

- sự lẫn dịch hại của các chủng sinh vật có ích với các loài khác, các chủng này hoạt động như đường lan truyền cho dịch hại;

- độ tin cậy của các dụng cụ chứa đựng khi được yêu cầu.

5.1.2.3. Sinh vật chưa được mô tả đầy đủ hoặc khó xác định

Sinh vật chưa được đặt tên hoặc mô tả đầy đủ hoặc rất khó xác định (ví dụ mẫu bị hư hỏng hoặc các giai đoạn sống không xác định được) có thể được phát hiện trong chuyến hàng nhập khẩu hoặc quá trình giám sát, trong trường hợp đó có thể cần một quyết định về việc có hay không thực hiện hành động KDTV đã được chứng minh và đưa ra những kiến nghị đề xuất cho các biện pháp KDTV. Điều này phải dựa trên PTNCDH bằng việc sử dụng thông tin sẵn có, ngay cả khi rất hạn chế. Trong các trường hợp như vậy, các mẫu nên được thu thập lưu giữ lại theo cách mà có thể sử dụng được việc kiểm tra thêm về sau.

5.1.2.4. Sinh vật sống biến đổi gen (LMO)

LMO là các sinh vật chứa tổ hợp vật chất di truyền mới, thu được qua việc sử dụng công nghệ sinh học hiện đại và được thiết kế để thể hiện một hay nhiều đặc tính mới hoặc sự biến đổi mới. Các chủng của LMO có thể thực hiện PTNCDH bao gồm:

- thực vật sử dụng trong nông nghiệp, làm vườn hoặc lâm nghiệp, chế phẩm cải tạo môi trường đất, dùng cho mục đích công nghiệp hoặc làm tác nhân trị liệu (ví dụ: các thực vật LMO có thể làm tăng vitamin);

- tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích khác bị biến đổi để hoàn chỉnh tính năng của chúng;

- dịch hại bị biến đổi gen để làm thay đổi các đặc tính gây bệnh của chúng.

Việc biến đổi gen có thể dẫn đến kết quả là một sinh vật học có đặc điểm mới có thể gây ra nguy cơ dịch hại nằm ngoài phạm vi bị lây nhiễm bởi sinh vật cho và sinh vật nhận không bị biến đổi gen, hoặc những sinh vật tương tự khác. Các nguy cơ có thể bao gồm:

- tiềm năng thiết lập và lan rộng được tăng cường;

- do các chuỗi gen sinh vật được đưa vào mà có thể hoạt động một cách độc lập gây ra hậu quả không mong muốn sau đó;

- tiềm năng hoạt động như một vectơ làm cho chuỗi gen xâm nhập vào các họ thực vật đã được thuần hóa hoặc thực vật hoang dại, dẫn đến tăng nguy cơ dịch hại của sinh vật có liên quan;

- tiềm năng hoạt động như một vectơ làm cho chuỗi di truyền gây hại xâm nhập vào họ hàng của các loài đó, khi trong trường hợp là loài thực vật bị biến đổi gen;

PTNCDH thường liên quan đến đặc điểm kiểu hình chứ không phải đặc điểm kiểu gen. Tuy nhiên đặc điểm kiểu gen cũng cần phải được xem xét khi đánh giá nguy cơ dịch hại của LMO.

Các dấu hiệu dự đoán LMO cụ thể hơn bao gồm các thuộc tính nội tại như:

- kiểu hình tương tự hoặc các mối quan hệ di truyền đối với các loài dịch hại đã biết đến;

- có những thay đổi về đặc điểm thích nghi mà có thể làm tăng tiềm năng du nhập hoặc lan rộng;

- sự không ổn định về kiểu hình và kiểu gen.

Đối với LMO, xác định yêu cầu thông tin liên quan đến tình trạng phân loại các sinh vật cho và sinh vật nhận, mô tả các vectơ, bản chất của sự biến đổi gen, chuỗi di truyền và vị trí chèn của nó trong hệ gen nhận.

Thông tin thêm về nguy cơ tiềm tàng của LMO được nêu trong Phụ lục 3 của TCVN 7668:2007 PTNCDH có thể được tiến hành để xác định LMO có phải là một dịch hại hay không, và sau đó đánh giá nguy cơ dịch hại.

