TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
THUỶ SẢN VÀ SẢN PHẨM THUỶ SẢN ( XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HISTAMIN ( PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Fish and fishery products - Determination of histamine content - Method using high-performance liquid chromatography
Lời nói đầu
TCVN 8352 : 2010 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng histamin trong thủy sản và sản phẩm thủy sản bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Giới hạn phát hiện của phương pháp là 5 mg/kg.
Histamin có trong mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản được tách chiết bằng metanol. Dịch chiết được làm sạch trên cột trao đổi anion, sau đó được tạo dẫn xuất huỳnh quang với o-phthal aldehyt (OPT). Hàm lượng dẫn xuất histamin được xác định bằng hệ thống HPLC với detector huỳnh quang theo phương pháp ngoại chuẩn.
Chỉ sử dụng các thuốc thử và vật liệu thử tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác, và sử dụng nước cất loại dùng cho HPLC hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
3.1 Metanol.
Pha loãng 125 ml axit clohydric (HCl, đậm đặc 37 %) trong nước để có 500 ml.
3.3 Dung dịch axit HCl, 1 M
Pha loãng 40 ml dung dịch axit HCl 2,5 M (3.2) trong nước để có 100 ml.
3.4 Dung dịch axit HCl, 0,1 M
Pha loãng 10 ml dung dịch axit HCl 1 M (3.3) trong nước để có 100 ml.
3.5 Dung dịch NaOH, 1 M
Hòa tan 40 g natri hydroxit (NaOH, rắn) trong 1 000 ml nước.
3.6 Dung dịch OPT
Hòa tan 0,100 mg o-phthal aldehyt (OPT, 99 %, được bảo quản lạnh) trong 100 ml metanol (3.1).
Dung dịch OPT bền trong 1 tuần khi bảo quản lạnh trong chai sẫm màu.
3.7 Dung dịch H3PO4, 1,19 M
Pha loãng 121,8 ml axit phosphoric (H3PO4, đậm đặc 85 %) với nước để có 1 000 ml.
3.8 Các dung dịch chuẩn histamin
3.8.1 Dung dịch chuẩn gốc histamin, 1 000 mg/l
Hoà tan 0,165 6 g histamin dihydroclorua (C5H11Cl2N3, M = 184,07 g/mol) trong axit HCl 0,1 M rồi định mức đến 100 ml.
Dung dịch chuẩn gốc histamin bền trong 1 tuần khi bảo quản lạnh.
3.8.2 Dung dịch chuẩn trung gian histamin, 10 mg/l
Pha loãng 1 ml dung dịch chuẩn gốc histamin 1 000 mg/l (3.8.1) với dung dịch axit HCl 0,1 M (3.4) rồi định mức đến 100 ml.
Dung dịch chuẩn trung gian histamin bền trong 1 tuần khi bảo quản lạnh.
3.8.3 Các dung dịch chuẩn làm việc histamin
Pha loãng lần lượt 1; 2 và 3 ml dung dịch chuẩn histamin 10 mg/l (3.8.2) trong dung dịch axit HCl 0,1 M (3.4) rồi định mức đến 100 ml để được các dung dịch chuẩn 0,1; 0,2 và 0,3 mg/l.
Chuẩn bị mới các dung dịch chuẩn làm việc mỗi khi phân tích.
Hòa tan 1,089 g kali dihydro phosphat rắn (KH2PO4) trong gần 600 ml nước. Thêm 100 ml axetonitril và 0,10 ml trietylamin (TEA), chỉnh pH đến 7,30 ± 0,05 trên máy đo pH (4.10). Sau đó, chuyển dung dịch vào bình định mức 1 000 ml (4.3) rồi định mức tới vạch bằng nước.
CHÚ THÍCH: Trong quá trình chuẩn bị pha động, dung dịch phải được lọc qua giấy lọc 0,45 mm (4.6) và đuổi khí bằng bể siêu âm (4.5) trước khi sử dụng.
3.10 Nhựa trao đổi anion, Dowex loại 1 x 8, kích thước hạt 50 mesh đến 100 mesh hoặc loại tương đương.
Nhựa trao đổi anion được đổ vào trong dung dịch NaOH 1 M (3.5) với tỉ lệ tương ứng 15 ml NaOH/1 g nhựa. Tiến hành khuấy đều dung dịch, để yên ít nhất trong 30 min rồi gạn bỏ phần dung dịch. Lặp lại thao tác trên. Cuối cùng rửa nhựa với nước. Sau đó, đổ nhựa lên giấy lọc rồi rửa nhiều lần với nước cho đến khi hết NaOH. Nhựa bảo quản được 1 tuần trong nước.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.1 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,1 mg.
