Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG

TCXD 16:1986

CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO TRONG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

Artificial lighting in civil works

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, cải tạo và quản lí hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên trong nhà ở và công trình công cộng.

Khi thiết kế chiếu sáng, ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế chiếu sáng các công trình dân dụng đặc biệt (công trình ngầm xưởng phim, sân khấu nhà hát, cảng sông, cảng biển nhà ga, sân bay v. v...), công trình công nghiệp, các phương tiện giao thông, kho tàng...

Những thuật ngữ kĩ thuật chiếu sáng dùng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa ở phụ lục l

1. Quy định chung

1.1. Được phép sử dụng đèn huỳnh quang và đèn nung sáng (kể cả đèn halôgen nung sáng) để chiếu sáng trong nhà ở và công trình công cộng. Khi chọn loại nguồn sáng cần lấy theo phụ lục 2.

1.2. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà ở và công trình công cộng được chia ra như sau:

- Chiếu sáng làm việc;

- Chiếu sáng sự cố;

- Chiếu sáng để phân tán người;

- Chiếu sáng bảo vệ;

1.3. Trong nhà ở và công trình công cộng phải có chiếu sáng làm việc để đảm bảo sự làm việc, hoạt động bình thường của người và các phương tiện vận động bình thường của người và các phương tiện vận chuyển khi không có hoặc thiếu ánh sáng tự nhiên.

1.4. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo được phép sử dụng hai hệ thống chiếu sáng: chiếu sáng chung và chiếu sáng hỗn hợp.

Hệ thống chiếu sáng chung được chia ra như sau:

- Chiếu sáng chung đều;

- Chiếu sáng chung khu vực;

Hệ thống chiếu sáng hỗn hợp bao gồm: chiếu sáng chung và chiếu sáng tại chỗ. Cấm sử dụng chỉ có riêng chiếu sáng tại chỗ để chiếu sáng làm việc.

1.5. Khi xác định trị số độ rọi trong nhà ở và công trình công cộng phải theo thang độ rọi quy định trong bảng l.

1.6. Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo, phải tính đến hệ số dự trữ. Trị số hệ số dự trữ và số lần lau đèn quy định trong bảng 2.

Bảng 1

Bậc thang

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

Độ rọi (lx)

0,2

0,3

0,5

1

2

3

5

7

10

Bậc thang

X

XI

XII

XIII

XIV

XV

XVI

XVII

XVIII

Độ rọi (lx)

20

30

50

75

100

150

200

300

400

Bậc thang

XIX

XX

XXI

XXII

XXIII

XXIV

XXV

XXVI

XXVII

Độ rọi (lx)

500

600

750

1000

1250

1500

2000

2500

3000

 

Bảng 2

Đối tượng được chiếu sáng

Hệ số dự trữ

Số lần lau đèn ít nhất trong 1 năm

Khi dùng đèn phóng điện trong chất khí

Khí dùng đèn nung sáng

Các phòng của nhà ở và công trình công cộng (văn phòng, phòng làm việc, phòng ở, lớp học, phòng thí nghiệm, phòng đọc, hội trường, gian bán hàng v.v...)

1,5

1,3

3

1.7. Cần phải có phương tiện nâng hạ hoặc thang để sử dụng trong việc bảo dưỡng các thiết bị chiếu sáng trên cao (lau bụi, thay bóng, sửa chữa đèn v. v...)..

1.8. Trong các công trình công cộng phải có các phòng phụ trợ, dùng để sửa chữa, lau chùi đèn, làm kho chứa vật liệu, các thiết bị chiếu sáng.

2. Chiếu sáng sự cố, chiếu sáng để phân tán người và chiếu sáng bảo vệ

2.1. Phải có chiếu sáng sự cố trong các phòng và những nơi làm việc sau đây:

- Những nơi có nguy cơ gây nổ, cháy, nhiễm độc cho người;

- Những nơi khi chiếu sáng làm việc đột nhiên bị mất sẽ làm gián đoạn quy trình làm việc hoặc trình tự tiến hành công việc trong một thời gian dài;

- Những công trình đầu mối quan trọng nếu ngừng hoạt động sẽ gây ảnh hưởng không tốt về chính trị, kinh tế ví dụ như các trạm bơm cấp thoát nước cho nhà ở và công trình công cộng, hệ thống thông hơi, thông gió trong các phòng v. v...

- Những nơi có liên quan đến tính mạng con người như: Phòng mổ, phòng cấp cứu hồi sức, phòng đẻ, phòng khám bệnh v.v...

2.2. Độ rọi nhỏ nhất trên mặt làm việc do các đèn chiếu sáng sự cố tạo ra không được nhỏ hơn 5% trị số của độ rọi chiếu sáng làm việc quy định trong bảng 4 nhưng không được nhỏ hơn 2 lux ở trong nhà và l lux ở ngoài nhà.

2.3. Trong các phòng mổ trị số độ rọi do chiếu sáng sự cố tạo ra không được nhỏ hơn 150 lux.

2.4. Phải có chiếu sáng để phân tán người ở những nơi như sau:

- ở những nơi có thể gây nguy hiểm cho người đi qua

- ở các lối đi, cầu thang, hành lang phân tán;

- Trên các cầu thang của nhà ở trên 5 tầng;

- Trong các phòng của công trình công cộng có trên 100 người.

2.5. Trị số độ rọi nhỏ nhất do các đèn chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người tạo ra trên mặt sàn (hoặc nền) các lối đi, bậc cầu thang v.v... không được nhỏ hơn 0,5 lux ở trong nhà vào, 2 lux ở ngoài nhà.

2.6. Phải sử dụng đèn nung sáng để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.

Cấm sử dụng đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp đèn halôgen v.v... để chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người.

2.7. Mạng điện của hệ thống chiếu sáng sự cố, hệ thống chiếu sáng để phân tán người phải mắc vào nguồn điện riêng, không được mất điện trong bất kỳ tình huống nào.

2.8. Đèn chiếu sáng sự cố trong các phòng có thể dùng để chiếu sáng phân tán người.

2.9. Trong các công trình công cộng, những cửa ra của các phòng có trên 100 người phải có đèn báo hiệu chỉ dẫn lối thoát khi xảy ra sự cố. Những đèn chỉ dẫn này phải mắc vào mạng điện chiếu sáng sự cố.

2.10. Đèn chiếu sáng sự cố và chiếu sáng phân tán người cần khác với đèn chiếu sáng làm việc về kích thước, chủng loại hoặc có dấu hiệu riêng trên đèn.

2.11. Phải có chiếu sáng bảo vệ dọc theo ranh giới của nhà ở và công trình công cộng.

Trị số độ rọi để chiếu sáng bảo vệ ở mặt phẳng nằm ngang sát mặt đất hoặc ở một phía của mặt phẳng thẳng đứng cách mặt đất 0,5m không được nhỏ hơn 0,5 lux.

3. Chiếu sáng nhà ở và công trình công cộng

3.1. Theo đặc điểm công việc, các phòng của công trình công cộng chia thành ba nhóm như sau:

a) Nhóm 1 gồm: Văn phòng, phòng làm việc, phòng thiết kế, phòng bác sĩ, phòng mổ, lớp học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, phòng đọc .v.v... Trong đó, người làm việc phải nhìn tập trung lên mặt làm việc để làm những công việc chính xác;

b) Nhóm 2 gồm: Phòng ăn, uống, gian bán hàng của cửa hàng mậu dịch, gian triển lãm, gian trưng bày tranh ảnh, phòng nhận trẻ .v.v... Trong đó cần phân biệt vật ở nhiều hướng và quan sát không gian xung quanh;

c) Nhóm 3 gồm: Phòng hòa nhạc, hội trường, gian khán giả, phòng giải lao của nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu bóng, sảnh vào, phòng giữ áo ngoài .v.v... Trong đó, tiến hành chủ yếu việc quan sát không gian xung quanh.

