Ceramic ware, glass – ceramic ware and glass dinnerware in contact with food – Release of lead and cadmium – Part 1: Test method
Lời nói đầu
TCVN 7146-1: 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 6486-1:1999.
TCVN 7146-1: 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC166 Đồ dùng bằng gốm, gốm thủy tinh tiếp xúc với thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
DỤNG CỤ BẰNG GỐM, GỐM THỦY TINH VÀ DỤNG CỤ ĐỰNG THỨC ĂN BẰNG THỦY TINH TIẾP XÚC VỚI THỰC PHẨM – SỰ THÔI RA CỦA CHÌ VÀ CADIMI – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ
Ceramic ware, glass – ceramic ware and glass dinnerware in contact with food – Release of lead and cadmium – Part 1: Test method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử đối với sự thôi ra của chì và cadimi từ các dụng cụ bằng gốm, gốm thủy tinh, và dụng cụ đựng thức ăn bằng thủy tinh nhằm mục đích sử dụng có tiếp xúc với thực phẩm, trừ các đồ sứ tráng men.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các dụng cụ bằng gốm, gốm thủy tinh, và dụng cụ đựng thức ăn bằng thủy tinh để chuẩn bị, nấu nướng, phục vụ bữa ăn, bảo quản thực phẩm và đồ uống, trừ các dụng cụ được sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm.
TCVN 7149-2 : 2002 (ISO 385-2:1984), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Buret – Phần 2: Buret không quy định thời gian chờ;
TCVN 7151: 2002 (ISO 648-1977), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Pipet một mức.
TCVN 7153: 2002 (ISO 1042:1998), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh – Bình định mức.
ISO 3585:1998, Borosilicat glassware 3.3 – Properties (Thủy tinh borosilicat 3.3 – Tính chất)
TCVN 4851 – 89 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1. Quang phổ hấp thụ nguyên tử (atomic absorption spectrometry)(AAS)
Phương pháp phân tích quang phổ để định tính và định lượng nồng độ các nguyên tố. Xác định các nồng độ này bằng cách đo sự hấp thụ nguyên tử của các nguyên tử tự do.
3.2. Hấp thụ nguyên tử (atomic absorption)
Sự hấp thụ bức xạ điện từ bởi các nguyên tử tự do trong pha khí do một phổ vạch đặc trưng cho các nguyên tử hấp thụ.
3.3. Kỹ thuật điều chỉnh (bracketing technique)
Phương pháp phân tích bằng cách điều chỉnh sao cho độ hấp thụ của mẫu đo được hoặc số đọc trên máy nằm giữa hai giá trị đo trên các dung dịch hiệu chuẩn với nồng độ trong khoảng làm việc tối ưu.
3.4. Hàm chuẩn (calibration function)
Hàm số liên quan đến các số liệu hấp thụ nguyên tử đọc được của thiết bị, hoặc trong hấp thụ hoặc trong các chi tiết máy, đối với nồng độ chì hoặc cadimi bắt nguồn từ việc đọc trên máy.
3.5. Dụng cụ bằng gốm (ceramic ware)
Dụng cụ bằng gốm dùng để tiếp xúc với thực phẩm, ví dụ như dụng cụ đựng thực phẩm bằng gốm, sứ, sành sứ, tráng men hoặc không tráng men.
3.6. Dụng cụ để nấu (cooking ware)
Dụng cụ đựng thực phẩm, chỉ dùng để đun nóng khi chế biến thực phẩm và đồ uống bằng các phương pháp nhiệt thông thường và vi sóng.
3.7. Dụng cụ đựng thức ăn (dinnerware)
Các dụng cụ chuyên dùng đựng thực phẩm để bày trên bàn, bao gồm cả các đĩa, chén tách và các bát đựng salát, trừ dụng cụ đăc biệt dùng cho đồ uồng, như cốc nhỏ có chân và các bình thon cổ.
3.8. Phương pháp xác định trực tiếp (direct method of determination)
Phương pháp phân tích bao gồm việc ghép các giá trị hấp thụ hoặc số đọc trên máy vào hàm chuẩn và suy ra nồng độ của chất phân tích.