4.2 Bình nón, dung tích 150 ml.
4.3 Bình định mức, dung tích 50; 100 và 1 000 ml.
4.4 Pipet thủy tinh.
4.6 Giấy lọc, 0.45 mm, Whatman No.1 hoặc loại tương đương.
4.7 Máy nghiền, tốc độ 6 000 r/min đến 30 000 r/min, HEIDOLPH DIAX 900 hoặc loại tương đương.
4.8 Bể điều nhiệt, có thể duy trì nhiệt độ 20 0C đến100 0C, GRANT Y14 hoặc loại tương đương.
4.9 Máy lắc, tốc độ 50 r/min đến 500 r/min, IKAÒ KS 260 basic hoặc loại tương đương.
4.10 Máy đo pH, có thể đo từ 2 đến 12 đơn vị pH, Knick 766 hoặc loại tương đương.
4.11 Cột thủy tinh, có khóa teflon, dài 300 mm, đường kính trong 10,5 mm, đường kính ngoài 13 mm.
4.12 Cột sắc ký lỏng C18, dài 50 mm, đường kính trong 4,6 mm, kích thước hạt: 5 mm, Licrocart hoặc loại tương đương.
4.13 Hệ thống HPLC, được trang bị detector huỳnh quang.
4.14 Máy nghiền, sử dụng chất lỏng để đồng hóa mẫu.
5.1 Chuẩn bị mẫu thử
Nghiền ít nhất 200 g mẫu bằng máy nghiền (4.14). Cân 10 g mẫu đã được nghiền, chính xác đến 0,1 mg cho vào bình nón 150 ml (4.2).
Thêm 50 ml metanol (3.1), đồng hóa mẫu bằng máy nghiền (4.7) trong 2 min. Đặt bình chứa dung dịch mẫu trên bể điều nhiệt (4.8) ở nhiệt độ 60 0C trong 15 min. Sau đó, chuyển toàn bộ sang bình định mức 100 ml (4.3); tráng bình nón bằng metanol (3.1).
Để nguội dung dịch tới nhiệt độ trong phòng rồi định mức đến vạch bằng metanol (3.1) để có 100 ml (kí hiệu V1). Lắc đều dung dịch rồi lọc qua giấy lọc (4.6). Dịch chiết thu được bền trong vài tuần khi bảo quản lạnh.
CHÚ THÍCH: Đối với mẫu nước mắm, mẫu thử được chuẩn bị bằng cách pha loãng trực tiếp 0,1 ml nước mắm với 0,9 ml metanol (3.1) trong ống ly tâm dung tích 1,5 ml, ly tâm và lấy 0,1 ml dịch ly tâm đem làm sạch theo 5.4.2.
Mẫu trắng là mẫu thuỷ sản đã được xác định không chứa histamin. Tiến hành chuẩn bị mẫu trắng như chuẩn bị với mẫu thử theo 5.1.
5.3 Chuẩn bị mẫu để xác định độ thu hồi 100 ppm
Thêm chính xác 1 ml dung dịch chuẩn histamin 1 000 mg/l (3.8.1) vào 10 g mẫu trắng đã được nghiền. Tiến hành chuẩn bị mẫu để xác định độ thu hồi như chuẩn bị với mẫu thử theo 5.1.
5.4.1 Chuẩn bị cột làm sạch
Nhồi nhựa trao đổi anion đã được chuẩn bị (3.10) vào cột thủy tinh (4.11) đến chiều cao khoảng 8 cm và giữ không để khô cột. Trước khi sử dụng phải rửa cột thủy tinh với 10 ml nước.
Lần lượt cho 1 ml dịch chiết thu được theo 5.1, 5.2 và 5.3 hoặc 0,1 ml nước mắm pha loãng theo 5.1 (kí hiệu V2) qua cột, rồi rửa cột bằng 4 ml đến 5 ml nước. Thu dịch chảy ra vào bình định mức 50 ml (4.3) đã chứa 5 ml dung dịch axit HCl 1 M (3.3). Khi lớp dung dịch cách mặt trên lớp nhựa khoảng 2 mm phải cho tiếp nước vào cột cho đến khi thu được khoảng 35 ml dịch giải hấp. Khóa cột rồi định mức phần dịch giải hấp thu được bằng nước để có 50 ml (kí hiệu V3).