3.2. Độ rọi trên mặt làm việc hoặc vật cần phân biệt trong các phòng của nhà ở và công trình công cộng khi sử dụng hệ thống chiếu sáng chung không được nhỏ hơn các trị số độ rọi quy định trong bảng 3 và bảng 4.

Bảng 3

Kích thước vật cần phân biệt (mm)

Cấp công việc

Phân cấp

Tính chất thời gian của công việc

Độ rọi nhỏ nhất (lux)

Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang

Chiếu sáng bằng đèn nung sáng

Từ 0,15 đến 0,30

I

a b c

Thường xuyên Chu kì từng đợt Không lâu

400

300

150

200

150

75

Từ 0,30 đến 0,50

II

a b

c

Thường xuyên

Chu kì từng đợt

Không lâu

300

200

100

150

100

50

Trên 0,5

III

a b

c

Thường xuyên

Chu kì từng đợt

Không lâu

150

100

75

75

50

30

Ghi chú: Được phép tăng trị số độ rọi quy định trong bảng 3 lên một bậc (theo thang độ rọi ở bảng 1) khi có yêu cầu về mặt vệ sinh hoặc chuyên ngành (ví dụ: phòng ăn, bếp, gian bán hàng của cửa hàng, phòng mổ, gian khán giả, phòng máy .v.v...)

3.3. Độ rọi trong các phòng phụ trợ không được nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng 5.

Bảng 4 - Độ rọi nhỏ nhất trên mặt làm việc xin sử dụng hệ thống chiếu sáng chung trong nhà ở và công trình công cộng

Tên công trình, gian, phòng

Nhóm phòng

Cấp công việc

Mặt phẳng quy định độ rọi - độ cao cách mặt sàn (m)

Độ rọi nhỏ nhất (lx)

Ghi chú

Chiế u sáng bằng đèn huỳn h quan g

Chiếu sáng bằng đèn nung sáng

1

2

3

4

5

6

7

1. Cơ quan hành chính sự nghiệp, viện thiết kế, viện nghiên cứu khoa học kĩ thuật.

 

 

 

 

 

 

1.1 Phòng làm việc, văn phòng

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ

1.2. Phòng thiết kế, vẽ kĩ thuật, can họa bản đồ

1

Ia

Ngang – 0,8

400

200

nt

1.3. Phòng đánh máy, máy tính

1

IIa

Ngang – 0,8

300

150

Nt

1.4. Phòng nghiệp vụ của ngân hàng, quỹ tiết kiệm bưu điện.

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

1.5. Kho lưu trữ hồ sơ

1

 

 

 

 

 

a) Bàn làm việc

 

IIb

Ngang – 0,8

200

100

Dùng đèn loại chống cháy

b) Giá để hồ sơ

 

-

Ngang – 0,8 (trên giá)

75

30

nt

1.6. Phòng in ốp xét

1

 

 

 

 

 

a) Bộ phận trình bày

 

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

b) Bộ phận chuẩn bị và chế tạo khuôn in

 

IIIa

Ngang – 0,8

150

75

-

c) Bộ phận in

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

1.7. Phòng in ôzalít (in bằng ánh sáng)

1

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

1.8. Phòng ảnh

1

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

-

1.9. Xưởng mộc, mô hình, sửa chữa.

1

IIIa

Ngang – 0,8

150

75

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ.

1.10. Phòng họp, hội nghị, hội trường.

2

-

Ngang – 0,8

150

75

 

1.11. Phòng giải lao (hành lang ngoài phòng họp, hội nghị, hội trường)

3

IIIc

Sàn

75

30

-

1.12. Phòng thí nghiệm

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

-

2. Trường phổ thông, trường đại học,            cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

 

 

 

 

 

 

2.1. Phòng học, giảng đường lớp học:

1

IIb

 

 

 

 

a) Bảng

 

 

Đứng – trên bảng

200

100

-

b) Bàn học

 

 

Ngang – 0,8

200

100

-

2.2. Phòng thí nghiệm, xét nghiệm

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

-

2.3. Phòng hoạ, vẽ kĩ thuật, thiết kế đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp

1

Ib

 

 

 

 

a) Bảng

 

 

Đứng - trên hàng

200

100

 

b) Bàn làm việc

 

 

Ngang – 0,8

300

150

 

2.4. Xưởng rèn

1

IIIa

Ngang – 0,8

-

100

Độ rọi tăng 1 cấp theo mục 2.2h của TCVN 3748-88

2.5. Xưởng mộc

1

IIIa

Ngang – 0,8

200

100

 

2.6. Phòng nữ công

 

 

 

 

 

 

a) Học thêu may

 

IIb

Ngang – 0,8

200

100

-

b) Học nấu ăn

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

75

-

2.7. Gian thể dục thể thao

2

-

Sàn

Đứng – 2,0

200

75

100

30

Bảo đảm độ rọi ở cả hai bên bề mặt đứng qua trục dọc của phòng

2.8. Văn phòng, phòng làm việc của giáo viên, phòng hiệu trưởng

1

IIc

Ngang – 0,8

100

50

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ.

2.9. Phòng chơi, giải lao

5

IIIc

Sàn

75

30

-

2.10. Hội trường, phòng khánh tiết, giảng đường có chiếu phim

3

-

Sàn

200

100

-

2.11. Sân khấu của hội trường

-

-

Đứng – 1,5

150

75

-

2.12. Kho dụng cụ, đồ đạc, trang thiết bị

-

IIIc

Sàn

75

30

-

3. Thư viện

 

 

 

 

 

 

3.1. Phòng đọc

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

Đặt ổ cắm bổ sung chiếu sáng

3.2. Phòng danh mục sách

1

Ic

Đứng – trên mật để danh mục

150

75

nt

3.3. Phòng cấp thẻ độc giả

1

Ic

Ngang – 0,8

150

75

nt

3.4. Phòng trưng bày, giới thiệu sách mới xuất bản.

1

IIc

Ngang – 0,8

100

50

nt

3.5. Kho sách

1

IIIc

Đứng 1,0 trên giá

75

30

Sử dụng đèn loại chống cháy

3.6. Phòng đóng bìa, đóng sách

1

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

4. Nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà triển lãm.

 

 

 

 

 

 

4.1.

 

 

 

 

 

 

a) Hội trường trung tâm của cả nước có chức năng tổ chức những hoạt động chính trị, văn hóa

2

-

Ngang – 0,8

400

200

Độ rọi tăng một cấp khi công trình có y nghĩa chính trị quan trọng

b) Hội trường trung tâm tỉnh, thành phố

2

-

Ngang – 0,8

200

100

Độ rọi tăng một cấp khi công trình có y nghĩa chính trị quan trọng

4.2. Gian khán giả của nhà hát, cung văn hoá, phòng hoà nhạc, rạp xiếc.

3

-

Ngang – 0,8

100

75+

 

4.3. Gian khán giả câu lạc bộ, nhà văn hoá, phòng giải lao của nhà hát.

3

-

Sàn

75

50x

nt

4.4. Gian triển lãm

2

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

4.5. Gian khán giả của rạp chiếu bóng có:

3

-

 

 

 

 

- Trên 800 chỗ ngồi

 

 

Ngang – 0,8

75

50x

 

- Dưới 800 chỗ ngồi

 

 

Ngang – 0,8

-

30

 

