Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXD 185:1996

MÁY NGHIỀN BI - SAI SỐ LẮP ĐẶT

Ball crusher – Installation tolerance

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc lắp đặt máy nghiền bi có công suất tớ 300tấn/giờ.

1.2. Tiêu chuẩn này quy định các sai số lắp đặt máy nghiền bi, phương pháp và dụng cụ đo kiểm và cho phép sử dụng các số liệu kỹ thuật lắp đặt của nhà máy chế tạo thiết bị.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Sai lệch kích thước của móng bê tông được quy định trong bảng 2.

Bảng 1 - Sai lệch kích thước của móng bê tông

Tên các kích thước

Sai số cho phép

1 - Sai lêch các đường tâm của móng bê tông so với các đường tâm chuẩn tương ứng, mm

±20

2 - Khoảng cách giữa các lỗ bulông, mm

3 - Các kích thước khác trên mặt phẳng ngang, mm

4 - Độ cao móng bê tông so với độ cao thiết kế, mm

5 - Kích thước lỗ bulông so với thiết kế, mm

6 - Độ không thẳng đứng của lỗ bulông theo chiều sâu của lỗ

±15

±30

-30

+20

15

2.2. Sai lệch lắp đặt khung đỡ máy được quy định trong bảng 2

Bảng 2 - sai lệch lắp đặt khung đỡ máy

Tên các kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Sai lệch các đường tâm của khung đỡ máy so với các đường tâm chuẩn tương ứng, mm

±5

2 - Độ cao khung đỡ máy so với độ cao thiết kế, mm

3 - Độ không thăng bằng của khung đỡ máy mm/m

±5

0,1

2.3. Sai lệch lắp đặt máy chính

2.3.1. Sai lệch lắp đặt thân máy nghiền được quy định trong bảng 3

Bảng 3 - sai lệch tổ hợp thân máy nghiền

Kích thước tính bằng milimét

Tên kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Khe hở giữa bích đầu trục và thân nghiền.

0,15

2.3.2. Sai lệch lắp đặt gối đỡ được quy định trong bảng 4

Bảng 4 - Sai lệch lắp đặt gối đỡ thân máy nghiền.

Kích thước tính bằng milimét

Tên các kích thước

Sai lệch chi phép

1 - Sai lệch tâm gối đỡ so với tâm chuẩn

2 - Độ cao của gối đỡ so với độ cao thiết kế

3 - Khoảng cách tâm hai gối đỡ

4 - Các khe hở cạnh bạc

±5

±5

±1

0,15

2.3.3. Sai lệch lắp vành răng được quy định trong bảng 5

Bảng 5 - Sai lệch lắp đặt vành răng

Kích thước tính bằng milimét

Tên các kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Khe hở tiếp giáp cục bộ khi nối vành răng

2 - Độ cao hướng kính của vành răng

3 - Độ đảo mặt đầu của vành răng

0,1

0,5

0,0002D

Chú thích: D - Đường kính ngoài của vành răng, tính bằng milimét

2.3.4. Sai lệch căn chỉnh bộ dẫn động được quy định trong bảng 6

Bảng 6 - Sai lệch căn chỉnh dẫn động

Tên các kích thước

Sai lệch cho phép

1 - Truyền động bánh răn

- Khe hở cạnh răng; mm

- Khe hở đỉnh răng; mm

- Độ tiếp xúc mặt răng theo chiều răng, % không nhỏ hơn

- Độ tiếp xúc mặt răng theo chiều cao răng, % không nhỏ

Theo TCVN

1067 -87

 

60

45

2 - Khoảng cách các đường tâm của thiết bị dẫn thiết bị dẫn động (động cơ, giảm tốc...) đến tâm thân máy, mm

±5

3 - Độ cao các thiết bị dẫn động so với độ cao thiết kế, mm

4 - Độ không thăng bằng của thiết bị dẫn động

- Theo chiều dọc trục; mm

- Theo chiều vuông góc với trục; mm

±5

 

0,15

0,2

Chú thích:

- Khi xác định khe hở cạnh răng, chọn dạng đơn tiếp A, cấp sai lệch khoảng cách trục VII

- Khi xác định tiến độ tiếp xúc răng, chọn cấp chính xác 7.

2.3.5. Yêu cầu kỹ thuật căn chỉnh nối trục theo tiêu chuẩn TCXD ... 1996

3. Dụng cụ và phương pháp đo

3.1. Dụng cụ đo

3.1.1. Đo kích thước dài bằng thước thép có vạch milimét

- Dùng dây dọi xác định các đường tâm

- Dùng thước thép đo khoảng cách giữa dây dọi trên mặt phẳng ngang.

3.1.2. Độ cao mặt móng, khung đỡ máy hoặc thân máy được đo bằng máy thủy bình, dụng cụ đo thủy tĩnh; vị trí mặt đặt mia trên bệ bê tông phải bằng phẳng, thước mia có kèm theo trước lá.

3.1.3. Độ thăng bằng của khung đỡ máy hoặc thân máy đo bằng máy thủy bình, dụng cụ đo thủy tĩnh hoặc nivô, vị trí đặt nivô là mặt đất gia công như trên mặt trên khung đỡ, mặt trên thân máy, đối với các kích thước lớn và các mặt phẳng không liên tục phải dùng thước cầu.

3.1.4. Căn chỉnh khớp nối trục, dùng thước đo khe hở hoặc đồng hồ so và bộ dụng cụ căn khớp nối trục.

3.1.5. Đo khe hở cạnh giữa bạc trượt và cổ trục, khe hở cạnh răng dùng thước đo khe hở.

3.1.6. Các dụng cụ đo kiểm phải có độ chính xác phù hợp với độ chính xác lắp đặt của thiết bị và phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra định kì.

3.2. Phương pháp đo

3.2.1. Kiểm tra kích thước của móng bê tông.

Hình 1 - Kiểm tra kích thước móng bê tông

3.2.2. Kiểm tra sai lệch lắp đặt khung đỡ.

Hình 2 - Kiểm tra sai lệch khe hở giữa bích đầu trục và thân nghiền

3.2.3. Kiểm tra lắp đặt khung gối đỡ

Hình 3 - Kiểm tra lắp đặt khung gối đỡ

3.2.4. Kiểm tra khe hở giữa cạnh bạc và cổ trục máy nghiền

Hình 4 - Kiểm tra khe hở giữa cạn bạc và cổ trục máy nghiền

3.2.5. Kiểm tra sai lệch lắp đặt vành răng

Hình 5 - Kiểm tra độ đảo hướng kính và hướng trục của vành răng

3.2.6. Kiểm tra sai lệch căn chỉnh truyền động bánh răng

Hình 6 - Kiểm tra sai lệch lắp vành răng

3.2.7. Kiểm tra khoảng cách tâm 2 gối đỡ của trục máy nghiền

Hình 7 - Kiểm tra khoảng cách tâm 2 gối đỡ của trục máy nghiền