3.9. Vành uống(drinking rim)
Phần rộng 20 mm của bề mặt bên ngoài của một bình dùng để uống, đo được từ trên miệng dọc theo thành bình.
3.10. Dung dịch chiết(extration solution)
Axit axetic 4% (V/V), thu hồi được sau khi chiết và dùng để phân tích nồng độ chì và cadimi.
3.11. Quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa(flame atomic absorption spectrometry)(FAAS)
Quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng ngọn lửa để tạo thành các nguyên tử tự do của chất phân tích trong pha khí.
3.12. Dụng cụ có lòng nông phẳng(flatware)
Dụng cụ bằng gốm hoặc thủy tinh có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn.
3.13. Dụng cụ đựng thực phẩm(foodware)
Dụng cụ được dùng với mục đích để chuẩn bị, nấu nướng, phục vụ bữa ăn và bảo quản thực phẩm hoặc đồ uống.
3.14. Gốm thủy tinh(glass ceramic)
Vật liệu vô cơ được sản xuất bằng cách nấu chảy hoàn toàn các nguyên liệu ban đầu ở nhiệt độ cao thành một chất lỏng đồng nhất và sau đó được làm nguội đến trạng thái rắn và nhiệt độ được xử lý sao cho tạo thành một dạng vật liệu chủ yếu là vi tinh thể.
3.15. Thủy tinh(glass)
Vật liệu vô cơ được sản xuất bằng cách nấu chảy hoàn toàn các nguyên liệu ban đầu ở nhiệt độ cao thành một chất lỏng đồng nhất và sau đó được làm nguội đến trạng thái rắn, đặc biệt là không có sự kết tinh.
Chú thích – Thủy tinh có thể trong suốt, được nhuộm màu hoặc đục mờ, phụ thuộc vào việc sử dụng chất tạo màu và làm đục.
3.16. Dụng cụ có lòng sâu(hollowware)
Dụng cụ bằng gốm có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm, được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ có lòng sâu được chia thành ba nhóm theo dung tích.
- nhỏ: dụng cụ có lòng sâu với dung tích nhỏ hơn 1,1 l;
- lớn: dụng cụ có lòng sâu với dung tích lớn hơn hoặc bằng 1,1 l;
- bảo quản: dụng cụ có lòng sâu có dung tích lớn hơn hoặc bằng 3 l;
- các cốc, chén: dụng cụ nhỏ có lòng sâu bằng gốm thường được sử dụng để đựng dùng đồ uống, ví dụ như cà phê hoặc chè ở nhiệt độ cao.
Chú thích – Cốc và chén là các bình có dung tích khoảng 240 ml có quai. Hình dạng đặc trưng của cốc là có dáng cong trong khi đó các chén có dáng hình trụ.
3.17. Khoảng làm việc tối ưu(optimum working range)
Khoảng nồng độ của một chất phân tích qua đó mối liên quan giữa độ hấp thụ và nồng độ được hiển thị bằng một đường thẳng tuyến tính.
3.18. Diện tích bề mặt tiếp xúc(reference surface area)
Diện tích bề mặt được sử dụng để tiếp xúc với thực phẩm
3.19. Dung dịch thử(test solution)
Dung môi được dùng trong phép thử để chiết chì và cadimi từ dụng cụ [ví dụ axit axêtíc 4 % (V/V)].
3.20. Dụng cụ được tráng men thủy tinh(vitreous enameled ware)
Các dụng cụ bằng kim loại được phủ bên ngoài một lớp thủy tinh vô cơ liên kết bằng cách nấu chảy ở nhiệt độ trên 500 oC.
Bề mặt silicat được đặt tiếp xúc với dung dịch axit axetic 4% (V/V) trong 24 giờ ở nhiệt độ 22oC ± 2oC để chiết chì và/hoặc cadimi, từ các bề mặt của dụng cụ hoặc các mẫu thử, nếu có.
