- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5694:2014 (ISO 9427:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định khối lượng riêng
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-4:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng thể tích
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-5:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-6:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định môđun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-8:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định độ bền ẩm
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7756-3 : 2007
VÁN GỖ NHÂN TẠO – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
Wood based panels – Test methods – Part 3: Determination of moisture content
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm của các loại ván gỗ nhân tạo.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7756-1 : 2007 Ván gỗ nhân tạo – Phương pháp thử - Phần 1: Lấy mẫu, chuẩn bị mẫu và biểu thị kết quả thử nghiệm.
3. Nguyên tắc
Độ ẩm mẫu thử được xác định từ khối lượng mất đi sau khi sấy khô so với khối lượng khô của mẫu thử (khối lượng không đổi sau khi sấy ở nhiệt độ 103 ± 2) oC).
4. Thiết bị và dụng cụ
- cân có độ chính xác đến 0,01 g;
- tủ sấy có quạt thông gió, có thể điều khiển và duy trì nhiệt độ (103 ± 2) oC;
- bình hút ẩm có đường kính miệng bình 200 mm.
5. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 7756-1 : 2007.
Mẫu thử có kích thước và hình dáng tùy ý, đảm bảo đại diện cho các vùng của tấm ván. Chiều dày mẫu là chiều dày tấm mẫu và khối lượng tối thiểu là 20 g. Mẫu thử phải sạch, không dính các mảnh vỡ, bụi, mùn cưa.
6. Cách tiến hành
6.1. Cân mẫu thử trước khi sấy
Cân mỗi mẫu thử ở trạng thái tự nhiên, ngay sau khi vừa được chuẩn bị xong với độ chính xác đến 0,01 g (m1).
6.2. Sấy mẫu
Đặt các mẫu thử đã cân vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ (103 ± 2) oC cho đến khi khối lượng của nó không đổi. Sau khi sấy được 6 giờ, lấy mẫu ra làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi đem cân.
Khối lượng của mỗi mẫu thử được coi là không đổi khi khối lượng giữa hai lần cân liên tiếp cách nhau 6 giờ có độ chênh lệch không lớn hơn 0,1 %.
6.3. Cân mẫu thử sau khi sấy
Sau khi sấy xong, các mẫu thử được làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Cân mỗi mẫu thử ngay sau khi lấy ra khỏi bình hút ẩm với độ chính xác đến 0,01 g (m0).
7. Biểu thị kết quả
7.1. Độ ẩm của mẫu thử (W), tính theo % khối lượng, xác định theo công thức:
Trong đó:
m1 khối lượng của mẫu thử trước khi sấy, tính bằng gam;
m0 khối lượng của mẫu thử sau khi sấy, tính bằng gam.
7.2. Độ ẩm dự kiến của tấm mẫu thử là giá trị trung bình cộng độ ẩm của tất cả các mẫu thử lấy ra từ tấm đó, tính theo phần trăm, chính xác đến 0,1 %.
8. Báo cáo thử nghiệm
Theo TCVN 7756-1 : 2007.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5694:2014 (ISO 9427:2003) về Ván gỗ nhân tạo - Xác định khối lượng riêng
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-4:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng thể tích
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-5:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm trong nước
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-6:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định môđun đàn hồi khi uốn tĩnh và độ bền uốn tĩnh
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7756-8:2007 về ván gỗ nhân tạo - Phương pháp thử - Phần 8: Xác định độ bền ẩm