PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - TỪ VỰNG - THUẬT NGỮ CHUYÊN DÙNG CHO PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN VÀ XỬ LÝ VẬT LIỆU NGUY HIỂM
Fire protection - Vocabulary - Terms specific to fire-fighting, rescue services and handling hazardous materials
Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ chuyên dùng cho phòng cháy chữa cháy, cứu nạn và xử lí vật liệu nguy hiểm. Các thuật ngữ được xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.
ISO 8421-1 : 1987. Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Các thuật ngữ chung về hiện tượng cháy
ISO 8421-2 : 1987. Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Phòng cháy chữa cháy kết cấu công trình
TCXD 215-1998 (ISO 8421-3 : 1989). Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Phát hiện cháy và báo động cháy
TCXD 216-1998 (ISO 8421-4 : 1989). Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Thiết bị chữa cháy
ISO 8421-5 : 1988. Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng. Kiểm soát khói
3.1. Tổ chức, phương án điều hành, thông tin liên lạc
3.1.1. Tổ chức
3.1.1.1. Báo động cháy - alarm of fire
Việc thông báo có cháy do người hoặc thiết bị tự động thực hiện (xem TCXD 215 : 1998 ISO 8421-3).
3.1.1.2. Thời gian chạy đến đám cháy - attendance time
Khoảng thời gian từ khi nhận được tin báo cháy hoặc trường hợp khẩn cấp khác đến khi lực lượng, phương tiện chữa cháy đến được hiện trường.
3.1.1.3. Phiếu điều phối - dispatch card
Xem phiếu dự trù (3.1.1.29).
3.1.1.4. Tháp tập luyện - drill tower
Nhà cao kiểu tháp chủ yếu được dùng cho đội chữa cháy tập luyện và để phơi khô vòi chữa cháy.
3.1.1.5. Tin báo khẩn cấp - emergency call
Báo có cháy hoặc các trường hợp khẩn cấp khác mà đội chữa cháy nhận được.
3.1.1.6. Số máy khẩn cấp - emergency number
Số điện thoại đặc biệt được dùng để liên lạc với trạm dịch vụ cấp cứu.
3.1.1.7. Báo động giả - false alarm
Việc gọi khẩn cấp diễn ra khi không có hoặc đã không có sự khẩn cứu.
Chú thích: Xem thêm thuật ngữ 3.1.1.8, 3.1.1.9 và 3.1.1.10.
3.1.1.8. Báo động giả ác ý - false alarm, malicious
Báo động giả phát ra do một người biết rằng không có hoặc đã không có sự khẩn cứu.
3.1.1.9. Báo động giả với dụng ý tốt - false alarm with good intent
Báo động giả phát ra do một người với dụng ý tốt tin rằng có hoặc đã có cháy hoặc có sự cố khẩn cứu.
3.1.1.10. Báo động giả, do hỏng hóc hệ thống - false alarm, system failure
Báo động giả từ thiết bị hỏng hóc phát ra.
3.1.1.11. Báo động cháy - fire alarm
Xem báo động cháy (3.1.1.1).
3.1.1.12. Đội chữa cháy - fire brigade
Tổ chức gồm những người được huấn luyện, có phương tiện và thiết bị để dập tắt các đám cháy và các trường hợp khẩn cứu khác.
3.1.1.13. Nhiệm vụ đội chữa cháy - fire brigade responsibilities
Thuật ngữ chung để chỉ các hoạt động của đội chữa cháy có thể bao gồm cả việc cứu nạn (có thể kể cả cấp cứu y tế), chữa cháy, cứu khỏi hỏa hoạn và phòng cháy.
3.1.1.14. Đội chữa cháy chuyên trách - fire brigade, private
Đội chữa cháy được thành lập và cấp kinh phí trong khuôn khổ một tổ chức để đảm bảo việc phòng cháy chữa cháy đối với tài sản và con người của tổ chức đó.
3.1.1.15. Đội chữa cháy chuyên nghiệp - fire brigade, public
Đội chữa cháy được điều hành bằng quy chế, thực hiện việc chữa cháy, cứu nạn hoặc các công việc khẩn cứu khác và trong một số trường hợp, thực hiện việc phòng cháy với cộng đồng.
3.1.1.16. Gọi báo cháy - fire call
Báo động cháy do một người nói trực tiếp hoặc gọi điện thoại tới phòng điều khiển chữa cháy (xem TCXD 215-1998).
3.1.1.17. Ban chữa cháy - fire department
Xem đội chữa cháy (3.1.1.12).
3.1.1.18. Nhân viên chữa cháy - fire fighter
Thành viên tham gia hoạt động của đội chữa cháy.
3.1.1.19. Nhân viên chữa cháy chuyên nghiệp - fire fighter, full time
Người có nghề nghiệp chính là chữa cháy.
3.1.1.20. Nhân viên chữa cháy không chuyên (một phần thời gian) - fire fighter, part time
Người mà nghề nghiệp chính không phải là chữa cháy nhưng được lấy làm nhân viên chữa cháy vào từng thời gian.
3.1.1.21. Nhân viên chữa cháy được lưu dụng (lưu lại để sử dụng) - fire fighter retained
Xem nhân viên chữa cháy không chuyên (3.1.1.20).
3.1.1.22. Nhân viên chữa cháy tình nguyện - fire fighter, volunteer
Xem nhân viên chữa cháy không chuyên (3.1.1.20).
3.1.1.23. Kho phương tiện chữa cháy - fire house
Trạm chữa cháy mà thường là không có nhân viên thường trực (xem trạm chữa cháy 3.1.1.24).
3.1.1.24. Trạm chữa cháy - fire station
Nhà cư trú cho đội chữa cháy, để phương tiện, thiết bị chữa cháy (xem kho phương tiện chữa cháy 3.1.1.23).
3.1.1.25. Báo động số một - first alarm
Xem sự dự trù (trang thiết bị phục vụ 3.1.1.27).
3.1.1.26. Cán bộ chỉ huy - officer in charge
Cán bộ chỉ huy một trạm chữa cháy, phương tiện hoặc các hoạt động ở hiện trường có cháy hoặc ở một tình trạng khẩn cứu khác.