Lượng chì và cadimi chiết được sẽ được xác định bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS). Trong các phép thử thông thường có thể sử dụng các phương pháp phân tích tương đương khác.
5.1. Thuốc thử
Tất cả thuốc thử đều phải là loại tinh khiết phân tích. Nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương dùng trong phòng thí nghiệm phải phù hợp với yêu cầu của TCVN 4851 - 89 (ISO 3696 : 1987), (nước loại 3).
5.1.1. Axit axetic, băng, (CH3COOH), p = 1,05 g/ml.
5.1.2. Dung dịch thử axit axetic, 4 % (V/V)
Thêm 40 ml axit axetic (5.1.1) vào nước cất và pha thành 1 lít. Dung dịch này chỉ pha khi cần dùng. Có thể pha các lượng theo tỷ lệ lớn hơn.
5.1.3. Dung dịch chì gốc
Chuẩn bị các dung dịch gốc có chứa 1 000 mg ± 1 mg chì trên một lít trong dung dịch thử (5.1.2). Có thể dùng các dung dịch quang phổ hấp thụ nguyên tử chì chuẩn cho AAS có bán sẵn ngoài thị trường.
5.1.4. Dung dịch cadimi gốc
Chuẩn bị các dung dịch gốc có chứa 1 000 mg ± 1 mg cadimi trên một lít trong dung dịch thử (5.1.2). Có thể dùng các dung dịch quang phổ hấp thụ nguyên tử cadimi chuẩn cho AAS có bán sẵn ngoài thị trường.
5.1.5. Dung dịch chì chuẩn
Pha loãng mười lần dung dịch chì gốc với dung dịch thử (5.1.2) để được dung dịch chì chuẩn có 100 mg Pb/l hoặc 0,1 g Pb/l.
5.1.6. Dung dịch cadimi chuẩn
Pha loãng 100 lần dung dịch cadimi gốc với dung dịch thử (5.1.2) để được dung dịch cadimi chuẩn có 10 mg Cd/l hoặc 0,01 g Cd/l.
Chú thích 1 – Các dung dịch chuẩn có thể được bảo quản trong các bình đựng đã cũ, kín và thích hợp trong bốn tuần mà không bị giảm chất lượng (ví dụ như bình nhựa polyethylen). Các bình đựng mới có thể được làm cho cũ bằng cách đổ đầy dung dịch chuẩn vào các bình mới này và để trong 24 giờ, sau đó bỏ dung dịch này đi.
Chú thích 2 – Dùng pipét thủy tinh một mức hoặc pipét chính xác có pitông với chu trình hoạt động cố định thông thường là loại 1 000 ml và 500 ml và các bình định mức thủy tinh thích hợp (loại 500 ml đến 2 000 ml) để chuẩn bị các dung dịch hiệu chuẩn riêng bằng cách pha loãng các dung dịch gốc chuẩn (5.1.5 và 5.1.6) với dung dịch thử (5.1.2). Bảo quản các dung dịch này trong các bình đã cũ thích hợp. Cứ sau bốn tuần phải pha dung dịch mới.
5.2. Vật liệu
5.2.1. Sáp parafin, có điểm nóng chảy cao.
5.2.2. Chất tẩy rửa, chất tẩy rửa không chứa axit có bán sẵn ngoài thị trường được pha theo chỉ dẫn của hãng sản xuất.
5.2.3. Keo silicon, có khả năng tạo thành một băng dính có đường kính khoảng 6 mm. Keo này không được thôi nhiễm axít axêtíc, cadimi hoặc chì vào dung dịch thử (5.1.2).
6.1. Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử được trang bị các nguồn sáng (đèn catốt rỗng hoặc các đèn phóng không điện cực) riêng cho chì và cadimi, có bộ phận điều chỉnh nền của thiết bị, và một khe đơn (khoảng 100 mm) hoặc có đầu đốt. Có thể dùng loại hiển thị nồng độ hiện số. Dùng ngọn lửa khí axêtylen và các điều kiện vận hành theo chỉ dẫn của hãng sản xuất. Khi sử dụng các điều kiện này, nồng độ đặc trưng (nồng độ cho 0,0044 độ hấp thụ) phải là khoảng 0,2 mg/l đối với chì (±20%) đo được ở bước sóng 217 nm. Tương tự như vậy đối với cadimi phải là 0,02 mg/l (±20%) đo được ở bước sóng 228,8 nm.