5.5 Tạo dẫn xuất huỳnh quang
5.5.1 Dung dịch xác định đường chuẩn
Hút chính xác 5 ml các dung dịch chuẩn histamin làm việc (3.8.3) vào các bình định mức 50 ml (4.3), thêm 3 ml dung dịch NaOH 1 M (3.5) vào mỗi bình rồi lắc đều. Sau khoảng 5 min, thêm 1 ml dung dịch OPT (3.6) vào mỗi bình. Sau đúng 4 min, tiếp tục thêm 3 ml dung dịch H3PO4 1,19 M (3.7) vào mỗi bình, định mức đến vạch bằng dung dịch HCl 0,1 M (3.4) rồi lắc đều các bình.
Chú ý cần lắc đều dung dịch sau mỗi lần thêm thuốc thử, ít nhất 1 lần trong quá trình tạo phản ứng với dung dịch OPT (3.6).
Hút chính xác 5 ml dịch chiết mẫu trắng đã được làm sạch (5.4.2) vào bình định mức 50 ml (4.3). Sau đó, tiến hành tạo dẫn xuất như đối với dung dịch xác định đường chuẩn theo 5.5.1.
Hút chính xác 5 ml dịch chiết mẫu xác định độ thu hồi đã được làm sạch (5.4.2) vào bình định mức 50 ml (4.3). Sau đó, tiến hành tạo dẫn xuất như đối với dung dịch xác định đường chuẩn theo 5.5.1.
Hút chính xác 5 ml dịch chiết mẫu thử đã được làm sạch (5.4.2) vào bình định mức 50 ml (4.3). Sau đó, tiến hành tạo dẫn xuất như đối với dung dịch xác định đường chuẩn theo 5.5.1.
5.6 Tiến hành phân tích trên HPLC
5.6.1 Điều kiện phân tích
– cột sắc ký: cột C18 (4.12);
– nhiệt độ cột: 40 0C;
– pha động: hỗn hợp gồm: KH2PO4 , axetonitril và TEA (3.9);
– tốc độ dòng : 1 ml/min;
– bước sóng kích thích: 350 nm;
– bước sóng phát xạ: 444 nm;
– thể tích tiêm: 20 ml.
5.6.2 Ổn định cột sắc ký trong 30 min tại chế độ làm việc.
5.6.3 Tiêm các dung dịch chuẩn đã được tạo dẫn xuất huỳnh quang (5.5.1). Dựng đường chuẩn theo mối quan hệ tuyến tính của diện tích píc sắc ký và nồng độ.
Đường chuẩn phải có hệ số tương quan quy hồi tuyến tính (R2) lớn hơn hoặc bằng 0,99.
5.6.4 Tiêm dịch chiết mẫu trắng (5.5.2),dịch chiết mẫu xác định độ thu hồi (5.5.3) và dịch chiết mẫu thử (5.5.4) đã được tạo dẫn xuất huỳnh quang vào hệ thống HPLC. Mỗi dịch thực hiện 2 lần. Tính diện tích trung bình và xác định nồng độ histamin trong dịch chiết từ đường chuẩn.
Hàm lượng histamin có trong mẫu thử, C, biểu thị bằng miligam trên kilogam (mg/kg) được tính theo công thức sau:
trong đó
Co là nồng độ histamin có trong dịch chiết mẫu (5.6.4), tính bằng microgam trên mililit (mg/ml);
V1 là thể tích dịch mẫu thử (100 ml) đã được định mức (5.1);
V2 là thể tích dịch chiết được làm sạch (5.4.2) (1 ml dịch chiết thủy sản hoặc 0,1 ml dịch nước mắm pha loãng);
V3 là thể tích dịch đã được làm sạch (5.4.2) chứa trong bình định mức (V3 = 50 ml);
m là khối lượng (10 g) của mẫu thử đã được nghiền (5.1).
CHÚ THÍCH: Nếu kết quả tính trên mẫu lớn hơn 15 mg/100 g thủy sản thì phải pha loãng dịch chiết mẫu và thực hiện lại qui trình từ 5.4.
7.1 Độ lặp lại
Độ lệch chuẩn lặp lại, CVS, tính theo diện tích píc sắc ký của 2 lần tiêm cùng một dung dịch chuẩn phải nhỏ hơn 0,5 %.
7.2 Độ thu hồi
Độ thu hồi của mẫu, R, được xác định theo mỗi lần phân tích mẫu. Độ thu hồi tính được phải nằm trong khoảng từ 90 % đến 110 %.
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tự chọn và bất kỳ chi tiết nào có ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được.
[1] NMKL (Nordic committee on food analysis), No 99, 1981, Histamine. Determination in fish