3.1.1.27. Sự dự phòng (trang thiết bị phục vụ) - pre-determined attendance
Số lượng và chủng loại trang thiết bị mà đội chữa cháy dự kiến trước để đáp ứng sơ bộ ban đầu tình trạng khẩn cứu.
3.1.1.28. Bảng dự phòng (trang thiết bị phục vụ) - pre-determined attendance card (instruction)
Bảng ghi chi tiết các trang thiết bị phục vụ được dự trù trước.
3.1.1.29. Thời gian xuất xe - response time
Khoảng thời gian từ khi nhận được thông báo về đám cháy hoặc một tình trạng khẩn cứu khác tới khi phương tiện chữa cháy rời trạm chữa cháy (xem thời gian chạy cháy 3.1.1.2).
3.1.1.30. Thời gian đáp ứng - response time
Xem thời gian chạy đến đám cháy (3.1.1.2).
3.1.1.31. Bảng điều hành - running card
Xem bảng dự trù (3.1.1.28).
3.1.1.32. Cột trượt - sliding pole
Cột cố định được đội viên chữa cháy dùng để xuống nhanh từ những tầng trên của trạm chữa cháy.
3.1.2. Các phương án điều hành
3.1.2.1. Cháy ngược - back burn
Xem đám cháy ngược (xem 3.1.2.6)
3.1.2.2. Người điều khiển lăng chữa cháy - branch man
Nhân viên chữa cháy điều khiển lăng chữa cháy.
3.1.2.3. Trạm chỉ huy - command post
Xem trạm điều khiển (3.1.2.5).
3.1.2.4. Đám cháy lớn - conflagration
Đám cháy trải rộng, di chuyển bao trùm một số nhà hoặc một vùng rừng rộng vượt qua chướng ngại vật tự nhiên hoặc nhân tạo, thí dụ một con đường hoặc một dòng nước.
3.1.2.5. Sở chỉ huy - control point
Vị trí đặc biệt được thiết lập để chỉ huy thực hiện phương án tại hiện trường có sự cố lớn.
3.1.2.6. Đám cháy ngược - counter fire
Việc thực hiện bắt đầu từ một đám cháy được kiểm soát để tạo vành đai ngăn lửa (xem 3.1.2.10) ở trên đường của một đám cháy đang phát triển, thường là trong việc chữa cháy rừng.
3.1.2.7. Làm ướt - damping down
Sự làm ướt cần có sau khi đám cháy đã được dập tắt để xử lý các nguồn cháy âm ỉ, mảnh nóng v.v…. nếu có.
3.1.2.8. Sự khử ô nhiễm - decontamination
Sự loại trừ hoặc khử tới mức an toàn ô nhiễm hóa chất hoặc các ô nhiễm khác gây nguy hiểm cho người chữa cháy.
3.1.2.9. Vùng kiểm soát cháy - fire area
Vùng lãnh thổ do một đội chữa cháy hay một trạm chữa cháy chịu trách nhiệm quản lí (xem trách nhiệm của đội chữa cháy - 3.1.1.13).
3.1.2.10. Vành đai ngăn lửa - fire break
Tiến hành việc tạo ra vùng trắng trên đường có đám cháy đang phát triển bằng cách tạo ra sự cháy ngược hoặc di chuyển nhiên liệu, hoặc làm ướt nhiên liệu cháy.
3.1.2.11. Chữa cháy - fire fighting
Tác động thích hợp để dập tắt đám cháy.
3.1.2.12. Vùng chữa cháy - fire ground
Khu vực mà trong đó các thao tác chữa cháy đang được tiến hành.
3.1.2.13. Phòng cháy - fire prevention
Các biện pháp được áp dụng để đề phòng đám cháy bùng nổ và/hoặc hạn chế hậu quả của nó (xem ISO 8421-1).
3.1.2.14. Phun tia chữa cháy - fire stream
Xem dòng phun (3.1.2.16).
3.1.2.15. Phun tia nước đặc chữa cháy - fire stream, soil
Xem tia phun (3.1.2.16).
3.1.2.16. Tia phun - jet
Tia nước chữa cháy dập tắt lửa, thường là nước ra khỏi lăng phun như chùm tia nước đặc, bụi nước hoặc màng nước (sương mù).
3.1.2.17. Tia nước đặc - jet, soil
Tia phun (xem 3.1.2.16) có tia nước đặc phun ra nhằm tạo được một khoảng chữa cháy rộng nhất hoặc tạo được áp lực mạnh.
3.1.2.18. Người giữ lăng phun - nozzle man
Xem người điều khiển lăng chữa cháy (3.1.2.2).
3.1.2.19. Phương án điều hành - operational tactics
Việc sử dụng thích hợp người, phương tiện và thiết bị ở vùng có cháy hoặc tại hiện trường của bất kỳ một trường hợp khẩn cứu nào.
3.1.2.20. Phương án chữa cháy - pre-determined fire plan
Phương án được xác định trước để chữa cháy và các hoạt động cứu nạn tại các khu vực hoặc vị trí đặc biệt.
3.1.2.21. Cứu nạn - rescue
Việc tiến hành các biện pháp thích hợp để di chuyển người ra khỏi tình trạng nguy hiểm khi chữa cháy và các thao tác cấp cứu khác.
3.1.2.22. Hồi sức - resuscitation
Sự phục hồi hơi thở và nhịp đập của tim người bị nạn.
3.1.2.23. Cứu hộ - salvage
Tiến hành các biện pháp thích hợp để giảm nhẹ thiệt hại xảy ra trong khi thao tác chữa cháy.
3.1.2.24. Thông khói - smoke venting
Tạo ra các lỗ mở trong ngôi nhà để dễ dàng giảm khói và khí nóng trong quá trình thao tác chữa cháy (xem ISO 8421-5).
3.1.2.25. Màng nước - water fog
Nước được phun ra từ lăng phun, dạng phân tán thành tia nhỏ (sương mù) ở áp lực cao để hấp thụ nhiệt nhanh, đẩy khói đi và giảm tới mức tối thiểu thiệt hại do nước gây ra.
3.1.2.26. Tiếp nước bằng bơm - water relay, pumping
Sự vận chuyển nước từ nơi cấp nước xa tới vùng chữa cháy (xem 3.1.2.12) bằng cách đặt các máy bơm trung gian trên vòi rồng chữa cháy.