Chú thích 1- Bước sóng 283,3 nm cũng có thể được dùng cho phép phân tích chì.
6.2. Các dụng cụ khác
6.2.1. Dụng cụ bằng thủy tinh khác, theo yêu cầu được làm bằng thủy tinh borosilicat như quy định trong ISO 3585 : 1998.
6.2.2. Buret, dung tích 25 ml, được chia độ từ 0,05 ml, phù hợp với TCVN 7149-2:2002 (ISO 385-2), cấp B hoặc tốt hơn.
6.2.3. Nắp đậy, cho các dụng cụ thử nghiệm, ví dụ như đĩa, mặt kính đồng hồ, đĩa petri các cỡ. Các nắp đều phải có màu nếu không có phòng tối.
6.2.4. Pipét một mức, có dung tích 10 ml và 100 ml, phù hợp với TCVN 7151 : 2002 (ISO 648 : 1977), loại B hoặc tốt hơn. Các cỡ khác theo yêu cầu.
6.2.5. Bình định mức, dung tích 100 ml và 1000 ml, phù hợp với TCVN 7153:2002 (ISO 1042: 1998), cấp B hoặc tốt hơn. Các cấp khác theo yêu cầu.
6.2.6. Pipét chính xác có pittông, có chu trình hoạt động cố định, thông thường là các loại 1000 µl và 500 µl.
6.2.7. Dụng cụ đo độ sâu và độ thẳng, được hiệu chuẩn theo milimét.
7.1. Ưu tiên
Khi lấy mẫu ở một lô hỗn hợp của các dụng cụ đựng thực phẩm, ưu tiên các dụng cụ có diện tích bề mặt hoặc dung tích lớn nhất trong mỗi loại. Đặc biệt lưu ý lấy mẫu các dụng cụ có màu hoặc được trang trí đậm nhất trên các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.
7.2. Cỡ mẫu
Điều mong muốn là thiết lập một hệ thống kiểm tra việc lấy mẫu phù hợp với mọi hoàn cảnh. Trong mọi trường hợp lấy ít nhất bốn mẫu để đo. Mỗi mẫu phải được phân biệt theo kích thước, hình dạng, màu sắc và sự trang trí.
7.3. Chuẩn bị và bảo quản mẫu thử
Các mẫu của dụng cụ phải được làm sạch và không có dầu mỡ hoặc chất khác có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thử. Rửa sạch mẫu bằng dung dịch chất tẩy rửa không có axit ở nhiệt độ 40 oC. Xả sạch dưới vòi nước và sau đó bằng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương. Để ráo nước và sấy khô trong tủ sấy hoặc thấm khô bằng giấy lọc. Không sử dụng mẫu còn bẩn. Sau khi rửa sạch không sờ tay lên những bề mặt sẽ được thử.
Trong điều kiện sử dụng thông thường, nếu có một diện tích bề mặt của mẫu không cần thiết phải tiếp xúc với thực phẩm, trừ mặt trong của bất kỳ nắp đậy nào, sau khi rửa và sấy khô, che diện tích này lại bằng một lớp phủ bảo vệ như sáp parafin hoặc silicon bền dưới tác dụng của dung dịch thử và không bị thôi nhiễm bất kỳ lượng chì hoặc cadimi có thể phát hiện được vào dung dịch thử.
8.1. Xác định diện tích bề mặt tiếp xúc của dụng cụ lòng nông phẳng
Đặt mẫu thử trên tờ bìa trơn bằng giấy và vẽ một đường viền vòng xung quanh vành. Xác định diện tích bao quanh bởi đường viền bằng cách thích hợp. Phương pháp tốt nhất là cắt rời và cân diện tích đó và xác định diện tích bằng cách so sánh khối lượng này với khối lượng của một dải hình chữ nhật đã biết diện tích. Ghi lại diện tích này, SR, tính bằng decimet vuông đến hai số sau dấu phẩy. Đối với các dụng cụ có hình tròn, diện tích bề mặt tiếp xúc có thể tính từ đường kính của dụng cụ.
8.2. Chuẩn bị các dụng cụ không thể đổ đầy được
Bình thường các dụng cụ được đổ đầy tới 6 mm của điểm tràn dọc theo độ dốc của dụng cụ có lòng nông phẳng, hoặc đến khoảng một milimét của vành được đo theo chiều thẳng đứng của dụng cụ có lòng sâu. Các dụng cụ không đổ đầy được theo cách này được gọi là dụng cụ không thể đổ đầy, thì tạo ra một độ sâu cách điểm sâu nhất nhỏ hơn 5 mm. Các dụng cụ này được thử bằng một trong các phương pháp sau đây.
a) Dụng cụ chuẩn được gắn vào một cái khuôn cao su silicon có một lớp xi không thấm nước, lớp xi này không lấn sâu quá 6 mm kể từ vành và tạo thành một độ sâu ít nhất 5 mm, nhưng không lớn hơn 25 mm. Mẫu thử được chuẩn bị theo cách này là để thử cho dụng cụ có lòng nông phẳng đổ đầy được.
b) Keo silicon có thể tạo thành một đường viền xung quanh dụng cụ để cho phép dụng cụ đổ đầy được đến độ sâu ít nhất 5 mm, nhưng không lớn hơn 25 mm. Keo này không được lấn sâu quá 6 mm kể từ vành của dụng cụ. Mẫu thử được chuẩn bị theo cách này là để thử cho dụng cụ có lòng nông phẳng đổ đầy được.
c) Dụng cụ có thể được phủ ngoài toàn bộ bề mặt với sáp parafin nóng chảy, trừ bề mặt tiếp xúc và sau đó ngâm trong dung dịch thử. Mẫu thử được chuẩn bị theo cách này để thử cho dụng cụ có lòng nông phẳng không thể đổ đầy được.
8.3. Chiết
8.3.1. Nhiệt độ chiết
Tiến hành chiết ở nhiệt độ 22 oC ± 2oC. Khi xác định cadimi, tiến hành chiết trong phòng tối.
8.3.2. Ngâm chiết
8.3.2.1. Dụng cụ có thể đổ đầy
Đổ đầy từng mẫu thử với dung dịch (5.1.2) đến 1 mm từ điểm tràn, đo theo phương thẳng đứng của dụng cụ có lòng sâu hoặc 6 mm từ điểm tràn được đo dọc theo bề mặt của dụng cụ có lòng nông phẳng. Đối với các phép xác định dụng cụ có lòng nông phẳng, đo và đọc thể tích của axit axêtic 4%, dùng để đổ vào dụng cụ. Đậy mẫu thử lại. Ngâm chiết trong 24 giờ ± 30 phút.
8.3.2.2. Dụng cụ không đổ đầy được
Đó là dụng cụ, được phủ bằng sáp parafin theo 8.2c), được đặt trong một bình làm bằng thủy tinh borosilicat có kích thước phù hợp và thêm một lượng dung dịch thử (5.1.2) vừa đủ cho đến khi hoàn toàn phủ đầy mẫu. Ghi lượng axit axêtic được thêm vào chính xác đến 2%. Ngâm chiết trong 24 giờ ± 30 phút.
8.3.3. Lấy mẫu dung dịch chiết để phân tích
Trước khi lấy mẫu, trộn đều dung dịch chiết bằng cách khuấy hoặc bằng phương pháp thích hợp khác tránh không làm hao hụt dung dịch chiết hoặc làm mòn bề mặt. Lấy một lượng vừa đủ dung dịch chiết bằng pipet và chuyển vào dụng cụ bảo quản thích hợp.
Phân tích dung dịch chiết này càng sớm càng tốt vì chì hoặc cadimi có thể sẽ hấp thụ vào thành bình của dụng cụ bảo quản, đặc biệt khi nồng độ chì và cadimi rất nhỏ.