4.6. Phòng giải lao của rạp chiếu bóng, nhà văn hoá, câu lạc bộ

3

IIIc

Sàn

100

50

Độ rọi tăng 1 cấp do yêu cầu thích nghi của mắt

4.7. Phòng sinh hoạt chuyên đề

2

IIc

Ngang – 0,8

100

50

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ

4.8. Phòng đặt máy chiếu phim, thiết bị điều khiển âm thanh, thiết bị điều khiển ánh sáng

-

IIc

Ngang – 0,8

75

50+

nt

50+

4.9. Phòng của diễn viên, phòng hóa trang

1

IIc

Trên mặt diễn viên ở gần gương

100

50

Sử dụng đèn huỳnh quang có cải tiến về sự truyền màu

5. Nhà trẻ và trường mẫu giáo

 

 

 

 

 

 

5.1. Phòng nhận trẻ

2

IIc

Ngang – 0,8

100

50

 

5.2. Phòng nhóm trẻ, phòng chơi, học hát, múa, tập thể dục

1

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

 

5.3. Phòng ngủ

2

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

 

5.4. Phòng dành cho trẻ em bị ốm, phòng cách li

2

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

-

6. Nhà nghỉ

 

 

 

 

 

 

6.1. Phòng ngủ

2

IIIc

Ngang – 0,8

75

50+

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ

7. Bệnh viện, nhà điều dưỡng

 

 

 

 

 

 

7.1. Phòng mổ

1

IIa

Ngang – 0,8

300

150

Trên bàn mổ phải trang bị thêm đèn mổ đảm bảo độ rọi 3000 lux.

7.2. Phòng gây mê, phòng đẻ, phòng hậu phẫu, phòng băng bó

1

IIa

Ngang – 0,8

300

150

 

7.3. Phòng bác sĩ, phòng khám bệnh.

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

7.4. Phòng liệu pháp vật lí

1

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

nt

7.5. Phòng (khoa) X quang

1

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

nt

7.6. Phòng bệnh nhân

2

Ibc

Ngang – 0,8

75

50

nt

7.7. Phòng hội chuẩn, giảng đường

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

7.8. Phòng y tá, hộ lí, phòng trực của y tá, hộ lí

1

IIIa

Ngang – 0,8

150

75

nt

7.9. Phòng bác sĩ trưởng khoa

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

7.10. Phòng xét nghiệm

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

7.11. Phòng dược:

 

 

 

 

 

 

a) Gian bán hàng

2

IIc

Ngang – 0,8

100

50

-

b) Nơi nhận đơn thuốc và để thuốc đã pha chế

1

IIIa

Ngang – 0,8

150

75

nt

7.12. Kho thuốc dụng cụ y tế

-

IIIc

Đứng – 1,0 (trên giá)

75

30

-

7.13. Phòng để nồi hấp diệt trùng

-

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

-

7.14. Buồng máy phóng xạ

-

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

-

7.15. Phòng để chăn màn, nơ gửi đồ đạc của bệnh nhân

-

IIIc

Đứng – 1,0 (trên giá)

75

30

-

7.16. Nhà xác

-

-

Ngang – 0,8

75

30

-

7.17. Phòng đăng kí, phòng cấp cứu

1

IIc

Ngang – 0,8

100

75+

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ.

8. Phòng y tế

 

 

 

 

 

 

8.1. Phòng chờ khám

2

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

nt

8.2. Phòng đăng kí, phòng nhân viên trực, phòng của ng|ời phụ trách

1

IIc

Ngang – 0,8

100

50

nt

8.3. Phòng bác sĩ, phòng băng bó

1

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

8.4. Phòng liệu pháp vật lí

1

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

-

8.5. Buồng để nồi hấp tẩy trùng, kho thuốc và bông băng

-

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

 

9. Cửa hàng

 

 

 

 

 

 

9.1. Gian bán hàng của cửa hàng sách, cửa hàng vải, quần áo, bách hóa, cửa hàng mĩ nghệ vàng bạc, l|u niệm thực phẩm

2

IIc

Ngang – 0,8

+

150

+

-

9.2. Gian bán hàng của cửa hàng bán đồ gỗ, vật liệu xây dựng, đồ điện, văn phòng phẩm

2

IIc

Ngang – 0,8

100

50

-

9.3. Nơi thu tiền, phòng thủ quỹ

1

IIc

Ngang – 0,8

100

75x

-

9.4. Kho để hàng hóa

-

IIIc

Sàn

75

30

-

10. Cửa hàng ăn uống và dịch vụ

 

 

 

 

 

 

10.1. Phòng ăn của cửa hàng ăn uống

2

IIc

Ngang – 0,8

100

50

-

10.2. Nơi giao đồ ăn uống

2

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

10.3. Bếp

1

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

10.4. Kho để thực phẩm

-

IIIc

Sàn

-

50x

-

10.5. Nhà tắm công cộng

2

 

 

 

 

 

a) Phòng đợi

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

b) Phòng thay quần áo

 

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

 

c) Phòng tắm hoa sen

 

IIIc

Sàn

75

30

Cần sử dụng đèn huỳnh quan loại chống thấm nước

10.6. Hiệu cắt tóc, uốn tóc

1

IIIb

Ngang – 0,8

100

75

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ

10.7. Hiệu ảnh

 

 

 

 

 

 

a) Nơi tiếp khác và trả hàng

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

nt

b) Phòng chụp

 

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

nt

c) Phòng sửa ảnh, sửa phim (rơ tút)

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

75x

nt

10.8. Cửa hàng nhuộm, hấp, tẩy, giặt là:

 

 

 

 

 

 

a) Nơi giao, nhận hàng

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

nt

 

 

 

Đứng – 1,0 (trên giá)

75

30

 

b) Phòng nhuộm, tẩy hấp, giặt là:

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

10.9. Cửa hàng may đo

1

 

 

 

 

 

a) Buồng đo, thử

 

IIc

Đứng – 1,5

100

50

-

b) Phân xưởng máy

 

Ia

Ngang – 0,8

400

200

-

c) Bộ phận cắt

 

IIa

Ngang – 0,8

300

150

-

d) Bộ phận là, hấp

 

IIIa

Ngang – 0,8

150

75

-

10.10. Cửa hàng sửa chữa:

1

 

 

 

 

 

a) Mũ, đồ da, vải bạt

 

IIa

Ngang – 0,8

300

150

-

b) Giầy dép, đồ điện

 

IIIa

Ngang – 0,8

150

75

-

c) Đồng hồ, đồ kim hoàn

 

IIa

Ngang – 0,8

300

150

Khi sử dụng chiếu sáng hỗn hợp quy định độ rọi tiêu chuẩn là 1.000 lx

d) Máy ảnh, máy thu thanh, vô tuyến truyền hình, máy chiếu phim

 

IIa

Ngang – 0,8

300

150

nt

10.11. Cửa hàng băng ghi âm, đĩa hát:

1

 

 

 

 

 

a) Phòng ghi, sang băng và nghe băng

 

IIIb

Ngang – 0,8

100

50

-

b) Kho chứa băng ghi âm, đĩa hát

-

IIIc

Đứng – 1,0

75

30

-

11. Khách sạn

 

 

 

 

 

 

11.1. Phòng dịch vụ, nơi giao dịch với khách

1

Ic

Ngang – 0,8

150

75

Cần phải đặt ổ cắm để bổ sung chiếu sáng tại chỗ

11.2. Phòng bán hàng mĩ nghệ, đồ lưu niệm

2

IIc

Ngang – 0,8

100

50

nt

11.3. Phòng ăn

2

IIc

Ngang – 0,8

100

50

 

11.4. Phòng chiêu đãi, hội nghị

2

IIb

Ngang – 0,8

200

100

nt

11.5. Bar, vũ trường

2

-

Ngang – 0,8

75

30

nt

11.6. Quầy bar

2

-

Ngang – 0,8

100

50

nt

11.7. Phòng khách

2

-

Ngang – 0,8

100

50

nt

11.8. Phòng ngủ

2

-

Ngang – 0,8

75

30

nt

11.9. Phòng nhân viên phục vụ (Nhân viên phục vụ bàn, buồng, bếp, nhân viên bảo vệ .v.v...)

2

IIIc

Ngang – 0,8

75

30

nt

11.10. Phòng là quần áo, đánh giầy

1

IIc

Ngang – 0,8

100

50

nt

12. Nhà ở

 

 

 

 

 

 

12.1. Phòng ở

-

-

Ngang – 0,8

75

50

-

12.2. Bếp

-

-

Ngang – 0,8

75

30

 

12.3. Hành lang, buồng tắm, buồng vệ sinh (xí)

-

-

Ngang – 0,8

-

30

-

Ghi chú: (Bảng 4)

1. Đối với những phòng thuộc nhóm 1 và nhóm 2 không nêu trong bảng 4 được phép lấy trị số rọi theo bảng 3:

2. Cần phải áp dụng các biện pháp được trình bày trong phụ lục 3 để hạn chế chói lóa phản xạ từ mặt làm việc ở trong các phòng thuộc nhóm 1 và nhóm 2.