3.1.2.27. Tiếp nước kiểu con thoi - water relay, shuttle
Sự vận chuyển nước từ nơi cấp nước xa đến vùng chữa cháy (xem 3.1.2.12) bằng các xe chở nước.
3.1.2.28. Bụi nước - water spray
Nước được phun ra từ lăng chữa cháy ở dạng phân tán để đạt được sự dàn trải tối đa nước chữa cháy.
3.1.3. Thông tin liên lạc
3.1.3.1. Thông báo chi viện - assistance message
Thông báo từ vùng có cháy yêu cầu gửi thêm phương tiện, thiết bị hoặc người tới nơi có cháy hoặc tới nơi khẩn cứu khác.
3.1.3.2. Thiết bị điều khiển - control unit
Xem 3.2.
3.1.3.3. Phòng điều khiển - control room
Phòng có biên chế ổn định và được trang bị đầy đủ của cơ sở phòng cháy chữa cháy. Tại đó tiếp nhận các cuộc gọi khẩn cấp và tiếp theo là điều động người, phương tiện và thiết bị (xem TCXD 215 : 1998 ISO 8421-3).
3.1.3.4. Đám cháy được kiểm soát - fire under control
Xem thông báo dừng (3.1.3.7).
3.1.3.5. Báo tin - informative message
Báo cáo tình hình kiểm soát cháy cho biết các chi tiết về biến cố và/hoặc sự tiến triển của hoạt động chữa cháy.
3.1.3.6. Báo động bổ sung - second alarm
Xem thông báo chi viện (3.1.3.1).
3.1.3.7. Thông báo dừng - stop message
Báo cáo cho biết đám cháy đã được ngăn chặn, không có khả năng phát triển.
3.2. Xe, máy dùng cho chữa cháy và cứu nạn
3.2.1. Thiết bị lên cao - aerial appliance
Thiết bị chữa cháy có kết hợp với thang bàn xoay hoặc sàn thủy lực.
3.2.2. Thiết bị cảnh báo âm thanh - audible warning device
Còi báo hiệu hoặc còi báo động gắn vào thiết bị chữa cháy và phát ra âm thanh để báo rằng đây là xe đi cứu nạn.
3.2.3. Thiết bị phòng hóa chất - chemical incident unit
Thiết bị chữa cháy gồm nhiều dụng cụ và quần áo bảo hộ để đối phó với các sự cố do hóa chất gây ra, kể cả sự khử nhiễm.
3.2.4. Xe chỉ huy - control unit
Xe được trang bị như một phòng điều khiển di động để người chỉ huy sử dụng trong các biến cố lớn. Xe được trang bị các hệ thống thông tin liên lạc.
3.2.5. Xe khống chế thiệt hại - damage control tender [truck]
Xe chữa cháy sử dụng nhiều thiết bị để giảm tới mức tối thiểu hoặc đề phòng các thiệt hại do nước và thiệt hại khác gây ra trong khi thao tác chữa cháy.
3.2.6. Thiết bị sử dụng bột chữa cháy - dry powder appliance
Thiết bị chữa cháy mà toàn bộ hoặc chủ yếu được sử dụng để mang, và phun bột để chữa cháy.
3.2.7. Ôtô chữa cháy - emergency tender [truck]
Xe chữa cháy mang nhiều thiết bị chuyên dùng để sử dụng ở nơi có cháy hoặc ở trường hợp khẩn cứu khác.
3.2.8. Xe chữa cháy - fire appliance (apparatus, USA)
Xe được dùng hoặc được trang bị cho mục đích chữa cháy và/hoặc mục đích cứu nạn.
3.2.9. Thuyền chữa cháy - fire boat
Thuyền gắn động cơ được trang bị bơm và thiết bị khác để chữa cháy hoặc dùng trong các trường hợp khẩn cứu khác.
3.2.10. Tàu kéo chữa cháy - fire tug
Tàu kéo thông thường được trang bị thêm thiết bị chữa cháy.
3.2.11. Thiết bị khám nghiệm hiện trường cháy - fire investigation unit
Thiết bị gồm nhiều bộ phận được sử dụng để xác định nguyên nhân cháy.
3.2.12. Xe chở chất tạo bọt chữa cháy - foam tender [truck]
Xe được sử dụng toàn bộ hoặc chủ yếu để chở chất tạo bọt đậm đặc và thiết bị, và có thể phun bọt tạo ra lên đám cháy.
3.2.13. Xe rải vòi chữa cháy - hose laying lorry
Xem xe chở vòi (3.2.14).
3.2.14. Xe chở vòi - hose tender
Xe dùng để chở và trải vòi chữa cháy.
3.2.15. Toa chở vòi - hose wagon
Xem xe chở vòi (3.2.14).
3.2.16. Mâm quay thủy lực - hydraulic platform
Thiết bị chữa cháy được trang bị cần khớp, điều khiển bằng thủy lực, trên đó có lồng hoặc sàn và có khả năng quay 360o.
3.2.17. Đèn hiệu - identification lamp
Đèn màu nhấp nháy lắp trên nóc xe chữa cháy để ra hiệu rằng đó là ôtô chữa cháy.
3.2.18. Xe bơm - pumper
Xem xe bơm nước chữa cháy (3.2.19).
3.2.19. Xe bơm nước chữa cháy - pumping apphance
Xe chữa cháy được trang bị máy bơm và thường có két nước, vòi chữa cháy, đầu nối và các thiết bị phụ trợ khác kèm theo để dập tắt đám cháy.
3.2.20. Xe cứu nạn - rescus tender [truck]
Xem ôtô chữa cháy (3.2.7).
3.2.21. Xe cứu hộ - salvagetender [truck]
Xem xe khống chế thiệt hại (3.2.5).
3.2.22. Xe thang bàn quay - turntable ladder
Xe chữa cháy được trang bị thang kéo dài phân đoạn được điều khiển bằng cơ học, thường là điều khiển bằng thủy lực, có khả năng quay 360o.
3.3.1. Trang bị bảo vệ cá nhân
3.3.1.1. Quần áo chịu hóa chất - chemical splash suit
Bộ quần áo bảo hộ làm bằng vật liệu chịu được hóa chất.