8.4. Vành uống và các thử nghiệm đặc biệt khác
Các cốc có thể được thử bằng cách đánh dấu riêng vào bốn chiếc cốc chỗ dưới vành uống 20mm ở thành ngoài của cốc. Mỗi cốc được đặt lộn ngược trong một vật chứa bằng thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm thích hợp với đường kính lớn hơn 1,25 và 2 lần của dụng cụ được thử. Thêm vừa đủ dung dịch axít axêtíc 4% vào vật chứa bằng thủy tinh cho đến vạch 20 mm trên cốc được thử. Để yên trong 24 giờ ở 22 oC ± 2oC (trong phòng tối đối với phép xác định cadimi) và tránh để bay hơi nhiều. Trước khi lấy mẫu dung dịch ngâm chiết, thêm vừa đủ lượng dung dịch axit axetic 4% để tái lặp lại lượng dung dịch thử trong vật chứa ở mức 20 mm. Xác định chì và cadimi bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử và báo cáo các kết quả bằng miligam trên mỗi cốc thử.
Chú thích – Đây là quy trình tùy chọn để đánh giá vành uống.
8.5. Hiệu chuẩn
Đặt chế độ làm việc của máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (6.1) theo các chỉ dẫn của hãng sản xuất sử dụng các bước sóng 217 nm đối với xác định chì và 228,8 nm đối với xác định cadimi với hệ số điều chỉnh thích hợp đối với các ảnh hưởng hấp thụ nền.
Chú thích - Bước sóng 283,3 nm cũng có thể được dùng cho phép phân tích chì.
Hút dung dịch số “0” của dãy các dung dịch hiệu chuẩn và điều chỉnh về số không “zero”. Hút dãy các dung dịch hiệu chuẩn đã được chuẩn bị bằng cách pha dung dịch chuẩn với dung dịch thử (5.1.2) và chuẩn bị các đường cong hiệu chuẩn qua một đường tuyến tính. Các dãy dự kiến:
0,5 – 10,0 mg/l Pb
0,05 – 0,5 mg/l Cd
8.6. Xác định chì và cadimi
Đặt chế độ làm việc của máy quang phổ như đã trình bày ở trên. Hút nước cất và sau đó là dung dịch axit axetic 4 % và điều chỉnh độ hấp thụ về “không”. Hút dịch chiết, cùng với dung dịch thử (5.1.2) và ghi lại các giá trị độ hấp thụ của các dịch chiết.
Nếu nồng độ chì của dung dịch chiết tìm được lớn hơn 10 mg/l. Pha loãng một phần dịch chiết phù hợp với dung dịch thử (5.1.2) để giảm nồng độ này xuống dưới 10 mg/l.
Làm tương tự như vậy đối với phép xác định cadimi.
9.1. Kỹ thuật hiệu chỉnh
Nồng độ chì hoặc cadimi, p0, tính bằng miligam trên lít của dung dịch chiết, được tính theo công thức:
Trong đó:
A0 là độ hấp thụ của chì hoặc cadimi trong dung dịch chiết;
A1 là độ hấp thụ của chì hoặc cadimi trong dung dịch điều chỉnh có nồng độ thấp hơn;
A2 là độ hấp thụ chì hoặc cadimi trong dung dịch điều chỉnh có nồng độ cao hơn;
là nồng độ chì hoặc cadimi, của dung dịch điều chỉnh có nồng độ thấp hơn, tính bằng miligam trên lít;
là nồng độ chì hoặc cadimi, của dung dịch điều chỉnh có nồng độ cao hơn, tính bằng miligam trên lít;
Chú thích – Nếu dung dịch chiết được pha loãng, thì hệ số điều chỉnh, d, được sử dụng trong công thức này.
9.2. Kỹ thuật hiệu chuẩn đường cong
Đọc nồng độ chì hoặc cadimi trực tiếp từ đường cong hiệu chuẩn hoặc từ kết quả đọc trực tiếp.