5.1.2.5. Nhập khẩu các sinh vật dùng cho mục đích riêng biệt

Khi yêu cầu thực hiện nhập khẩu sinh vật mà có thể là dịch hại để sử dụng trong nghiên cứu khoa học, giáo dục, công nghiệp hoặc các mục đích khác, thì việc nhận dạng các sinh vật phải được xác định rõ ràng. Thông tin về sinh vật hoặc các sinh vật có liên quan chặt chẽ có thể được đánh giá để xác định các dấu hiệu mà có thể là một loài dịch hại. Đối với các sinh vật được xác định là dịch hại, thì có thể tiến hành đánh giá nguy cơ dịch hại.

5.1.3. Xác định vùng PTNCDH

Vùng mà PTNCDH để cập phải được xác định rõ ràng. Vùng có thể là một phần hoặc toàn bộ quốc gia hoặc một vài quốc gia. Trong khi thông tin có thể được thu thập từ khu vực địa lý rộng hơn, thì việc phân tích về sự thiết lập, lan rộng và tác động kinh tế của dịch hại chỉ liên quan đến vùng PTNCDH xác định.

Trong PTNCDH giai đoạn 2, vùng có nguy cơ sẽ được xác định. Tuy nhiên, trong PTNCDH giai đoạn 3, vùng được quản lý có thể sẽ được chỉ rõ hơn vùng có nguy cơ nếu đã được chứng minh kỹ thuật và không trái với nguyên tắc không phân biệt đối xử.

5.1.4. Phân tích nguy cơ dịch hại trước đây

Trước khi thực hiện một PTNCDH mới, phải thực hiện việc kiểm tra để xác định xem các sinh vật, dịch hại hoặc đường lan truyền đã từng phải PTNCDH trước hay chưa. Tính hiệu lực của bất kỳ phép phân tích hiện có nào cũng cần phải được kiểm tra xác nhận vì các tình huống và thông tin có thể đã thay đổi. Sự liên quan của nó với vùng PTNCDH phải được khẳng định.

Khả năng sử dụng PTNCDH của sinh vật, dịch hại hoặc đường lan truyền tương tự cũng có thể được nghiên cứu kỹ, đặc biệt là khi thông tin về sinh vật cụ thể không có hoặc chưa đầy đủ. Thông tin gắn liền với các mục đích khác, như đánh giá tác động môi trường của cùng một loại sinh vật hay có họ hàng thân thiết với sinh vật, có thể có ích nhưng không thể thay thế PTNCDH.

5.1.5. Kết luận giai đoạn khởi đầu

Kết thúc PTNCDH giai đoạn 1, dịch hại và đường lan truyền có liên quan sẽ được nhận biết và vùng PTNCDH được xác định. Thông tin có liên quan sẽ được thu thập và dịch hại sẽ được xác định như là yếu tố để đánh giá thêm, hoặc là riêng rẽ hoặc là cùng với đường lan truyền.

Sinh vật được xác định không phải là dịch hại và đường lan truyền không mang dịch hại thì không cần thiết đánh giá thêm. Quyết định và lý do phải được ghi lại và được truyền đạt một cách thích hợp.

Trong trường hợp sinh vật được xác định là dịch hại, thì quá trình PTNCDH có thể tiếp tục đối với Giai đoạn 2. Trong trường hợp danh mục các loài dịch hại được xác định theo đường lan truyền, thì dịch hại có thể được đánh giá theo nhóm, nếu có đặc điểm sinh học hoặc tương đồng, hoặc đánh giá riêng rẽ.

Trong trường hợp PTNCDH nhằm xác định dịch hại nào cần được quản lý như là dịch hại KDTV, thì có thể tiến hành ngay quá trình phân cấp dịch hại của đánh giá nguy cơ dịch hại (PTNCDH Giai đoạn 2) theo TCVN 7668:2007. Đó là các tiêu chuẩn liên quan đến các sinh vật có mặt để thỏa mãn các tiêu chí sau đây:

- dịch hại không có mặt trong vùng PTNCDH hoặc nếu có, thì phân bố hạn chế và có thể kiểm soát chính thức hoặc đang được xem xét để kiểm soát chính thức;

- dịch hại có khả năng gây hại đến thực vật và sản phẩm thực vật trong vùng PTNCDH;

- dịch hại có khả năng thiết lập và lan rộng trong vùng PTNCDH.