3.3.1.2. Nút tai - ear defenders
Nút hoặc nắp bịt tai để bảo vệ tai khỏi tiếng ồn.
3.3.1.3. Bảo vệ tai - ear protection
Xem nút tai (3.3.1.2)
3.3.1.4. Rìu của nhân viên chữa cháy - fire fighter’s axe
Rìu nhỏ được nhân viên chữa cháy mang ở thắt lưng.
3.3.1.5. Ủng của nhân viên chữa cháy - fire fighter’s boots
Ủng an toàn không thấm nước, không làm phát sinh tia lửa.
3.3.1.6. Găng tay của nhân viên chữa cháy - fire fighter’s gloves
Găng tay an toàn được thiết kế để chống lại một hoặc nhiều mối nguy hiểm, thí dụ như điện, hóa chất, nhiệt v.v…
3.3.1.7. Mũ an toàn của nhân viên chữa cháy - fire fighter’s helmet
Mũ bảo vệ mà nhân viên chữa cháy đội.
3.3.1.8. Bộ quần áo chống khí (độc) - gas protection suit
Bộ áo liền quần kín khí dùng kết hợp hoặc gắn với thiết bị thở được thiết kế để mặc trong môi trường khí có hại.
3.3.1.9. Trang thiết bị phòng hộ cá nhân - personal protective equipment
Áo quần hoặc thiết bị dùng để bảo vệ nhân viên chữa cháy khi tiếp xúc với vật liệu gây hại hoặc mối nguy hiểm khác.
3.3.1.10. Thắt lưng an toàn - safety belt
Thắt lưng chuyên dùng có móc giữ, được nhân viên chữa cháy sử dụng như một phương tiện an toàn để đề phòng ngã.
3.3.1.11. Bộ dây treo an toàn - safety harness
Bộ dây treo chuyên dùng có móc giữ được nhân viên chữa cháy sử dụng như một phương tiện an toàn để đề phòng ngã.
3.3.2. Thiết bị thở
3.3.2.1. Thiết bị thở - breathing apparatus
Thiết bị kín dùng không khí nén hoặc ôxy dùng cho nhân viên chữa cháy hoạt động trong môi trường không có không khí trong một thời gian nhất định.
3.3.2.2. Thiết bị thở có liên lạc - breathing apparatus communication set
Thiết bị thở chuyên dụng có gắn phương tiện thông tin để liên lạc giữa nhân viên sử dụng thiết bị thở với người chỉ huy.
3.3.2.3. Thiết bị thở dùng không khí nén - breathing apparatus, compressed air
Thiết bị thở dùng không khí nén trong đó không khí thở ra không được dùng lại và việc cấp không khí được điều chỉnh bởi yêu cầu thở của người mang thiết bị.
3.3.2.4. Bảng kiểm soát thiết bị thở - breathing apparatus control board
Bảng biểu thị gồm các phần để xếp các nhãn hiệu phân biệt thiết bị thở vào đó và để ghi thông tin bổ sung trên đó, chẳng hạn thời gian sử dụng và vị trí của người đeo thiết bị. Thường có để một đồng hồ và thời gian biểu làm việc.
3.3.2.5. Bảng kiểm soát thiết bị thở giai đoạn 1 - breathing apparatus control board, stage 1
Bảng kiểm soát thiết bị thở được dùng khi chỉ có 1 điểm vào nhà và khi có không quá 4 người mang thiết bị thở.
3.3.2.6. Bảng kiểm soát thiết bị thở giai đoạn 2 - breathing apparatus control board, stage 2
Bảng kiểm soát thiết bị thở được dùng khi có hơn 1 điểm vào nhà hoặc khi có quá 4 người mang thiết bị nhằm điều phối và kiểm soát hoạt động ở điểm cuối giai đoạn 1.
3.3.2.7. Nhãn chứng nhận thiết bị thở - breathing apparatus identification tally
Thẻ kiểm tra cá nhân trên đó có ghi tên người mang, thời gian vào nhà, và áp lực xi lanh tại thời điểm đó; thẻ được gửi đi cùng với nhân viên kiểm tra thiết bị thở.
3.3.2.8. Thiết bị thở áp lực dương - breathing apparatus, positive pressure
Thiết bị thở trong đó áp suất không đổi, vượt quá áp suất khí quyển, được bảo quản trong mặt nạ.
3.3.2.9. Dải an toàn thiết bị thở - breathing apparatus safety line
Dải sáng trên đó có thể có các chỉ báo được dùng để giúp người mang thiết bị thở tìm thấy được đường ra khỏi môi trường đầy khói.
3.3.2.10. Dải an toàn thiết bị thở cá nhân - breathing apparatus safety line, personal
Đoạn dây của những người đeo thiết bị thở mang theo và họ có thể mắc nó với dải an toàn thiết bị thở như là một biện pháp an toàn bổ sung.
3.3.2.11. Thiết bị thở tuần hoàn (cách ly) - breathing apparatus, regenerative
Thiết bị thở thường dùng ôxy, trong đó không khí thở ra được quay vòng trở lại và việc cung cấp được điều chỉnh theo một tỉ lệ không đổi.
3.3.2.12. Máy báo nguy hiểm bằng tín hiệu - personnal distress signal unit
Thiết bị mà người sử dụng thiết bị thở mang theo, nó sẽ vang lên tín hiệu báo nguy hiểm khi được tác động bằng tay hoặc tự động.
3.3.3. Trang thiết bị phát hiện nguy hiểm
3.3.3.1. Liều lượng kế bức xạ - dosimeter
Dụng cụ cá nhân dùng để định lượng bức xạ ion hóa do người hấp thụ qua một khoảng thời gian.
3.3.3.2. Khí cụ đo độ nguy hiểm nổ - explosimeter
Xem đầu dò khí dễ cháy nổ (3.3.3.3).
3.3.3.3. Đầu báo khí dễ cháy nổ - flammable gas detector
Thiết bị phát hiện khí dễ cháy nổ và nồng độ hỗn hợp không khí trong vùng để xác định khả năng nổ.
3.3.3.4. Phao chắn nổi - floating barrage
Phao chắn nổi dùng để giữ lại hoặc hạn chế sự lan tỏa của chất bẩn trên mặt nước.
