Hệ thống pháp luật

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của người cha

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35332

Câu hỏi:

Năm nay tôi 21 tuổi, gia đình tôi có 5 người tôi là con út. Trong gia đình thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực gia đình ba tôi luôn có hành vi đánh đập mẹ tôi và xúc phạm từ khi kết hôn đên bây giờ, càng ngày ba tôi càng trở nên xấu đi. Chúng tôi đã có báo cáo với chính quyền địa phương và hội phụ nữ của xã về tình trạng của ba tôi nhưng vẫn không được giải quyết. Bây giờ gia đình tôi muốn cho ba tôi đi cải tạo nhưng không biết phải làm sao mới có thể đi được vì không thể chịu nổi một tình trạng như vậy. Ba tôi đã có một số hành vi đe dọa đến tính mạng của anh trai tôi trong lúc đang ngủ đó là cầm dao đâm và bóp cổ, còn mẹ tôi thì bây giờ không thể về nhà trong tình trạng luôn lo sợ nhưng khi ba tôi xuống xã thì tất cả những sự thật đó ba tôi đều chối nói mẹ con chúng tôi đàn áp và đánh đập ông.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định các hành vi bạo lực gia đình:

“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”

Bố bạn thường xuyên có hành vi đánh đập mẹ và xúc phạm từ khi kết hôn đến bây giờ, như vậy bố bạn có hành vi bạo lực gia đình.

“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, nếu muốn chấm dứt hành vi bạo lực gia đình thì mẹ bạn có thể thực hiện các quyền nói trên để đề nghị các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ cho người vợ trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 024.6294.9155

“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.”

Để bảo vệ quyền lợi cho gia đình và mẹ bạn, bạn nên báo cho cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực để cơ quan có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn hành vi trên.

Nếu đã nhiều lần bạo lực với mẹ anh, có hành vi tàn nhẫn thì bạn nên làm đơn tố cáo trực tiếp tới Công an nhân dân cấp huyện về Tội cố ý gây thương tích hoặc Tội hành hạ người khác theo quy định Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Xử lý hành vi bạo lực gia đình

Quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo? Quy trình giải quyết tố cáo?

– Hỏi về vấn đề xử lý hành vi bạo lực gia đình

– Luật sư tư vấn về xử lý hành vi bạo lực gia đình

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn