CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA - PHƯƠNG PHÁP THỬ -
PHẦN 19: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SILIC OXIT VÔ ĐỊNH HÌNH
Aggregates for concrete and mortar – Test methods -
Part 19: Determination of amorphous silicate content
MỤC LỤC
TCVN 7572-1 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 1: Lấy mẫu
TCVN 7572-2 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 2: Xác định thành phần hạt
TCVN 7572-3 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 3: Hướng dẫn xác định thành phần thạch học
TCVN 7572-4 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước
TCVN 7572-5 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 5: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và ........ độ hút nước của đá gốc
TCVN 7572-6 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 6: Xác định khối lượng thể tích xốp và độ hổng
TCVN 7572-7 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 7: Xác định độ ẩm
TCVN 7572-8 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 8: Xác định hàm lượng bùn, bụi, sét trong cốt liệu và
hàm lượng sét cục trong cốt liệu nhỏ
TCVN 7572-9 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 9: Xác định tạp chất hữu cơ
TCVN 7572-10 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 10: Xác định cường độ và hệ số hoá mềm của đá gốc
TCVN 7572-11 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 11: Xác định độ nén dập và hệ số hoá mềm của cốt liệu lớn
TCVN 7572-12 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 12: Xác định độ hao mòn khi va đập của cốt liệu lớn
trong máy mài mòn va đập Los Angeles
TCVN 7572-13 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 13: Xác định hàm lượng hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn
TCVN 7572-14 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 14: Xác định khả năng phản ứng kiềm - silic
TCVN 7572-15 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 15: Xác định hàm lượng clorua
TCVN 7572-16 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 16: Xác định hàm lượng sulfat và sulfit trong cốt liệu nhỏ
TCVN 7572-17 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 17: Xác định hàm lượng hạt mềm yếu, phong hoá
TCVN 7572-18 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 18: Xác định hàm lượng hạt bị đập vỡ
TCVN 7572-19 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 19: Xác định hàm lượng silic oxit vô định hình
TCVN 7572-20 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử -
Phần 20: Xác định hàm lượng mi ca trong cốt liệu nhỏ
Lời nói đầu
TCVN 7572-1 : 2006 thay thế TCVN 337 : 1986 và điều 2 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-2 : 2006 thay thế TCVN 342 : 1986 và điều 3.6 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-3 : 2006 thay thế TCVN 338 : 1986.
TCVN 7572-4 : 2006 thay thế TCVN 339 : 1986 và các điều 3.1, 3.2, 3.11 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-5 : 2006 thay thế các điều 3.1, 3.2, 3.11 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-6 : 2006 thay thế TCVN 340 : 1986 và các điều 3.3, 3.5 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-7 : 2006 thay thế TCVN 341 : 1986 và điều 3.10 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-8 : 2006 thay thế TCVN 343:1986, TCVN 344:1986 và điều 3.7 của TCVN 1772:1987.
TCVN 7572-9 : 2006 thay thế TCVN 345 : 1986 và điều 3.18 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-10 : 2006 thay thế các điều 3.12, 3.14 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-11 : 2006 thay thế các điều 3.13, 3.15 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-12 : 2006 thay thế các điều 3.16, 3.17 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-13 : 2006 thay thế điều 3.8 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-14 : 2006 xây dựng trên cơ sở TCXD 238 : 1999 và TCXD 246 : 2000.
TCVN 7572-15 : 2006 xây dựng trên cơ sở TCXD 262 : 2001.
TCVN 7572-16 : 2006 thay thế TCVN 346 : 1986.
TCVN 7572-17 : 2006 thay thế điều 3.9 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-18 : 2006 thay thế điều 3.19 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-19 : 2006 thay thế điều 3.20 của TCVN 1772 : 1987.
TCVN 7572-20 : 2006 thay thế TCVN 4376 : 1986.
TCVN 7572 : 2006 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 71/SC3 Cốt liệu cho bê tông hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp hoá học xác định hàm lượng silic oxit vô định hình tác dụng với kiềm xi măng của cốt liệu cho bê tông và vữa.
TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 7572-1 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử - Phần 1: Lấy mẫu.
3.1 Sàng tiêu chuẩn, kích thước mắt sàng 5 mm; 300 mm; 140 mm.
3.2 Cân kỹ thuật, chính xác đến 0,1 %;
3.3 Lò nung với nhiệt độ nung đến 1 100 oC.
3.4 Bình kim loại, làm bằng thép không rỉ.
3.5 Tủ sấy có bộ phận điều khiển nhiệt độ.
3.6 Bếp cách thuỷ.
3.7 Bình định mức, bằng thuỷ tinh, dung tích 20 ml.
3.8 Phễu, chén sứ hoặc chén bạch kim.
3.9 Giấy lọc không tro băng trắng.
3.10 Nước cất, theo TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987), hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
3.12 Natri hydroxit (NaOH), dung dịch 1 N.
3.13 HCl đặc, d =1,19 g/cm3.
3.14 Hỗn hợp dung dịch AgNO3 (trong 100 ml dung dịch có 1 g AgNO3 và 5 ml HNO3).
Đá nguyên khai hoặc đá dăm (sỏi) được lấy mẫu với khối lượng theo Bảng 1.
Bảng 1 – Khối lượng mẫu đá nguyên khai hoặc đá dăm (sỏi)
Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu, | Khối lượng mẫu, |
10 | 0,25 |
20 | 1,00 |
40 | 5,00 |
70 | 15,00 |
Đá nguyên khai | 1 kg/1 loại khoáng thể |
Mẫu được loại bỏ tạp chất bẩn và được đập nhỏ thành các hạt lọt qua sàng 5 mm, sau đó trộn đều và rút gọn bằng cách chia tư hoặc bằng máng chia mẫu để có đến 250 g.
Tiếp tục đập nhỏ mẫu đã rút gọn trên để lấy 100 g cỡ hạt 0,14 mm - 0,3 mm. Đặt mẫu trong sàng 0,14 mm, rửa sạch bằng tia nước rồi sấy khô đến khối lượng không đổi. Từ đó lấy ra mẫu nhỏ, mỗi mẫu 25 g để thử.
Cho vào mỗi bình kim loại bằng thép không gỉ một lượng 25 g mẫu thử và đổ vào bình 25 ml dung dịch NaOH 1 N. Xoay tròn bình vài lần để bọt khí thoát ra, xong đậy nắp đặt bình vào tủ sấy có nhiệt độ 80 oC ± 2 oC. Sau 24 giờ nhấc bình ra, làm nguội trong 15 phút bằng nước lạnh tới nhiệt độ phòng. Tiếp đó, đem bình lọc qua giấy lọc vào một ống nghiệm khô. Đầu tiên không lắc bình cho dung dịch chảy từ từ theo đũa thuỷ tinh vào phễu đến hết sau đó gắp các chất không hoà tan ra bỏ lên giấy lọc. Quá trình lọc kết thúc khi dung dịch chảy qua giấy lọc không quá 1 giọt trong thời gian 10 giây (chú ý không rửa cặn trên giấy lọc).
Để tăng nhanh tốc độ lọc có thể dùng bình tam giác có gắn bơm tạo chân không bằng tia nước.
Lắc đều ống nghiệm thu chất lọc để tạo dung dịch đồng nhất; dùng pipét lấy 10 ml dung dịch nước cho vào bình thuỷ tinh 20 ml, đổ nước cất vào đến mức 200 ml rồi lắc đều.
Để xác định lượng silic hoà tan, lấy 100 ml dung dịch mới chế được vào chén sứ, đổ tiếp vào 5 ml đến 10 ml axit clohyđric đặc rồi cô cạn trên bếp cách thuỷ. Cô xong làm ẩm cặn trong chén bằng 5 ml axit clohyđric trong 5 phút đến 10 phút rồi đổ 100 ml nước cất nóng vào chén, dùng đĩa thuỷ tinh khuấy đều, giữ tiếp 10 phút trên bếp cách thuỷ rồi đem lọc.
Rửa cặn trên giấy lọc bằng nước nóng cho hút axit clohyđric (để nhận biết, nhỏ 1 giọt đến 2 giọt dung dịch hỗn hợp AgNO3 + HNO3 vào ít nước rửa qua giấy lọc. Nếu nước vẫn trong là được). Đặt giấy lọc cùng cặn trên nó vào chén sắt, cô cạn trên bếp cách thuỷ rồi đặt vào tủ sấy có nhiệt độ 110 oC trong 30 phút. Sau đó làm ẩm lại cặn trong chén bằng 5 ml axit clohyđric đặc phụ thêm nước rồi đem lọc, rửa lọc trên giấy lọc bằng nước nóng lần nữa cho hết axit clohyđric (các nhận biết như nêu trên).
Giấy lọc cùng với cặn nung trong chén bạch kim đã biết trước khối lượng, ở nhiệt độ 1 000 oC đến 1 100 oC trong 10 phút, rồi đem cân. Khối lượng cặn trong chén (m) tương ứng là lượng silic dioxit hoà tan trong 100 ml dung dịch.
Hàm lượng silic oxit vô định hình hoà tan (SiO2 vđh), tính bằng milimol trong 1 lít dung dịch NaOH, được xác định theo công thức:
SiO2 vđh = m x 3 300
trong đó
m là khối lượng cặn trong chén tương ứng lượng silic dioxit hoà tan trong 100 ml dung dịch.
Kết quả được lấy chính xác đến 0,01 %.