Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

TCXD 187:1996

KHỚP NỐI TRỤC - SAI SỐ LẮP ĐẶT

Coupling – Installation tolerance

1. Quy định chung

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc căn chỉnh các khớp nối trục sau:

a) Khớp nối mặt bích chốt cứng;

b) Khớp nối mặt bích chốt lót đệm đàn hồi;

c) Khớp nối bích răng;

d) Khớp nối lò xo răng lược;

e) Khớp nối vấu.

1.2.Tiêu chuẩn này quy định các sai số khi căn chỉnh khớp nối trục, phương pháp và dụng cụ căn chỉnh và cho phép sử dụng các số liệu kỹ thuật về căn chỉnh khớp nối trục của các nhà máy chế tạo thiết bị.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Độ xiên tâm và độ di tâm cho phép khi căn chỉnh khớp nối trục trình bày trong bảng1.

Bảng 1 - Độ xiện tâm và độ di tâm cho phép khi căn chỉnh khớp nối trục

Khớp nối trục

Đường kính khớp nối trục (mm)

Độ di tâm (mm)

Độ xiên tâm (mm/m)

Khớp nối mặt bích chốt cứng

Tới 300

300-500

0,05

0,07

0,20

0,20

Khớp nối mặt bích chốt lót đệm đàn hồi

Tới 100

100-200

200-500

0,10

0,12

0,15

0,35

0,35

0,40

Khớp nối bánh răng

Tới 300

300-500

500-900

900-1400

0,20

0,25

0,30

0,40

0,40

0,45

0,50

0,60

Khớp nối lò xo răng lược

Tới 200

200-400

400-700

700-1400

0,10

0,20

0,30

0,50

0,30

0,40

0,50

0,60

Khớp nối vấu

Tới 100

100-200

200-300

0,20

0,30

0,40

0,50

0,50

0,50

Hình 1: Độ không đồng tâm của 2 trục

3. Dụng cụ đo và phương pháp đo

3.1. Dụng cụ đo

3.1.1. Đo kích thước dài bằng thước lá có vạch chia milimét (mm)

3.1.2. Đo khe hở bằng thước dò khe hở có lá mỏng 0,2mm

3.1.3. Dùng đồng hồ so có vạch chia 0,01mm để đo độ đảo hướng kính và độ đảo hướng trục các khớp nối trục có yêu cầu độ chính xác cao

3.2. Phương pháp kiểm tra

3.2.1. Phương pháp

a. Kiểm tra căn chỉnh khớp nối trục bằng êke và thước đo khe hở

Hình2: Kiểm tra căn chỉnh khớp nối trục bằng êke và thước dò khe hở

b. Kiểm tra căn chỉnh khớp nối trục bằng bộ gá kiểm tra và thước dò khe hở

Hình 3: Kiểm tra căn chỉnh khớp nối bằng bộ gád kiểm tra và thước dò khe hở

c. Kiểm tra căn chỉnh khớp nối trục bằng bộ gá kiểm tra và đồng hồ sơ

Hình 4: Kiểm tra căn chỉnh khớp nối trục bằng bộ gá kiểm tra và đồng hồ sơ

d. Phương pháp đo và tính toán độ di tâm và xiên tâm

Hình 5: Sơ đồ tính toán độ di tâm và xiên tâm

Đo các đại lượng a và b

i. Đo tại bốn vị trí

Để đảm bảo độ chính xác các phép đo bốn lần với sự xoay nửa gối trục chủ động đi các góc 90O, 180O và 270O. Các đại lượng đo được ghi vào sơ đồ.

Các đại lượng bi là trị số trung bình của bốn lần đo I, II, III, IV.

Sau khi đo xong phải kiểm tra độ chính xác các phép đo bằng các đẳng thức sau:

ai + a3 = a2 + a4

bi + b3 = b2 + b4

Sai lệch các đẳng thức trên không vượt quá 0,02mm

Độ di tâm của khớp nối trục ei

Độ xiên tâm của khớp nối trục ai

Trong đó:

ai, bi tính bằng milimét (mm)

D đường kính nửa nối trục bị động, tính bằng milimét (mm).