3.3.3.5. Dụng cụ bịt khe hở - leak sealing kit
Nút hoặc túi có thể bơm phồng lên dùng để bịt khe hở.
3.3.3.6. Tấm hấp thụ dầu - oil absorbent blanket
Tấm vật liệu hút dầu và kị nước được dùng để hấp thụ chất bẩn.
3.3.3.7. Nắp cửa chui di chuyển được - portable manhole
Nắp dùng để ngăn chặn chất bẩn từ bên ngoài vào hệ thống thoát nước.
3.3.3.8. Đầu báo bức xạ - radiation detector
Thiết bị xách tay dùng để phát hiện và đo sự xuất hiện của bức xạ ion hóa anpha, gama, bêta và nơtron.
3.3.4. Máy bơm
3.3.4.1. Tấm đậy - blank cap
Bộ phận gắn vào thiết bị, cửa vào, đường ống hút khi không sử dụng.
3.3.4.2. Máy bơm xách tay - portable pump
Máy bơm và máy phát điện có thể xách tay được.
3.3.4.3. Công suất máy bơm - pump capacity
Công suất danh định của máy bơm, được đo bằng số lít trong một phút ở áp suất quy định.
3.3.4.4. Bộ phận mồi bơm - pump primer
Thiết bị cơ khí dùng để khởi động đưa nước vào máy bơm bằng cách tạo ra chân không.
3.3.4.5. Máy bơm chìm - pump, submersible
Máy bơm vận hành bằng điện được thiết kế để hoạt động dưới nước, chủ yếu dùng để bơm nước tầng hầm, kênh, hố nước…
3.3.4.6. Máy bơm tay - stirrup pump
Máy bơm điều khiển bằng tay tác dụng kép có vòi ngắn và lăng phun.
3.3.4.7. Bộ lọc hút - suction filter
Xem lưới lọc (3.3.4.8).
3.3.4.8. Lưới lọc - suction screen
Lưới lọc được lắp ở đầu vào máy bơm như một sự đề phòng bổ sung ngăn các mảnh vụn lọt vào máy bơm.
3.3.4.9. Máy bơm xe moóc - trailer pump
Máy bơm và động cơ điện gắn chặt vào xe moóc.
3.3.5. Vòi chữa cháy
3.3.5.1. Tang cuộn vòi - booster reel
Xem tang cuộn vòi của đội chữa cháy (3.3.5.12)
3.3.5.2. Sự tổn thất do ma sát - friction loss
Sự tổn thất áp lực trong vòi chữa cháy do ma sát giữa chất lỏng chảy trong vòi và thành bên trong vòi.
3.3.5.3. Đai vá vòi - hose bandage
Đoạn vải bạt được tạo hình giống như đai, được dùng bọc tạm thời chỗ rò dọc trên thân vòi có áp.
3.3.5.4. Đai vá vòi bằng kim loại - hose bandage, metal
Đai kẹp được dùng để kẹp tạm thời chỗ rò dọc trên thân vòi có áp (xem đai vá vòi) (3.3.5.3).
3.3.5.5. Đai giữ vòi - hose brach holder
Móc kim loại có phụ kiện và có dây đai da trên đỉnh để giữ cho vòi chữa cháy được an toàn ở vị trí và không cần có người giữ.
3.3.5.6. Cầu vượt - hose bridge
Xem cầu đỡ vòi (3.3.5.9).
3.3.5.7. Chìa vặn đầu nối - hose coupling spanner
Dụng cụ dùng để xiết chặt hay nới lỏng các đầu nối của vòi chữa cháy.
3.3.5.8. Cờ lê đầu nối - hose coupling wrench
Xem chìa vặn đầu nối (3.3.5.7).
3.3.5.9. Cầu dỡ vòi - hose ramps
Bệ có hai dốc nghiêng có rãnh đặt vòi chữa cháy để đề phòng hư hỏng khi đặt ngang qua đường có nhiều xe cộ chạy qua.
3.3.5.10. Vòi cấp nước - hose, delivery
Vòi để dẫn nước có áp, thường ở phía ống đẩy của máy bơm.
3.3.5.11. Vòi hút nước - hose, suction
Vòi được thiết kế để chịu được áp lực bên ngoài và được bố trí giữa nguồn cung cấp nước và máy bơm.
3.3.5.12. Tang cuộn vòi của đội chữa cháy - hose reel, fire brigade
Tang cuộn có đường kính nhỏ, lắp thường trực vào thiết bị chữa cháy và được nối vào nhánh/lăng phun ở cuối ống cấp nước.
3.3.5.13. Tang cuộn vòi xách tay - hose reel, portable
Tang cuộn nhỏ gồm các đoạn ống đường kính nhỏ nối vào nhau có khả năng trải nhanh bằng tay.
3.3.5.14. Tang cuộn vòi đặt trên bánh xe - hose reel, wheeled
Tang cuộn lớn gồm các đoạn ống nối vào nhau, được lắp trên bánh xe và có thể tháo rời khỏi thiết bị chữa cháy.
3.3.5.15. Phản lực dòng phun - jet reaction
Lực tác động ở hướng ngược với dòng nước thoát ra khỏi lăng phun.
3.3.5.16. Phản lực lăng phun - nozzle reaction
Xem phản lực dòng phun (3.3.5.15).
3.3.6. Ống nhánh và lăng phun
3.3.6.1. Ống nhánh - branchpipe (UK term)
Ống nối ở đầu ống phân phối của vòi chữa cháy để giảm bớt đường kính của ống và bằng cách đó tăng vận tốc dòng nước ở lăng phun.
3.3.6.2. Ống nhánh điều khiển bằng tay - hand-controlled branch
Xem lăng phun điều khiển bằng tay (3.3.6.3).
3.3.6.3. Lăng phun điều khiển bằng tay - hand-controlled nozzle
Lăng phun hoặc côn phun điều khiển bằng tay, bằng cách ngăn dòng phun, bằng cách biến đổi hình dáng và độ rộng hẹp của dòng phun, hoặc bằng cách thay đổi đặc tính của chúng, thí dụ như biến thành bụi nước.
3.3.6.4. Tang có côn phun - hose reel branch
Xem tang có lăng phun (3.3.6.5).