3. Trong các phòng tắm phải thiết kế chiếu sáng tại chỗ để tạo ra độ rọi tại mặt phẳng đứng, trên chậu rửa mặt là 75 lux khi dùng đèn huỳnh quang 30 lux- đèn nung sáng.

4. Độ rọi trong bảng 4 có kí hiệu +xem chú thích của bảng 3.

Bảng 5

Tên phòng

Nhóm phòng

Mặt phẳng quy định độ rọi và độ cao cách mặt sàn (m)

Độ rọi nhỏ nhất

Ghi chú

1

2

3

4

5

Sảnh vào và phòng gửi áo ngoài cửa:

3

Sàn

75

 

a) Các trường đại học, trường phổ thông, kí túc xá, khách sạn nhà hát, câu lạc bộ

 

 

 

 

b) Các công trình công cộng khác

 

 

 

 

Cầu thang

 

Sàn

 

 

a) Các cầu thang chính

 

 

30

 

b) Các cầu thang khác

 

Chiếu nghỉ và các bậc thang

30

 

 

 

Chiếu nghỉ và các bậc thang

 

 

Sảnh đợi thang máy

3

Sàn

30+

 

Phòng thường trực

 

Ngang - 0,8

 

 

 

3

 

75

 

Hành lang lối đi, nhà cầu:

2

 

50

 

a) Các hành lang và lối đi chính

 

 

 

 

b) Các hành lang và lối đi khác

 

Sàn

 

 

Tầng giáp mái:

 

 

50

 

Phòng vệ sinh trong các công trình công cộng:

3

Sàn

 

 

a) Buồng rửa mặt, xí, buồng vệ sinh phụ nữ

 

Sàn

 

 

b) Buồng tắm hoa sen, buồng gửi quần áo

 

 

30+

 

Chú thích: Độ rọi trong bảng 5 có kí hiệu + yêu cầu sử dụng đèn nung sáng.

3.4. Khi thiết kế chiếu sáng các công trình công cộng ngoài việc đảm bảo độ rọi quy định trong bảng 4, cần đánh giá chất lượng chiếu sáng của công trình theo yêu cầu bão hòa ánh sáng (độ rọi trụ) và chỉ số chói lóa mất tiện nghi M.

3.5. Độ rọi trụ trong các phòng của công trình công cộng không được nhỏ hơn những trị số ghi trong bảng 6.

Độ rọi trụ, được xác định trên trục dọc qua tâm của phòng, cách tường ở đầu trục dọc đó 1m, ở độ cao 1,5m cách sàn nhà - theo phụ lục 4.

3.6. Trong trường hợp cần thiết kế chiếu sáng bổ sung cho những đối tượng kiến trúc - mĩ thuật để trang trí các phòng của nhà công cộng (tượng, tấm panô, phù điêu v.v...) phải tuân theo những quy định trong bảng 7.

Bảng 6

Yêu cầu bão hòa ánh sáng trong phòng

Độ rọi trụ nhỏ nhất (Lx)

Khi dùng đèn huỳnh quang

Khi dùng đèn nung sáng

Rất cao (Ví dụ: hội trường trung tâm của cả nước, tỉnh, thành phố, phòng chiêu đãi, hội nghị v.v...)

100

50

Cao (Ví dụ: phòng họp, hội trường, phòng khách tiết, giảng đường ăn uống, gian khán giả của nhà hát cung văn hóa phòng hòa nhạc, rạp xiếc, v.v...)

75

30

Bình thường (Ví dụ: gian triển lãm, phòng trưng bày tranh, gian khán giả và phòng giải lao của câu lạc bộ, nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, phòng giải lao của rạp xiếc v.v...)

50

-

 

Bảng 7

Hệ số phản xạ của vật liệu trên mặt các đối tượng được chiếu sáng

Độ rọi trung bình trên đối tượng được chiếu sáng với độ rọi trụ (l.x)

Từ 75 đến 100

Nhỏ hơn 0,5

Từ 0,5 đến 0,8

Trên 80

1.250

750

400

1.500

1.250

750

3.7. Chỉ số chói loà mất tiện nghi M khi sử dụng hệ thống chiếu sáng chung không được lớn hơn các trị số ghi trong bảng 8.

Bảng 8

Những điều kiện của công việc

Chỉ số chói lòa mất tiện nghi M khi độ rọi trên mặt làm việc

Từ 200 lx trở xuống

Từ 300 lx trở lên

Hướng nhìn chủ yếu lên phía trên tạo với đường thẳng nằm ngang một góc 450 trở lên (ví dụ: Phòng bệnh nhân; phòng bác sĩ, phòng mổ, phòng đẻ, phòng khám bệnh, phòng băng thao, các phòng của nhà trẻ, trường mẫu giáo v.v...)

25

15

Hướng nhìn chủ yếu theo đường thẳng nằm ngang hoặc hướng xuống dưới đường thẳng nằm ngang (tất cả các phòng thuộc nhóm 1 và nhóm 2)

60

40

Quan sát toàn thể không gian xung quanh (tất cả các phòng thuộc nhóm 3)

90

60

Chỉ số chói loà mất tiện nghi M được xác định trên trục dọc qua tâm của phòng bên cạnh tường ở đầu trục dọc đó, ở độ cao l,5m so với sàn nhà - theo phụ lục 5.

3.8. Đối với những phòng có chiều dài không lớn hơn hai lần độ cao của đèn so với sàn nhà các phòng gửi áo ngoài, hành lang, nhà cầu, kho, nhà vệ sinh, cầu thang (theo đúng yêu cầu của mục 3.9) không quy định chỉ số chói lòa mất tiện nghi.

3.9. Cần phải bố trí những đèn có góc bảo vệ không nhỏ hơn 10 độ để chiếu sáng cầu thang.

Được phép sử dụng các đèn huỳnh quang "trần" không có bộ phận phản xạ và tán xạ với tổng công suất các bóng trong đèn không lớn hơn 40 W để chiếu sáng cầu thang.

4. Chiếu sáng nhà thể thao

4.1. Độ rọi trong các nhà thể thao không được nhỏ hơn những trị số độ rọi quy định trong bảng 9.

4.2. Khi sử dụng đèn nung sáng trong các nhà thể thao, được phép giảm những trị số độ rọi quy định trong bảng 9 xuống một bậc theo thang độ rọi ở bảng l.

4.3. Cấm bố trí hướng chiếu sáng của đèn ngược với hướng chạy của vận động viên.

4.4. Trong nhà thể thao sử dụng cho các môn như bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt và bóng đá cấm đặt đèn trên tường, ở hai phía đầu trên tường, ở hai phía đầu trục dọc của nhà thể thao (trừ những đèn ánh sáng phản xạ).