Trong trường hợp PTNCDH để xác định dịch hại nào cần được quản lý như RNQP, thì có thể tiến hành ngay bước phân cấp dịch hại của đánh giá nguy cơ dịch hại (PTNCDH Giai đoạn 2) theo TCVN 7668:2007. Đó là các tiêu chuẩn liên quan đến các sinh vật có mặt để thỏa mãn các tiêu chí sau đây:

- dịch hại có mặt trong vùng PTNCDH và có thể kiểm soát chính thức hoặc đang được xem xét để kiểm soát chính thức;

- thực vật dùng để gieo trồng là đường lan truyền cho dịch hại trong vùng PTNCDH;

- dịch hại có khả năng làm ảnh hưởng đến mục đích sử dụng thực vật dùng để gieo trồng với tác động kinh tế không thể chấp nhận trong vùng PTNCDH.

6. Tóm tắt PTNCDH giai đoạn 2 và giai đoạn 3

6.1. Các tiêu chuẩn liên quan

Quá trình PTNCDH đối với các cấp dịch hại khác nhau được mô tả trong các tiêu chuẩn riêng, như đã thống kê trong Bảng 1. Khi hoàn cảnh thay đổi và kỹ thuật phát triển, thì có thể xây dựng các tiêu chuẩn mới và sửa đổi những tiêu chuẩn khác.

Bảng 1 – Các tiêu chuẩn liên quan đến tiêu chuẩn này

TCVN 7668:2007

Kiểm dịch thực vật – phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại kiểm dịch thực vật, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường sinh vật sống biến đổi gen

Hướng dẫn cụ thể về PTNCDH đối với dịch hại KDTV, bao gồm:

- Giai đoạn 1: Khởi đầu3
- Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại bao gồm các đánh giá nguy cơ về môi trường và LMO.

- Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại

ISPM No. 21 (2004)

Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV (Pest risk analysis for regulated non-quarantine pests)

Hướng dẫn cụ thể về PTNCDH đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV bao gồm:

- Giai đoạn 1: Khởi đầu[4]

- Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại đặc biệt là thực vật dùng để gieo trồng là nguồn nhiễm dịch chính và các tác động kinh tế khi dự định sử dụng chúng.

- Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại

ISPM No. 3 (2005)

Hướng dẫn về việc xuất khẩu, vận chuyển, nhập khẩu và phóng thích các tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích khác (Guidelines for the export, shipment, import and release ofbiological control agents and otherbeneficial organisms)

Hướng dẫn cụ thể về quản lý nguy cơ dịch hại đối với các tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích[5]

6.2. Tóm tắt PTNCDH giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại

Giai đoạn 2 bao gồm các bước:

- Phân cấp dịch hại: xác định xem dịch hại có phải là dịch hại KDTV hoặc RNQP tương ứng hay không;

- đánh giá sự du nhập và lan rộng của dịch hại:

+ sinh vật được cho là dịch hại KDTV: xác định vùng có nguy cơ và đánh giá khả năng du nhập và lan rộng;

+ thực vật được cho là RNQP: đánh giá xem thực vật dùng để gieo trồng đang hoặc sẽ là nguồn nhiễm dịch hại chính so với nguồn khác của vùng nhiễm dịch hại;

- đánh giá tác động kinh tế:

+ sinh vật được cho là dịch hại KDTV: đánh giá tác động kinh tế bao gồm cả tác động môi trường;

+ thực vật được cho là RNQP: đánh giá khả năng tác động kinh tế liên quan đến việc sử dụng thực vật dùng để gieo trồng trong vùng PTNCDH (bao gồm phân tích ngưỡng nhiễm dịch và mức dung sai).