9.3. Tính toán sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ lòng nông phẳng
Sự thôi ra chì hoặc cadimi trên một đơn vị diện tích của dụng cụ lòng nông phẳng, R0, được tính bằng miligam trên decimet vuông, theo công thức:
Trong đó
là nồng độ của chì hoặc cadimi của dung dịch chiết mẫu thử, tính bằng miligam trên lít.
V là dung tích đổ đầy vào mẫu thử, tính bằng lít;
SR là diện tích tiếp xúc của bề mặt của dụng cụ, tính bằng decimet vuông.
Đối với dụng cụ lòng sâu, báo cáo kết quả chính xác đến 0,1 mg chì trên lit và 0,01 mg cadimi trên lít.
Đối với dụng cụ lòng nông phẳng, báo cáo kết quả chính xác đến 0,1 mg chì trên một decimet vuông và 0,01 mg cadimi trên một decimet vuông. Bản báo cáo về nồng độ của chì và cadimi trong dung dịch lọc chính xác đến 0,01 mg chì trên lít và 0,01 mg cadimi trên lít.
10. Độ tái lập và sự biến động
Các phép đo sự thôi ra của chì và cadimi từ dụng cụ bằng gốm dùng trong thực phẩm thường gặp các sai số về độ tái lập trong phân tích và sự biến động trong quá trình lấy mẫu. Tài liệu được giới thiệu trong tiêu chuẩn này là từ mối quan tâm về công nghệ và khoa học nhưng không có giá trị về pháp lý hoặc chuẩn đối với tiêu chuẩn này.
10.1. Độ tái lập
Có ba loại sai số xác định thường gặp trong phép đo phân tích nồng độ chì và cadimi. Giá trị gần đúng về độ lệch chuẩn của chúng được liệt kê trong bảng 1 [4]
Bảng 1 – Nguồn biến động trong xác định phân tích chì và cadimi
1 | Nguồn biến động | Độ lệch chuẩn, xác định chì mg/l | Độ lệch chuẩn, xác định cadimi mg/l |
2 | Phân tích, trong phòng thí nghiệm | 0,04 | 0,004 |
3 | Phân tích, giữa các phòng thí nghiệm | 0,06 | 0,007 |
4 | Phòng thí nghiệm x sự tương tác của mẫu | 0,06 | 0,01 |
5 | Độ tái lập | 0,094 | 0,012 |
Thuật ngữ chỉ sự tương tác thống kê, dòng 4 trong bảng 1 phản ánh sự cố của các chênh lệch trong các phép phân tích mẫu phải như nhau đối với mọi phòng thí nghiệm. Có thể thấy một thảo luận chi tiết trong các văn bản thống kê cơ bản đề cập trong cuốn Các phương pháp phân tích Variance (ANOVA). Độ tái lập là căn bậc hai của tổng bình phương các sai lệch chuẩn từ ba loại nguồn biến động trên.
10.2. Sự biến động
Sự tái lập phân tích là hoàn toàn tốt so với độ biến động do bản chất của phương pháp chiết các bề mặt thủy tinh và gốm. Sự biến động này được gọi là sự biến động do quá trình lấy mẫu, là nguồn gây sai số thực nghiệm lớn nhất. Moore[5] đã chỉ ra rằng hệ số biến động của sự thôi ra của chì và cadimi đối với các mẫu lớn thường là 60 %. Do vậy, giá trị trung bình thôi ra của chì đối với một tập hợp lớn phải là khoảng 0,58 mg/l để tránh một trong bốn mẫu thử vượt quá giới hạn 2 mg/l một trong 10.000 lần. Bảng 2 cho thấy ảnh hưởng của các giá trị của tập hợp và sai lệch chuẩn đến xác suất mà 1 trong 4 hoặc 1 trong 6 mẫu sẽ vượt quá giá trị giới hạn 2 mg/l.