Bảng 9- Độ rọi nhỏ nhất trong nhà thể thao

Các môn thể dục thể thao

Mặt phẳng quy định độ rọi

Độ rọi nhỏ nhất (lx)

Chỉ số chói lòa P

Ghi chú

1

2

3

4

5

1. Cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, bóng đá:

a) Sàn luyện tập và sân thi đấu nhỏ có dưới 800 chỗ ngồi.

Ngang, trên mặt sân

Đứng, ở độ cao dưới 2m cách mặt sân

200

75

60

Cần bảo đảm độ rọi ở cả hai bên bề mặt phẳng đứng qua trục dọc của sân

b) Sân thi đấu lớn có dưới 800 chỗ ngồi

Ngang, trên mặt sân

300

100

60

nt

Đứng, ở độ cao dưới 2m cách mặt sân

c) Sân thi đấu lớn có từ 800 chỗ ngồi trở lên.

Ngang, trên mặt sân

400

150

60

nt

Đứng, ở độ cao dưới 2m cách mặt sân

2. Bóng bàn:

a) Sân luyện tập và thi đấu nhỏ có dưới 800 chỗ ngồi

Ngang trên mặt bàn

300

60

Cần bảo đảm độ rọi trên mặt bàn và cách mép bàn 4m

b) Sân thi đấu lớn có từ 300 chỗ ngồi trở lên

Ngang, trên mặt bàn

100

60

Cần bảo đảm độ rọi trên mặt bàn và cách mép bàn 4m

3. Điền kinh (nhào lộn, võ dân tộc, vật, đấu bốc, thể dục, dụng cụ, thể dục nghệ thuật, điền kinh nhẹ, cử tạ, đấu kiếm).

 

 

 

 

a) Sân luyện tập và thi đấu nhỏ có dưới 800 chỗ ngồi

Ngang, trên mặt sân

150

60

 

b) Sân thi đấu lớn có: Dưới 800 chỗ ngồi

Từ 800 chỗ ngồi trở lên

Ngang, trên mặt sân

 

Ngang, trên mặt sân

200

 

100

60

 

80

-

 

-

4. Cờ quốc tế:

a) Nơi luyện tập và thi đấu nhỏ:

b) Nơi thi đấu lớn

 

Ngang, trên mặt bàn

Ngang, trên mặt bàn

 

150

200

 

60

60

Khi sử dụng chiếu sáng nhân tạo (chiếu sáng chung kết hợp chiếu sáng tại chỗ) quy định độ rọi lux.

5. Bể bơi trong nhà:

a) Luyện tập và thi đấu nhỏ có dưới 800 chỗ ngồi

b) Thi đấu lớn có: Dưới 300 chỗ ngồi

Từ 300 chỗ ngồi trở lên

 

Ngang, trên mặt nước

Ngang, trên mặt nước

Ngang, trên mặt nước

 

150

200

400

 

60

60

60

 

-

-

-

6. Cầu nhảy ở trong nhà:

a) Luyện tập và thi đấu nhỏ có dưới 300 chỗ ngồi

 

Ngang, trên mặt nước

150

60

Cần bảo đảm độ rọi ở cả hai bên mặt phẳng đi qua trục dọc của cầu nhảy cao nhất

 

Đứng, ở độ cao của cầu nhảy

75

 

 

b) Thi đấu lớn có: Dưới 800 chỗ ngồi

Ngang, trên mặt nước

200

100

60

nt

 

Đứng, ở độ cao của cầu nhảy

 

 

 

Từ 800 chỗ ngồi trở lên

Ngang, trên mặt nước

400

150

60

nt

 

Đứng, ở độ cao của cầu nhảy

 

 

 

7. Phòng khởi động

Trên mặt sàn nhà

100

60

-

 

4.5. Cấm chiếu sáng bể bơi trong nhà bằng các đèn ánh sáng trực tiếp có đường cong phân bố ánh sáng sâu.

4.6. Được phép sử dụng đèn huỳnh quang, đèn halôgen nung sáng, đèn halôgen để chiếu sáng trong các nhà thể thao.

4.7. Hệ thống điều khiển chiếu sáng các sân thể thao phải đặt tập trung ở một chỗ bao gồm hệ thống điều khiển chiếu sáng cho một nhóm sân và riêng từng sân.

4.8. Phải có chiếu sáng để phân tán người ở những nơi như sau:

- Trong các nhà thể thao có từ 100 người trở lên

- ở các lối đi và trên những cầu thang phân tán của nhà thể thao.

Độ rọi trên lối đi, cầu thang phân tán v. v... xem mục 2.5.

4.9. Các bể bơi trong nhà phải có chiếu sáng sự cố với độ rọi trên toàn mặt bể không được nhỏ hơn 5 lux.

4.10. Trong các nhà thể thao (trừ môn bóng bàn và cầu lông) phải có biện pháp bảo vệ các đèn chiếu sáng để đề phòng va chạm làm hỏng hoặc vỡ gây nguy hiểm.

Phụ lục 1

CÁC THUẬT NGỮ KĨ THUẬT CHIẾU SÁNG CƠ BẢN

1. Mặt làm việc - Bề mặt trên đó tiến hành công việc quy định tiêu chuẩn độ rọi hoặc đo độ rọi.

2. Mặt làm việc quy ước- Mặt phẳng nằm ngang quy ước ở độ cao 0,8m cách sàn.

3. Hệ số dự trữ - Hệ số tính đến sự giảm độ rọi trong quá trình sử dụng hệ thống chiếu sáng do bóng đèn và đèn bị già, bị bụi bám và do giảm tính chất phản xạ của các bề mặt trong phòng.

4. Vật phân biệt - vật quan sát, các chi tiết hoặc những khuyết tật cần phân biệt trong quá trình làm việc (ví dụ: điểm, đường, dấu, vết xước, vết sứt v. v...)

5. Nền - Bề mặt tiếp giáp với vật phân biệt mà trên đó cần quan sát vật này. Nền được coi là:

- Sáng, khi hệ số phản xạ của bề mặt lớn hơn 0,4

- Trung bình, khi hệ số phản xạ của bề mặt từ 0,2 đến 0,4

- Tối, khi hệ số phản xạ của bề mặt nhỏ hơn 0,2

6. Độ tương phản (k) giữa vật phân biệt với nền được xác định bằng công thức sau:

Với:

Lv: Độ chói của vật phân biệt (cd/m2)

Ln: Độ chói của nền (cd/m2)

Độ tương phản giữa vật phân biệt với nền được tính là:

- Lớn, khi K lớn hơn 0,5 (vật và nền có độ chói khác nhau rất rõ nét);

- Trung bình, khi K từ 0,2 đến 0,5 (vật và nền có độ chói khác nhau rõ nét);

- Nhỏ, khi K nhỏ hơn 0,2 (có độ chói khác nhau ít).

7. Chiếu sáng sự cố - Chiếu sáng để làm việc tiếp tục, khi do sự cố mất điện chiếu sáng làm việc.

8. Chiếu sáng để phân tán người - Chiếu sáng để cho người thoát ra ngoài khu vực có sự cố gây mất điện chiếu sáng làm việc.

9. Chiếu sáng bảo vệ - Chiếu sáng dọc theo giới hạn khu vực (hoặc công trình) cần phải bảo vệ trong thời gian ban đêm.

10. Chiếu sáng chung - Chiếu sáng bảo đảm cho bề mặt làm việc và các mặt quanh nó có điều kiện sáng gần như nhau (chiếu sáng chung đều) hoặc chiếu sáng chung có phân bố đèn theo bố trí của thiết bị, để tạo cho mặt làm việc có độ rọi cao hơn (chiếu sáng chung khu vực).