- kết luận, tổng kết nguy cơ dịch hại tổng thể là trên cơ sở các kết quả đánh giá về sự du nhập, lan rộng và khả năng tác động kinh tế đối với dịch hại KDTV, hoặc tác động kinh tế không thể chấp nhận được đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV.

Sử dụng các kết quả từ đánh giá nguy cơ dịch hại để quyết định nếu yêu cầu giai đoạn quản lý nguy cơ dịch hại (Giai đoạn 3).

6.3. Tóm tắt PTNCDH Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại

Giai đoạn 3 bao gồm việc xác định các biện pháp KDTV (đơn lẻ hoặc kết hợp) làm giảm nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được.

Biện pháp KDTV chưa có tính hợp pháp nếu nguy cơ dịch hại được coi là có thể chấp nhận hoặc nếu chúng không khả thi (ví dụ trường hợp lan rộng tự nhiên). Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy thì các nước thành viên có thể quyết định duy trì mức theo dõi ở mức thấp hoặc kiểm soát về nguy cơ dịch hại để đảm bảo rằng những thay đổi về nguy cơ trong tương lai được xác định.

Kết luận trong giai đoạn quản lý nguy cơ dịch hại là sẽ áp dụng hoặc không áp dụng đầy đủ biện pháp KDTV thích hợp để làm giảm nguy cơ dịch hại đến mức có thể chấp nhận được là sẵn có, hiệu quả kinh tế và khả thi.

Ngoài các tiêu chuẩn về PTNCDH (Bảng 1), các tiêu chuẩn khác cung cấp kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể để lựa chọn quản lý nguy cơ dịch hại.

7. Các vấn đề chung liên quan đến tất cả các giai đoạn PTNCDH

7.1. Không chắc chắn

Không chắc chắn là một phần của nguy cơ và vì vậy công nhận và chứng minh bằng tài liệu khi thực hiện PTNCDH là điều quan trọng. Nguyên nhân của sự không chắc chắn đối với một PTNCDH cụ thể có thể gồm: dữ liệu bị mất, chưa đầy đủ, không phù hợp hoặc mâu thuẫn; sự thay đổi tự nhiên của hệ sinh học; việc phân tích và lấy mẫu ngẫu nhiên. Dấu hiệu của các nguyên nhân không chắc chắn, nguồn gốc và không có triệu chứng mang bệnh của dịch hại có thể gây ra những thách thức cụ thể.

Tính chất và mức độ của sự không chắc chắn trong phân tích phải sử dụng phương án của các chuyên gia, được chứng minh bằng tài liệu và được truyền đạt lại. Nếu bổ sung hoặc tăng cường các biện pháp KDTV được khuyến cáo để bù cho sự không chắc chắn, thì phải được ghi lại. Tài liệu hóa về sự không chắc chắn góp phần làm minh bạch và cũng có thể được sử dụng để xác định các nhu cầu nghiên cứu hay ưu tiên.

Vì không chắc chắn là một phần vốn có của PTNCDH, nên theo dõi tình trạng KDTV do việc quy định dựa trên bất kỳ một PTNCDH nào và đánh giá lại các quy định trước đó là điều thích hợp.

7.2. Thu nhập thông tin

Để đi đến những kết luận và khuyến cáo, trong suốt quá trình, thông tin phải được thu nhập và phân tích theo yêu cầu. Các ấn phẩm khoa học cũng như thông tin kỹ thuật, ví dụ như dữ liệu từ việc điều tra và biện pháp ngăn chặn có thể có liên quan. Theo quá trình phân tích, sự khác biệt thông tin có thể được nhận biết đòi hỏi thêm các yêu cầu hoặc nghiên cứu. Khi thông tin chưa đầy đủ hoặc chưa kết luận được, thì phương án của chuyên gia có thể được sử dụng nếu thích hợp.

Sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin và đáp ứng yêu cầu về thông tin được thực hiện thông qua các điểm tiếp xúc chính thức là trách nhiệm của IPPC (Điều VIII. 1c và VIII.2). Khi các nước thành viên khác yêu cầu thông tin, thì các yêu cầu phải càng cụ thể càng tốt và nên được giới hạn thông tin đến mức cần thiết để phân tích.

