Tố cáo hành vi hành hạ trẻ em khi gửi học tại trường mầm non tư thục
Ngày gửi: 26/03/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật dân sự 2005;
– Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
– Bộ luật hình sự 1999;
– Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31 Luật dân sự 2005 quy định:
“Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.”.
Như vậy, công dân hoàn toàn có quyền quay phim, chụp ảnh người khác khi đang làm việc trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh thì công dân bắt buộc phải tuân thủ. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền quay phim các hoạt động của trường mầm non Họa My. Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh của trường mầm non Họa My thì cần phải được sự đồng ý của trường mầm non Họa My, nếu hành vi quay, chụp mục đích sử dụng hình ảnh để làm chứng cứ cũng chỉ mang tính chất hạn chế, bạn có thể nhờ bên phía công an can thiệp sẽ dễ dàng hơn.
Thứ hai: Về hành vi vi phạm của giáo viên trường mầm non và quyền tố giác của bạn.
Căn cứ vào Điều 110 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“Điều 110. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.”.
Theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, cháu nhà bạn đang đi học tại trường mầm non đồng nghĩa với việc cháu nhà bạn thuộc đối tượng là trẻ em trong trường hợp này. Vì vậy, khi có hành vi đối xử tàn ác với cháu bé nhà bạn trong khi thực hiện công việc trông nom, chăm sóc cháu bé nhà bạn trong trường mẫu giáo gây ra nhiều vết bầm trên người cháu bé và trạng thái sợ hãi khi gặp người lạ thì người giáo viên thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tương ứng là phạt tù từ một năm đến ba năm.
Ngoài ra, nếu hành vi đối xử tàn ác này mà gây thương tích có tỷ lệ thương tật cho cháu bé thì người giáo viên này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác căn cứ theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
“ Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”.
Như vậy, trong trường hợp này, giáo viên trường mầm non Họa My đã phạm tội và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 024.6294.9155
Theo quy định của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC thì đối với hành vi tố giác, báo tin về tội phạm của bạn thì cơ quan điều tra trong công an quận nơi bạn tố giác có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin tố giác của bạn mà không được vì bất cứ lý do gì mà từ chối việc tiếp nhận, giải quyết tố giác. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, mặc dù khi tố giác tội phạm bạn không có chứng cứ để chứng minh tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có nghĩa vụ tiếp nhận và giải quyết tin tố giác của bạn.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691