11. Chiếu sáng tại chỗ (cục bộ) - Chiếu sáng tăng cường cho một số vị trí, cụ thể là tại vị trí làm việc để bổ sung cho chiếu sáng chung.

12. Chiếu sáng hỗn hợp - Chiếu sáng chung kết hợp với chiếu sáng tại chỗ (cục bộ).

13. Loá phản xạ - Loá khi trong trường nhìn có các vật phản xạ gương hay các hình ảnh phản xạ thấy được ở những hướng gần với hướng nhìn.

14. Độ rọi trụ - Đặc tính bão hoà ánh sáng trong phòng được xác định bằng mật độ quang thông trung bình trên mặt trụ của khối trụ đặt thẳng đứng ở trong phòng có bán kính và chiều cao tiến tới không.

Khi thiết kế, độ rọi trụ được xác định theo phụ lục 4.

15. Chỉ số chói loá mất tiện nghi (M) - Chỉ tiêu đánh giá chói loá mất tiện nghi gây ra cảm giác khó chịu trong trường hợp độ chói phân bố không gần như nhau trong trường nhìn, được xác định bằng công thức sau:

Với: Lc - Độ chói của nguồn chói loá (cd.m2)

o - Chỉ số xác định vị trí của nguồn chói loá so với hướng nhìn.

W - Góc khối của nguồn chói loá Ltn - Độ chói thích nghi

Khi thiết kế, chỉ số chói loá mất tiện nghi được xác định theo phụ lục 5.

16. Chỉ số chói loá (P) - Chỉ tiêu đánh giá tác động loá do hệ thống chiếu sáng gây ra, được xác định bằng công thức sau:

P = (S - 1) . 1000

S - Hệ số chói loá

V1 - Độ nhìn rõ của vật quan sát khi không có nguồn gây chói loá

V2 - Độ nhìn rõ của vật quan sát khi có nguồn gây chói loá nằm trong trường nhìn.

17. Nhiệt độ màu - Nhiệt độ của vật bức xạ toàn phần (hay còn gọi là vật đen) có cùng độ màu với vật cần xem xét.

18. Sự truyền đạt màu - Sự ảnh hưởng của phổ nguồn sáng tới nhận biết bằng mắt các vật màu so với nhận biết cùng các vật này khi được chiếu sáng bằng các nguồn sáng chuẩn.

19. Chỉ số truyền màu - Mức tương đương giữa nhận biết bằng mắt vật màu được chiếu sáng bằng nguồn sáng thử và nguồn sáng chuẩn trong những điều kiện quan sát nhất định.

Phụ lục 2

CHỌN ĐẶC TÍNH MÀU SẮC CỦA NGUỒN SÁNG THEO CÔNG VIỆC

Đặc điểm của công việc

Độ rọi theo hệ thống chiếu sáng chung tạo ra (Lx)

Chỉ số truyền màu nhỏ nhất của nguồn sáng (Ra)

Dải nhiệt độ màu của nguồn sáng (0K)

Ví dụ về loại nguồn sáng có đặc tính màu sắc như đã nêu ở cột 3 và cột 4

1

2

3

4

5

Kiểm tra màu sắc của vật với yêu cầu phân biệt màu rất cao (Ví dụ: Kiểm tra thành phẩm của các cửa hàng may mặc, phân loại da, chọn mầu để in ở bộ phận in mầu, phòng bác sĩ v.v...)

Từ 300 trở lên

90

5.000-6.500

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng lạnh có cải tiến về truyền màu, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng ban ngày có cải tiến về truyền màu, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng ban ngày có cải tiến về truyền màu và bổ sung thêm bức xạ cực tím.

So sánh mầu sắc của các vật với yêu cầu phân biệt mầu cao (Ví dụ: ướm da để cắt cho phần trên của giầy, bộ phận cắt may của cửa hàng may mặc, cửa hàng chuyên doanh về thực phẩm v.v...)

Từ 300 trở lên

85

4.000-6.500

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền mầu, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng ban ngày có cải tiến về truyền màu, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng ban ngày có cải tiến về truyền mầu và bổ sung thêm bức xạ cực tím (bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền mầu).

Phân biệt vật mầu không cần kiểm tra màu và so mầu (Ví dụ: lắp ráp máy thu thanh, quấn dây, đóng bìa, đóng sách, phòng ăn v.v...)

Từ 300 trở lên

 

 

 

Từ 150 đến 300

Nhỏ hơn 150

85

 

 

 

55

 

55

4.000-6.500

 

 

 

3.000-4.500

 

2700-3500

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng (bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng lạnh, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền mầu).

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng (bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền mầu).

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng (bóng đèn nung sáng).

Công việc tiến hành với các vật không sắc (ví dụ: rèn kim loại bằng cơ khí, gia công các chất dẻo, lắp máy và các dụng cụ , ở các cơ quan hành chính sự nghiệp v.v...)

Từ 3000 trở lên

 

 

 

Từ 150 đến 300

 

 

Nhỏ hơn 1.0

55

 

 

 

 

50

 

 

 

45

3500- 6000

 

 

 

 

3000-4500

 

 

 

2700-3500

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng, bóng đèn halôgen kim loại (bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng lạnh, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền màu).

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng, (bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng lạnh, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền mầu).

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng (Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền mầu, bóng đèn nung sáng)

Quan sát toàn phòng (phòng giải lao, sảnh vào, gian khán giả của nhà hát, rạp chiếu bóng v.v...)

Từ 1.0 trở lên

55

2700 - 4000

Bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng (bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng có cải tiến về truyền mầu, bóng đèn huỳnh quang ánh sáng trắng nóng có cải tiến về truyền mầu, bóng đèn nung sáng).

Chú thích: Những nguồn sáng được nêu trong ngoặc là những nguồn sáng có hiệu quả ít hơn.

Phụ lục 3

NHỮNG BIỆN PHÁP CẦN THIẾT ĐỂ HẠN CHẾ CHÓI LÓA PHẢN XẠ TỪ MẶT LÀM VIỆC CÓ ĐẶC TÍNH PHẢN XẠ GƯƠNG VÀ PHẢN XẠ HỖN HỢP KHI PHẢI THỰC HIỆN NHỮNG CÔNG VIỆC CẤP I ÷ III

Đặc điểm công việc

Những biện pháp cần thiết để hạn chế chói lóa phản xạ

Nguồn sáng để chiếu sáng mặt làm việc

Đèn

Độ chói của bề mặt phát sáng của đèn chiếu sáng tại chỗ (cục bộ) cd/m2x103

Vị trí đặt đèn chiếu sáng tại chỗ (cục bộ) so với mặt làm việc và người làm việc

Mức nhận thấy sự tương quan giữa độ chói của vật với nền

1

2

3

4

5

6

Công việc làm với những bề mặt kim loại, chất dẻo đục (ví dụ như phải phân biệt những vết xước, vết nứt và những khuyết tật khác trên bề mặt các vật, các chi tiết v.v...)

Bóng đèn huỳnh quang

Đèn có bộ phận tán xạ ánh sáng

Từ 2,5 đến 4

Bề mặt phát sáng của đèn phải được phản xạ từ mặt làm việc theo hướng nhìn của người làm việc (hình.1)

Độ chói của vật cản phân biệt nhỏ hơn độ chói của nền

Công việc làm với những bề mặt màu tối bằng chất dẻo, đồ gốm và các vật liệu khác (ví dụ như phải phát hiện những khuyết tật trên đĩa hát hoặc những sản phẩm cao su công nghiệp v.v...)

Bóng đèn nung sáng

Đèn ánh sáng trực tiếp không có bộ phận tán xạ ánh sáng

Từ 70 đến 400

Bề mặt phát sáng của đèn phản xạ gương  từ mặt làm việc không được trùng với hướng nhìn của người làm việc (hình.2)

Độ chói của vật cần phân biệt lớn hơn độ chói của nền.