7.3. Chứng minh bằng tài liệu

Nguyên tắc minh bạch bắt buộc các nước thành viên phải sẵn có chứng minh kỹ thuật đối với các yêu cầu KDTV. Vì vậy, PTNCDH phải đầy đủ tài liệu. Việc chứng minh bằng tài liệu PTNCDH có hai mức:

- chứng minh bằng tài liệu về quá trình PTNCDH chung;

- chứng minh bằng tài liệu về quá trình thực hiện từng phép phân tích.

7.3.1. Chứng minh bằng tài liệu về quá trình PTNCDH chung

Tốt nhất NPPO nên có chứng minh bằng tài liệu về quy trình và tiêu chí của quá trình PTNCDH chung.

7.3.2. Chứng minh tài liệu từng PTNCDH cụ thể

Đối với mỗi phép cụ thể, toàn bộ quá trình từ giai đoạn khởi đầu đến quản lý nguy cơ dịch hại phải được chứng minh bằng tài liệu đầy đủ sao cho các nguồn thông tin và lý do về việc quyết định quản lý có thể được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, PTNCDH không cần phải kéo dài và phức tạp. Một PTNCDH ngắn gọn, súc tích có thể cung cấp đầy đủ các kết luận mà có thể có được sau khi hoàn thành chỉ một số bước giới hạn trong quá trình PTNCDH.

Các yếu tố để được chứng minh bằng tài liệu là:

- mục đích của PTNCDH;

- việc xác định sinh vật;

- vùng PTNCDH;

- thuộc tính sinh học của sinh vật và bằng chứng về khả năng gây hại;

- đối với dịch hại KDTV: là dịch hại, đường lan truyền, vùng có nguy cơ;

- đối với RNQP: là dịch hại, ký chủ, thực vật và/ hoặc các bộ phận của thực vật hoặc lớp thực vật khi xem xét nguồn nhiễm dịch, là việc sử dụng thực vật có mục đích;

- nguồn thông tin;

- bản chất, mức độ không chắc chắn và các biện pháp dự kiến để bù cho sự không chắc chắn;

- đối với việc phân tích đường lan truyền ban đầu: mô tả hàng hóa và danh mục dịch hại đã được phân cấp;

- bằng chứng về tác động kinh tế, bao gồm cả tác động môi trường;

- kết luận về đánh giá nguy cơ dịch hại (khả năng và hậu quả);

- các quyết định và bằng chứng để dừng quá trình PTNCDH

- quản lý nguy cơ dịch hại: là các biện pháp kiểm dịch được xác định, đánh giá và khuyến cáo.

- ngày hoàn thành và trách nhiệm NPPO về phép phân tích bao gồm tên tác giả, người cộng tác và người xem lại, nếu thích hợp.

Các khía cạnh khác để được chứng minh bằng tài liệu có thể bao gồm[6]:

- sự cần thiết đặc biệt để theo dõi tính hiệu quả của các biện pháp KDTV đã đề xuất;

- những nguy cơ được xác định ngoài phạm vi của IPPC và được truyền đạt đến các tổ chức khác.

7.4. Truyền đạt nguy cơ

Truyền đạt nguy cơ thường được công nhận là một quá trình tương tác cho phép trao đổi thông tin giữa NPPO và các bên có liên quan. Nó không chỉ đơn giản là thông tin một chiều hay làm cho các bên liên quan hiểu rõ về tình trạng nguy cơ, mà còn có nghĩa là để phù hợp với quan điểm của các nhà khoa học, các bên có liên quan, nhà chính trị… để:

- đạt được sự hiểu biết chung về nguy cơ dịch hại;

- xây dựng biện pháp quản lý nguy cơ dịch hại đáng tin cậy;

- xây dựng các quy định có tính thống nhất, đáng tin cậy và các chính sách KDTV để đối phó với các nguy cơ dịch hại.

- thúc đẩy nhận thức về các vấn đề KDTV khi xem xét.

Vào cuối quá trình PTNCDH, bằng chứng hỗ trợ PTNCDH, không chắc chắn và phương pháp giảm thiểu đề xuất tốt nhất nên được truyền đạt đến các bên liên quan và các bên quan tâm khác, bao gồm các nước thành viên khác nhau, RPPO và NPPO, nếu thấy thích hợp.