Bảng 2 – Các xác suất vượt quá giới hạn 2 mg/l
Giá trị tập hợp | Tập hợp sai lệch chuẩn | Xác suất của 1 trong 4 ở mức >2 mg/l | Xác suất của 1 trong 6 ở mức >2 mg/l |
0,4 | 0,24 | < 0,000 01 | < 0,000 01 |
0,8 | 0,48 | 0,138 26 | 0,200 05 |
1,2 | 0,72 | 0,758 36 | 0,881 22 |
0,4 | 0,12 | < 0,000 01 | < 0,000 01 |
0,8 | 0,24 | 0,000 02 | 0,000 04 |
1,2 | 0,36 | 0,325 68 | 0,446 27 |
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này
b) nhận dạng mẫu thử, bao gồm loại, nguồn gốc và mục đích;
c) diện tích bề mặt hoặc diện tích bề mặt tiếp xúc và dung tích đổ đầy hoặc dung tích liên quan đến các dung cụ không thể đổ đầy được và các mẫu thử;
d) số mẫu đã thử nghiệm;
e) các kết quả thí nghiệm, được biểu thị như các giá trị đơn lẻ cho từng mẫu và giá trị trung bình cho các nhóm mẫu. Các giá trị thí nghiệm này phải được báo cáo chính xác đến 0,1 mg/l đối với chì và 0,01 mg/l đối với cadimi. Các giá trị thí nghiệm của dụng cụ có lòng nông phẳng được báo cáo chính xác đến 0,1 mg/dm2 đối với chì và 0,01 mg/dm2 đối với cadimi.
Chú thích – Để bổ sung thông tin, nồng độ từ các dung dịch thí nghiệm kể cả trên các dụng cụ có lòng nông phẳng cũng phải được báo cáo chính xác đến 0,1 mg/l đối với chì và 0,01 mg/l đối với cadimi.
f) những chi tiết không bình thường trong quá trình xác định
g) những thao tác thí nghiệm được coi là tự chọn hoặc không quy định trong tiêu chuẩn này.
[1] ISO 4788: 1980, Laboratory glassware – Graduated measuring cylinders.
[2] ISO 8655 – 2, Piston and/or plunger operated volumetric apparatus (POVA) – Part 2: Singlechannel pipettors.
[3] ISO 8655 – 4, Piston and/or plungoe operated volumetric apparatus (POVA) – Part 2: Butettes.
[4] ASTM. Standard Test Method for Lead and Cadmium Extracted from Glazed Ceramic Surfaces. C738-94. American Society for Testing and Materials, Philadelphia, PA, 1994.
[5] MOORE, F.. Transactions, Journal of British Ceramic Society, Vol. 76 (3), 1977, pp 52-57
[6] BURKRE Francis M. Leachability of lead from commercial glazes. Ceram, Eng, Sci, Peoc.. 6 [11 – 12] p. 1394 (19850
[7] McCAULEY, Ronald A., Release of lead and cadmium from glass foodware decorations, Glass Technol.. 23 [N 2] pp. 101 – 105 (1982).
[8] CARR Dodd S.. COLE. JF. and MCLAREN. Malcom G. Ceramic foodware safety: III. Mechanisms of release and cadmium, Ceramica (Sao Paulo), 28 [N 148] 151-5 (1982).
[9] FREY. E. and SCHOLZE. H. Lead and cadmium release from fulsed colours, glazes, and enamels in contact with acetic acid and food under the influence of light. Ber. Dtsch Keram Ges.. 56 (10): 293-7 (1979).
[10] WHO/Food Additives HCS/79.7. Glass Foodware Safety, Critival Review of Sampling, Analysis and Limits for Lead and Cadmium Release (Report of a WHO Meeting Geneva 12-14 November 1979).
[11] WHO/Food Additives 77.44, Ceramic Foodware Safety, Sampling, Analysis and Limits for Lead and cadmium Release (Report of a WHO Meeting, Geneva 8-10 June 1976).
[12] Proceedings, International Conference on Ceramic Foodware Safety, pp. 8-17, 1975, Lead Industries Association Inc., 292 Madison Avenue, New York, NY 10017, USA.
[13] WHO Food Additives Series No. 4, 1972.
[14] WHO Technical Report Series No. 505, 1972.