3.3.6.5. Tang có lăng phun - hose reel nozzle
Lăng phun hoặc côn phun được gắn vào đầu tang có vòi chữa cháy.
3.3.6.6. Thiết bị dòng chủ - master stream device
Xem thiết bị phun nước (3.3.6.7).
3.3.6.7. Lăng giá - monitor
Một loại côn phun hoặc lăng phun chuyên dùng (xách tay hoặc cố định), chuyển dịch ngang và thẳng đứng, được dùng để phun một lượng lớn nước hoặc bọt vào đám cháy.
3.3.6.8. Lăng giá cố định - monitor, fixed
Thiết bị phun nước được gắn cố định vào thiết bị chữa cháy; thuyền chữa cháy, tàu kéo chữa cháy; xe thang bàn xoay; mâm thủy lực hoặc nhà.
3.3.6.9. Lăng giá di động - monitor, portable
Thiết bị phun nước được thiết kế để đặt trên đất hoặc trên xe moóc nhỏ và có thể bố trí ở bất kì chỗ nào ở vùng có cháy.
3.3.6.10. Lăng phun - nozzle
Phụ kiện lắp vào đầu vòi chữa cháy hoặc côn phun để giảm kích thước và làm tăng vận tốc phun nước.
3.3.6.11. Lăng phun tạo sương mù - water fog nozzle
Lăng phun điều khiển bằng tay (xem 3.3.6.3), phun nước ra ở dạng phân tán tạo thành bụi nước, nói chung ở áp lực cao.
3.3.7. Phụ tùng
3.3.7.1. Đầu nối - breeching, collecting
Phụ kiện dùng để nối hai hoặc một số cuộn vòi chữa cháy thành một đường vòi chữa cháy.
3.3.7.2. Đầu nối điều khiển - breeching, controlled
Đầu nối tách hoặc ghép được gắn với van điều khiển để hướng dòng chảy đến hoặc chảy đi hoặc cả hai đầu ra.
3.3.7.3. Đầu nối tách - breeching, dividing
Phụ kiện được dùng để tách một đường vòi chữa cháy thành hai hoặc nhiều đường vòi chữa cháy.
3.3.7.4. Đầu nối ba nhánh (đầu nối chữ Y) - coupling, gated wye
Xem đầu nối điều khiển (3.3.7.2).
3.3.7.5. Đầu nối đôi - coupling, siamese
Xem đầu nối (3.3.7.1)
3.3.7.6. Đầu nối chuyển tiếp - hose adaptor
Phụ kiện dùng để nối các đoạn vòi có các đầu nối khác nhau.
3.3.7.7. Đầu nối vòi chữa cháy - hose coupling
Phụ kiện dùng để nối 2 đoạn vòi chữa cháy lại với nhau, hoặc để nối thiết bị khác với vòi chữa cháy.
3.3.7.8. Bộ lọc vòi hút - strainer, suction hose
Bộ lọc nối với đầu ống hút để ngăn các mảnh vụn v.v… lọt vào máy bơm. Xem lưới lọc (3.3.4.8).
3.3.8. Bọt và thiết bị tạo bọt
3.3.8.1. Chất tạo bọt đậm đặc chịu cồn - alcohol-resistant foam concentrate
Chất tạo bọt đậm đặc sử dụng để dập các đám cháy của nhiên liệu dễ tan trong nước (chất lỏng có cực và các đám cháy của các nhiên liệu khác có khả năng phá hủy bọt chữa cháy thông thường (xem TCXD 216 : 1998).
3.3.8.2. Chất tạo bọt đậm đặc tạo màng nước mỏng - aqueous film forming foam (AFFF) concentrate
Chất tạo bọt đậm đặc tạo màng nước mỏng nổi trên bề mặt của hydrocacbon trong điều kiện nhất định (xem TCXD 216 : 1998).
3.3.8.3. Bọt chữa cháy - extinguishing foam
Chất chữa cháy gồm khối lượng bọt được tạo từ chất lỏng bằng cơ học hoặc hóa học (xem TCXD 216 : 1998).
3.3.8.4. Thiết bị tạo bọt - foam inductor
Xem lăng tạo bọt (3.3.8.5).
3.3.8.5. Lăng tạo bọt - foam branchpipe
Lăng được gắn vào đầu ra của đường vòi. Dung dịch tạo bọt được thổi khí để tạo bọt thành phẩm.
3.3.8.6. Dung dịch tạo bọt - foam solution
Hỗn hợp đồng nhất của nước và chất tạo bọt đậm đặc với một tỉ lệ nhất định để tạo bọt (xem TCXD 216 : 1998).
3.3.8.7. Độ nở bọt - foam, expansion ratio
Tỉ lệ giữa khối tích bọt được tạo ra với khối tích dung dịch tạo bọt (xem TCXD 216 : 1998).
3.3.8.8. Bọt thành phẩm - foam, finished
Xem bọt chữa cháy (3.3.8.3).
3.3.8.9. Máy tạo bọt - foam generator
Thiết bị được bố trí ở trên đường vòi chữa cháy để sục khí vào dung dịch bọt.
3.3.8.10. Thiết bị trộn bọt - foam, multiple jet inductor
Thiết bị được bố trí ở máy bơm có khả năng đưa đủ bọt vào máy bơm để cung cấp cho một hay nhiều lăng phun bọt.
3.3.8.11. Thiết bị trộn chất tạo bọt đậm đặc theo tuyến vòi - in line foam concetrate inducer
Thiết bị được thiết kế để đưa được chất tạo bọt đậm đặc vào dòng nước, thường được bố trí giữa máy bơm và lăng phun (xem TCXD 216 : 1998).
3.3.8.12. Chất lỏng có cực - polar liquid
Xem chất tạo bọt đậm đặc chịu cồn (3.3.8.1).
3.3.9. Thang
3.3.9.1. Thang vươn dài - ladder, extension
Thang nhiều đoạn, thường được kéo dài thành một dây.
3.3.9.2. Thang gấp ladder, folding
Xem thang cột (3.3.9.4)
3.3.9.3. Thang móc - ladder, hook
Thang ngắn, có bộ đồ gá gắn ở đầu để móc vào bậu cửa sổ, lan can hoặc các gờ khác để leo lên nhà.