Công việc đòi hỏi phải phân biệt vật có tính phản xạ, tán xạ trên nền tán xạ ánh sáng, ở dưới một lớp vật liệu có thể nhìn qua được (ví dụ như đọc chỉ số của các dụng cụ đo, lắp ráp các sản phẩm trong cái chụp bằng vật liệu trong suốt, làm việc với các sản phẩm có phủ lớp véc ni hoặc sơn bóng, phân biệt các nét vẽ trên bản vẽ kĩ thuật, dưới lớp giấy can v.v...)

Công việc làm với những vật cần phân biệt và mặt làm việc có đặc tính phản xạ hỗn hợp (ví dụ như vẽ, viết bằng mực can, đọc văn bản trên giấy có mặt láng bóng v.v...)

Bất kì  nguồn sáng nào

 

 

 

 

 

 

 

Bất kì nguồn sáng nào

Bất kì đèn nào

 

 

 

 

 

 

 

Bất kì đèn nào

Không quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

Không quy định

Bề mặt phát sáng của đèn phản xạ gương từ lớp vật liệu có thể nhìn qua được, không được trung với hướng nhìn của người làm việc (hình 3)

Bề mặt phát sáng của  đèn phản xạ gương  từ mặt làm việc không được trùng với hướng nhìn của người làm việc (hình 3

Bất cứ trị số nào

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất cứ trị số nào

Chú thích: Để chiếu sáng tại chỗ (cục bộ) cần sử dụng các bóng đèn phản xạ gương hoặc đèn phản xạ gương.

Phụ lục 4

PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ RỌI TRỤ TRONG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

Để có thể xác định được mức độ bảo đảm yêu cầu bão hòa ánh sáng trong một số phòng của công trình công cộng so với tiêu chuẩn về chất lượng chiếu sáng ghi trong bảng 6 của tiêu chuẩn này, nên tính độ rọi trụ nhỏ nhất khi sử dụng hệ thống chiếu sáng chung đều trong phòng, theo phương pháp sau:

1. Với mục đích đơn giản hóa quá trong tính toán, các đèn dùng cho các công trình công cộng được chia ra thành 4 nhóm với 4 đường cong cường độ sáng điển hình (xem bảng 10, hình 4) ;

2. Xác định chỉ số phòng i theo công thức sau:

Với: S - Diện tích của phòng (m2)

htt - Độ cao của đèn trên mặt phẳng tính toán (m)

a,b - Chiều dài và rộng của phòng (m) hoặc theo đồ thị i = f(s) hình 5,

3. Theo bảng 10 và hình vẽ 4 xác định nhóm và đường cong cường độ sáng của đèn sẽ dùng trong công trình. Trong trường hợp, đèn không có ở bảng 10 thì phải lập đường cong cường độ sáng của đèn lên hình 4. Sau đó, trên cơ sở so sánh với 4 nhóm đường cong cường độ sáng điển hình xác định được đèn đó tương đương với nhóm nào trong số 4 nhóm điển hình.

4. Tìm trị số m là tỉ số giữa độ rọi tiêu chuẩn ở mặt phẳng nằm ngang và độ rọi trụ nhỏ nhất:

Theo đồ thị hình 6, 7, 8 và 9 với những điều kiện được xác định như: đường cong cường độ sáng, chỉ số phòng, tập hợp các hệ số phản xạ của tường Utư, sàn Us (khi lập các đồ thị từ 6 đến 9, hệ số phản xạ trần lấy trung bình bằng 0,5 và có tính đến hệ số dự trữ K);

Trên cơ sở xác định được độ rọi tiêu chuẩn ở mặt phẳng nằm ngang và trị số m, tính độ rọi trụ nhỏ nhất theo công thức (2):

Ví dụ: Tính độ rọi trụ nhỏ nhất trong hội trường có đặc điểm như sau: dài 24m, rộng 12m, cao 4m. Dùng đèn loại E201b440 - 0,3. Hệ số phản xạ của tường: Utư = 0,5 , sàn Us = 0,1. Tiêu chuẩn độ rọi ở mặt phẳng nằm ngang tính toán (cách sàn 0,8m) Eng = 200 lx.

Giải:

- Tính chỉ số phòng:

- Theo bảng 10 đèn loại JI201b440 - 03 thuộc nhóm I có đường cong cường độ sáng I - Io. cos

- Bằng đồ thị xác định trị số m = 2,38 .

- Tính độ rọi trụ nhỏ nhất theo công thức (3);

- Vậy độ rọi trụ đã tính trong hội trường bảo đảm yêu cầu bão hoà ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định Etr = 75 lux .

Bảng 10- Phân loại đèn( do Liên Xô sản xuất) cho các công trình công cộng

Phân nhóm

Nhóm đèn và đ|ờng cong c|ờng độ sáng

I,I=IocosD

II,I=Iocos1,43

III,I= Iocos2

IV,I= Iocos3

1

2

3

4

5

1

-

-

-

2

Л 201Ъ420 - 03

Л 201Ъ420-18

Л 201Ъ420-24

Л 201Г220- 22

Л 201Ъ420-22

Л П 013-2x40/П-10

ЛB013-2x40/П-10

ЛП002-4x20/П-10

YCП35-2x20

 

 

3

Л201Ъ420-04

Л201Ъ420-05

Л201Ъ440-22

Л201Ъ220-24

ЛП013-4x40/П-01

ЛB013-4x40/П-0l

Л201Ъ420-02

Л201Ъ440-01

YCП35-4x20

-

4

Л201Ъ640-18

Л201Ъ220-23

Л201Ъ440-02

YCП4-2x20

ЛB001-4x40

YCП35-6x20

 

 

Л201Ъ240-04M

YCП11-4x20

ЛЪ028-2x40

Л201Ъ240-15M

ЛB001 - 2 x 40

П201Ъ240-15M

YCП4-4x20

YCП5-4x20

YCП9-4x20

YCП18-4x20

 

 

5

Л201Г240-03 M Л201Ъ465-03M Л201Ъ440-04M Л201Г265-16M ЛП013-2x65/П-01

ЛП013-4x65/П-01

ЛB002-2x65/П-01

ЛП028-2x65

ЛB013-2x65/П-01

ЛB013-4x65/П-01

YCП4-6x20

YCП9-2x20

YCП41-2x20

YCП11-6x20

П201Г240-02 M

YCП5-6x20

YCП18-2x20

YCП18-4x20

 

 

6

Л201Ъ440-03M

Л201Г265-15M

Л221Ъ440-15M

Л201Ъ740-15M

ЛB001-1x40

ЛB003-2x40-001

ЛB03-2x40-002

ЛB003-2x65-002

Л201Г265-01M

Л201Г265-02M

Л201Ъ641-01

Л201Ъ440-01

YCП5-2x40

ЛB031-2x80/-П30

ЛB003-4x40-001

B003-4x40-002

 

7

Л201Ъ440-03

Л201Ъ640-04

Л201Ъ440-04M

Л201Ъ440-05

Л201Г265-03M Л201Г265-04M Л201Г240-21

Л291Ъ440-21

Л201Ъ465-19M

Л201Ъ465-15M

Л201Ъ240-22

Л201Ъ420-23

YCП11-2x40

Л201Ъ465-16M

Л201Ъ440-02M

Л201Ъ640-02M

YCП4-2x40

YCП 4-4x40

YCП 5-4x40

YCП 5-6x40

Л201Ъ640-01M

Л201Ъ465-01M

ЛП002-4x40/П-01

ЛП002-4x40/П-02

YCП0-2x40

YCП0-2x40

YC9П-6x40

YCП11-4x40

YCП11-6x40

YCП35-2x40

YCП35-4x40

YCП35-6x40

 