Sau khi PTNCDH, nếu các yêu cầu về KDTV, sự hạn chế hoặc ngăn cấm được thông qua, thì nước thành viên ngay lập tức phải công bố và chuyển đến các nước thành viên khác, nơi mà cho rằng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp (theo IPPC, điều VII.2b) và yêu cầu thực hiện những lý do sẵn có cho bất kỳ nước thành viên nào (theo IPPC Điều VII.2c)….

Nếu sau khi PTNCDH, các yêu cầu về KDTV, sự hạn chế hoặc ngăn cấm không được thông qua, thì khuyến khích các nước thành viên sử dụng thông tin sẵn có này.

NPPO khuyến khích truyền đạt bằng chứng về các mối nguy khác hơn là nguy cơ dịch hại (ví dụ sức khỏe con người hay động vật) đến các cơ quan có thẩm quyền một cách thích hợp.

7.5. Tính thống nhất trong PTNCDH

Khuyến cáo rằng, NPPO cố gắng đạt được sự thống nhất trong quản lý và thực hiện PTNCDH. Tính thống nhất sẽ mang nhiều lợi ích, bao gồm:

- sự thuận lợi các nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bạch;

- cải thiện sự quen thuộc với quá trình PTNCDH;

- tăng cường hiệu quả trong việc hoàn chỉnh PTNCDH và quản lý dữ liệu có liên quan;

- cải thiện được sự so sánh giữa các PTNCDH trên các sản phẩm hoặc dịch hại mà nó lần lượt hỗ trợ trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý tương tự hoặc tương đương.

Tính thống nhất có thể được đảm bảo thông qua việc soạn thảo tỉ mỉ các bước tiến hành và các tiêu chí có tính quyết định chung, ví dụ đào tạo các cá nhân thực hiện PTNCDH, và rà soát lại các dự thảo PTNCDH.

7.6. Không trì hoãn

Trong trường hợp các nước thành viên khác trực tiếp bị ảnh hưởng, NPPO nên yêu cầu cung cấp thông tin về việc hoàn thành các phép phân tích riêng rẽ, và nếu có thể trong khoảng thời gian dự kiến, cần xem xét không trì hoãn (TCVN 6907:2010).




[1] IPPC định nghĩa dịch hại là “bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học của thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật”. Việc hiểu thuật ngữ “dịch hại” bao gồm các sinh vật mà các dịch hại là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến thực vật đã được canh tác/quản lý hoặc chưa được canh tác/ quản lý, các thực vật ảnh hưởng gián tiếp, hoặc các thực vật ảnh hưởng gián tiếp thông qua các sinh vật khác (xem Phụ lục 1 của TCVN 7668:2007)

[2] Thông tin thêm về khía cạnh này được nêu trong Phần bổ sung số 2 (Hướng dẫn để hiểu nguy cơ gây hại nghiêm trọng về kinh tế và thuật ngữ liên quan đến môi trường) của TCVN 3937.

[3] ISPM No. 3 khuyến cáo rằng, NPPO nên tiến hành PTNCDH trước khi nhập khẩu hoặc phóng thích các tác nhân phòng trừ sinh học và các sinh vật có ích khác độ tin cậy của các dụng cụ chứa đựng khi được yêu cầu.

[4] Hiện nay TCVN 7668:2007 và ISPM No. 21 (2004), gồm một số hướng dẫn PTNCDH Giai đoạn 1 đối với dịch hại KDTV và RNQP tương ứng, đã được thông qua trước khi sửa đổi tiêu chuẩn này.

[5] ISPM No.3 cung cấp thêm hướng dẫn chi tiết thích hợp để PTNCDH Giai đoạn 1, ví dụ cung cấp các thông tin cần thiết, chứng min bằng tài liệu và truyền đạt đến các bên có liên quan.

[6] ISPM No.3 liệt kê các yêu cầu về chứng minh bằng tài tiệu bổ sung liên quan đến những sinh vật như vậy.