3.3.9.4. Thang cột - ladder, pole.
Thang có bậc gắn vào các thanh đứng liên kết khớp với nhau sao cho các thanh đứng có thể gập lại vào nhau.
3.3.9.5. Thang mái - ladder, roof
Thang kiểu thang móc, dùng để leo lên mái.
3.3.9.6. Thang dây - ladder, rope
Thang có dây chão và bậc thang bằng gỗ hoặc kim loại nhẹ.
3.3.9.7. Bậc thang - ladder, round
Các kết cấu nằm ngang của thang, nói chung được hiểu là bậc thang.
3.3.9.8. Thang leo - ladder, scaling
Thang nhiều đoạn, thót trên được gắn với móc kim loại ở các thanh đứng sao cho khi các thanh đứng được ghép vào nhau và được buộc bằng dây, chúng có thể được nâng cao hay hạ thấp ở những chỗ hẹp.
3.3.9.9. Thang ngắn - ladder, short
Thang hai đoạn có thể kéo dài (bằng cách trượt).
3.3.9.10. Thanh đứng thang - ladder, string
Các kết cấu thẳng đứng của thang đỡ bậc thang (xem 3.3.9.7).
3.3.10. Thiết bị cứu nạn
3.3.10.1. Túi khí nén - air bag
Túi phủ cao su được gia cố mà khi được bơm khí nén, phồng lên để nâng hoặc di chuyển vật nặng.
3.3.10.2. Công cụ cắt dùng khí nén - air chisel
Công cụ được vận hành bằng khí nén có bộ gá lắp cắt thích hợp được dùng để cắt kim loại.
3.3.10.3. Cưa dùng khí nén - air saw
Cưa được vận hành bằng khí nén.
3.3.10.4. Tời nâng - come-a-lỏng
Xem tời tay (3.3.10.15).
3.3.10.5. Búa điện - electric hammer
Công cụ chịu tải nặng được vận hành bằng điện sử dụng và thao tác tương tự như máy khoan bằng khí nén (xem 3.3.10.11).
3.3.10.6. Búa thủy động - hydraulic ram
Công cụ hoặc tổ hợp công cụ được vận hành bằng thủy lực, làm việc như một búa pittông và có khả năng gạt vật thể sang một bên hoặc nâng vật thể.
3.3.10.7. Máy cắt thủy lực - hydraulic cutters
Công cụ được vận hành bằng thủy lực, dùng nguyên lí cắt kéo và có khả năng cắt kim loại, nhựa v.v…
3.3.10.8. Máy đẩy thủy lực - hydraulic spreader
Công cụ được vận hành bằng thủy lực, có khả năng đẩy, nâng và kéo kim loại và khối xây để giải thoát nạn nhân bị sập.
3.3.10.9. Búa đập - jack hammer
Xem máy khoan bằng khí nén (3.3.10.11).
3.3.10.10. Kích nâng - lifting jack
Công cụ vận hành theo nguyên lí píttông hoặc cắt kéo, chủ yếu được dùng để nâng vật thể nặng theo hướng thẳng đứng.
3.3.10.11. Máy khoan bằng khí nén - pneumatic drill
Công cụ chịu tải nặng vận hành như búa khí nén có bộ gá lắp cắt thay thế được, dùng để phá bê tông, khối xây v.v…
3.3.10.12. Rìu cứu nạn - rescue axe
Công cụ đa năng chuyên dụng, dùng để chọc thủng, cắt và bẩy kim loại hoặc đập vỡ và tháo dỡ kính.
3.3.10.13. Thiết bị hồi sức - resuscitation equipment
Máy cung cấp ô xi để làm hô hấp nhân tạo.
3.3.10.14. Máy dò âm thanh - sound detectors
Thiết bị nhạy cảm âm thanh dùng để xác định vị trí người bị sập.
3.3.10.15. Tời (kích) tay - winch, hand-operated
Tời (kích) thao tác bằng tay có khả năng điều chỉnh chính xác được dùng trong tình huống cứu nạn như nắn chỉnh lại bánh lái, ghế ngồi xe ôtô hoặc tạo ổn định xe.
3.3.10.16. Tời (kích) cơ khí - winch, mechanical
Tời (kích) máy, chạy bằng động cơ xe hay điện. Xem tời (kích) tay (3.3.10.15).
3.3.11. Các trang thiết bị khác
3.3.11.1. Cào dỡ trần (câu liêm) - ceiling hook
Dụng cụ gồm một thanh có mấu bằng kim loại vuông góc, chủ yếu dùng để dỡ trần xuống… để tiếp cận vật đang cháy.
3.3.11.2. Thiết bị chiếu sáng sự cố - incident lighting
Thiết bị chiếu rọi hoặc xách tay hoặc gắn cố định vào thiết bị chữa cháy được dùng để chiếu sáng cho đội chữa cháy thao tác.
3.3.11.3. Sào chữa cháy - fire beater
Dụng cụ dùng để dập tắt lửa, chủ yếu nơi bụi rậm hoặc ruộng đồng.
3.3.11.4. Chăn chữa cháy - fire blanket
Chăn chuyên dụng để dập tắt đám cháy nhỏ.
3.3.11.5. Bão lửa - fire storm
Một luồng không khí rất mạnh với vận tốc cực lớn có vật cháy bay theo do đám cháy lớn tạo ra.
3.3.11.6. Dây kéo cháy - halyard
Xem dây chão (3.3.11.11).
3.3.11.7. Đệm nhảy - jumping cushion
Tấm đệm bơm phồng được dùng để giảm va chạm khi người nhảy từ trên cao xuống.
3.3.11.8. Tấm vải đỡ - jumping sheet
Tấm được các nhân viên chữa cháy dùng để hứng hoặc giảm va chạm khi có người nhảy từ trên cao xuống.
3.3.11.9. Lưới cứu nạn - life net
Xem tấm vải đỡ (3.3.11.8).
3.3.11.10. Súng cứu nạn - life gun
Xem dây phóng bằng tên lửa (3.3.11.13).
3.3.11.11. Dây chão - line
Loại dây mà nhân viên chữa cháy dùng.
3.3.11.12. Dây chão cứu nạn - line, rescue
Dây chão đặc biệt kết hợp với đặc điểm được thiết kế để hỗ trợ việc cứu nạn trên không.