 

YCП18-2x40

YCП18-4x40

YCП18-6x40

ЛП002-2x40/П-01

 

ЛB003-4x65-002

 

8

ЛП201Ъ465-03M

ЛП002-2x40/П-02

Л201Ъ465-02M

 

 

9

-

-

-

CBП-1x200

10

-

-

 

HB1-1x100

11

-

-

-

CBП-1x100

12

 

 

 

CBП-1x500

13

 

 

IIIO>-20x40

IIIO>-2x80

ЛC002-2x40/P-01

ЛC002-2x40/P-02

ЛC002-4x40/P-01

ЛC002-4x40/P-02

ЛC004-2x40-003

ЛC004-2x40-004

ЛC004-2x65-003

ЛC004-2x65-004

ЛC004-4x40-003

ЛC004-4x40-004

ЛC102-2x65/P-02

 

14

 

 

ЛC002-2x40/P-03

ЛC004-2x40-002

ЛC004-2x40-005

 

15

 

 

ЛC002-2x65/P-03

ЛC002-2x65-002

ЛC004-2x65-005

 

16

KP-300

CK-300

 

 

 

Phụ lục 5

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHIẾU SÁNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG THEO CHỈ SỐ CHÓI LÓA MẤT TIỆN NGHI M

Khi thiết kế chiếu sáng các công trình công cộng cần đánh giá các đèn dùng cho công trình có bảo đảm yêu cầu giới hạn chói lóa theo chỉ số chói lóa mất tiện nghi M (quy định trong bảng 8) không. Trình tự việc kiểm tra được tiến hành như sau:

1. Xác định nhóm và phân nhóm của đèn theo bảng 10 hình vẽ 4 của phụ lục 4. Trong trường hợp đèn không có ở bảng 10 thì xác định đèn theo cách đã trình bày ở mục 3 của phụ lục 4.

2. Xác định chỉ số phòng ib theo bảng 11.

3. Xác định chỉ số phòng i của phòng cần phải tính theo hình 5.

4. So sánh giữa ib và i để đánh giá đèn sẽ dùng cho công trình như sau:

- i < ib: đèn đảm bảo yêu cầu giới hạn chói lóa theo chỉ số chói loá mất tiện nghi tiêu chuẩn M;

- i > ib: đèn không bảo đảm yêu cầu giới hạn chói lóa mất tiện nghi tiêu chuẩn M

Ví dụ: Yêu cầu đánh giá chói lóa thẻo chỉ số chói lóa mất tiện nghi tiêu chuẩn M = 40 của hai loại đèn 201Ъ 465-03M và ЛC002 - 2 x 65/P - 01 dùng để chiếu sáng phòng thiết kế có đặc điểm sau: dài 12m, rộng 6m, cao 3m. Hệ số phản xạ của trần = 0,7, tường tr = 0,5, sàn Ss = 0,1.

Bảng 11 - Chỉ số phòng Ib

Nhóm và phân nhóm của đèn

Chỉ số chói lóa mất tiện nghi M tiêu chuẩn và hệ số phản xạ của tường, sàn.

15

25

40

60

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Utư

0,5

0,5

0,5

0,5

0,3

0,3

0,5

0,5

0,3

0,3

0,3

Us

0,3

0,1

0,3

0,1

0,3

0,1

0,3

0,1

0,3

0,1

0,1

I2

-

-

2,2

1,5

1,1

1,0

+

+

1,2

2,4

+

I3

-

-

1,5

1,3

1,0

-

+

+

2,6

2,4

+

I4

-

-

1,3

1,2

-

-

+

4,4

2,2

1,4

+

I5

-

-

1,2

1,1

-

-

+

3,1

1,4

1,3

+

I6

-

-

1,2

1,1

-

-

4,2

2,5

1,3

1,2

3,8

I7

-

-

1,1

1,0

-

-

2,6

2,2

1,2

1,1

2,5

I8

-

-

1,1

1,0

-

-

1,9

1,5

1,2

1,1

2,2

I12

1,6

1,4

+

+

+

+

+

+

+

+

+

I16

1,4

1,1

+

+

+

+

+

+

+

+

+

II2

1,0

-

+

2,4

1,2

1,1

+

+

+

+

+

II3

-

-

2,7

2,0

1,1

1,0

+

+

+

+

+

II4

-

-

2,1

1,4

1,0

-

+

+

+

2,4

+

II5

-

-

1,4

1,2

-

-

+

+

+

1,5

+

II6

-

-

1,2

1,0

-

-

+

+

2,1

1,3

+

II7

-

-

1,1

1,0

-

-

+

3,5

1,4

1,2

+

II8

-

-

1,1

1,0

-

-

+

2,3

1,2

1,1

4,0

III1

-

-

+

+

+

+

+

+

+

+

+

III3

-

-

+

+

+

1,1

+

+

+

+

+

III4

-

-

+

+

1,1

-

+

+

+

+

+

III6

-

-

1,2

1,1

-

-

+

+

2,3

1,4

+

III7

-

-

+

1,1

-

-

+

+

+

+

+

III13

4,5

1,2

+

+

+

+

+

+

+

+

+

III14

1,2

1,0

4,0

2,4

1,3

1,1

+

 

+

3,9

+

III15

1,0

-

2,4

1,6

1,2

1,1

+

+

+

2,4

+

IV9

-

-

+

-

-

-

+

+

+

-

+

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

IV10

-

-

-

-

-

-

2,0

1,1

-

-

1,3

IV11

-

-

-

-

-

-

+

+

+

-

+

IV12

-

-

-

-

-

-

+

-

-

-

-

Chú thích:

1. Dấu "+" có nghĩa là chỉ số M không vượt quá giới hạn quy định với bất cứ trị số i nào: "- " - chỉ số M vượt quá giới hạn quy định với bất cứ trị số i nào.

2. Bảng 2 được tính với hệ số phản xạ của trần Utr từ 0,5 đến 0,7

3. Chỉ số tiêu chuẩn M = 90 được bảo đảm với bất cứ điều kiện nào trong bảng 11; M=60 được bảo đảm với bất cứ tập hợp nào của hệ số phản xạ tường Utư và sàn Us trừ trường hợp Utư = 0,3, Us = 0,1 ; M = 15 không được bảo đảm với tập hợp của hệ số phản xạ = 0,3 , Us = 0,3 và s = 0,1 trừ loại đèn thuộc phân nhóm I12 có ib = 1,1.

5. Xác định chỉ số phòng i của phòng cần phải tính theo hình 5.

6. So sánh giữa ib và i để đánh giá đèn sẽ dùng cho công trình như sau:

- i < ib: đèn bảo đảm yêu cầu giới hạn chói loá theo chỉ số chói loá mất tiện nghi tiêu chuẩn M;

- i > ib: đèn không bảo đảm yêu cầu giới hạn chói loá theo chỉ số chói loá mất tiện nghi tiêu chuẩn M.

Giải:

- Theo bảng 10 của phụ lục l xác định nhóm và phân nhóm của đèn:

- Đèn Л 201Ъ465-03 M thuộc nhóm Is

- Đèn C002 - 2 x 65/P = 01 thuộc nhóm III13

- Bảng 11 cho chỉ số phòng ib = l,5 đối với đèn loại E201 465-03M, đèn loại C002-2 x

65/P - 01, chỉ số M không vượt quá tiêu chuẩn quy định với bất cứ chỉ số phòng nào.

- Theo hình vẽ 5 xác định chỉ số phòng của phòng thiết kế i = 2,05

- Vì i > ib nên đèn loại, Л 201 165 - 03M không bảo đảm yêu cầu giới hạn chói loá

theo chỉ số chói lóa mất tiện nghi tiêu chuẩn M = 40.