3.3.11.13. Dây phóng bằng tên lửa - line, rocket
Dây gắn vào đuôi quả tên lửa dùng để phóng qua một hẻm sâu hay một con sông v.v…
3.3.11.14. Cào chữa cháy - pike pole
Xem cào dỡ trần (3.3.11.1).
3.3.11.15. Hỏa kế - pyrometer
Thiết bị cảm biến được dùng để đo nhiệt độ bên trong phòng hoặc vùng cháy.
3.3.11.16. Điểm cháy - seat of fire
Vị trí của vùng lửa chính/của đám cháy.
3.3.11.17. Máy đẩy khói - smoke ejector
Xem máy hút khói (3.3.11.18).
3.3.11.18. Máy hút khói - smoke extractor
Thiết bị xách tay có phương tiện cơ khí để đẩy khói ra khỏi nhà hoặc công trình kiến trúc khác.
3.3.11.19. Camera ảnh nhiệt - thermal imaging camera
Thiết bị xách tay để dò bức xạ hồng ngoại và biểu thị nó như một hình ảnh nhiệt trên ống tia catôt.
3.3.11.20. Thiết bị cắt bằng ngọn lửa - thermic lance
Thiết bị dùng ôxy để tạo nhiệt độ cao để cắt kim loại hoặc bêtông.
3.4.1. Đường ống hút nước cố định - fixed suction installation
Đường ống cố định nối với bộ hút lọc và thiết bị của đội chữa cháy tại nguồn cấp nước tĩnh.
3.4.2. Trụ nước chữa cháy - hydrant
Van lắp cố định với đường ống chính cấp nước để nối với thiết bị của đội chữa cháy đảm bảo cấp nước liên tục.
3.4.3. Trụ nước chữa cháy đặt ngầm - hydrant, ground
Trụ nước chữa cháy được lắp các thiết bị thao tác nằm dưới tấm đậy hay đĩa đậy ở ngang mặt đất và được nối cố định với đường ống chính cấp nước có áp để sử dụng khi chữa cháy (xem TCXD 216 : 1998).
3.4.4. Trụ nước chữa cháy đặt nổi - hydrant, pillar
Trụ nước chữa cháy gồm một hoặc một vài đầu nối ra đặt cao hơn mặt đất và được nối cố định với đường ống chính cấp nước có áp để sử dụng khi chữa cháy (xem TCXD 216 : 1998).
3.4.5. Cột lấy nước chữa cháy - hydrant stand pipe
Một bộ phận của thiết bị được dùng để kéo dài đầu ra của trụ nước chữa cháy đặt ngầm để vượt cao hơn mặt đất.
3.4.6. Nguồn cấp nước ngoài trời - open water
Xem nguồn cấp nước tĩnh (3.4.7).
3.4.7. Nguồn cấp nước tĩnh - static water supply
Nguồn nước có khả năng đảm bảo khối lượng nước lớn cho các mục đích của đội chữa cháy.
3.5. Các phương tiện chữa cháy trong nhà
3.5.1. Đường ống chính cấp nước xuống - falling main
Đường ống đứng, tương tự như đường ống cấp nước lên (xem 3.5.9) nhưng được lắp đặt trong nhà có các tầng hầm nhiều cấp để cấp nước chữa cháy.
3.5.2. Thang của nhân viên chữa cháy - fire fighters’ elevator
Xem thang máy chữa cháy (3.5.3).
3.5.3. Thang máy chữa cháy - fire lift (elevator USA)
Thang máy ở bên trong nhà có kết cấu bảo vệ đặc biệt hoặc ở mặt trước nhà với máy móc, nguồn cung cấp điện và thiết bị điều khiển dành riêng cho đội chữa cháy sử dụng trong tình trạng khẩn cứu (xem ISO 8421-2).
3.5.4. Lối vào chữa cháy - fire fighting access
Lối tiếp cận để người và thiết bị chữa cháy đến gần hoặc vào trong nhà, công trình (xem ISO 8421-2).
3.5.5. Hành lang phục vụ chữa cháy - fire-fighting access lobby
Hành lang thông thoáng có độ chịu lửa thích hợp mà trong đó có thang máy của đội chữa cháy và các đường ống dẫn khô - ướt.
3.5.6. Cầu thang chữa cháy - stairway, fire-fighting
Cầu thang được bảo vệ (xem 3.5.8) chuyên dùng cho đội chữa cháy vào nhà và có thể có trang bị hành lang phục vụ chữa cháy (xem ISO 8421-2).
3.5.7. Bộ ngắt điện của người chữa cháy - fireman’s switch
Bộ ngắt điện được gắn bên ngoài nhà đảm bảo cho nhân viên chữa cháy cách li với các thiết bị điện.
Chú thích: thí dụ là các đèn ống tín hiệu phát quang gắn ở mặt trước nhà.
3.5.8. Cầu thang được bảo vệ - protected stairway
Cầu thang ở bên trong hoặc ngoài nhà có độ chịu lửa thích hợp và tạo nên bộ phận đứng để thoát nạn (xem ISO 8421-2).
3.5.9. Đường ống cấp nước lên - rising main
Đường ống đứng được lắp ở nhà cao tầng để cấp nước chữa cháy.
3.5.10. Đường ống khô đi lên - rising main, dry
Đường ống cứng được lắp cố định trong nhà và dùng để nối với vòi chữa cháy của đội chữa cháy để cấp nước ở thời điểm sử dụng (xem TCXD 216 : 1998).
3.5.11. Đường ống ướt đi lên - rising main, wet
Đường ống cứng được lắp cố định trong nhà và được nối với nguồn cấp nước để cấp nước cho các lăng phun của đội chữa cháy.
3.5.12. Các cửa thoát khói - smoke outlets
Các tấm dễ bị đập vỡ ở trên các bức tường hoặc các sàn nhà có thể đập thủng để thoát khói và khí nóng ra ngoài tòa nhà đang cháy.
3.5.13. Quạt thông khói - smoke ventilators
Quạt lắp cố định điều khiển bằng tay hoặc tự động, được sử dụng để đẩy khói và khí nóng ra khỏi nhà đang cháy.
3.5.14. Ống đứng cấp nước - stand pipe
Xem đường ống cấp nước lên (xem 3.5.9).