Tổ chức đám cưới khi chưa giải quyết xong thủ tục ly hôn
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999;
– Luật hôn nhân và gia đình 2014;
– Thông tư liên tịch số 01/2001/TT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
2. Luật sư tư vấn:
“c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận.
– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
– Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 024.6294.9155
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác".
Trong trường hợp bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi chung sống với nhau như vợ chồng nêu trên hoặc đã có quyết định hủy việc chung sống với nhau như vợ chồng của Tòa án mà vẫn tiếp tục thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 147 Bộ luật hình sự 1999:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Hành vi của bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có căn cứ theo quy định Điều 3.2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
“Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…
b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.”
Trong trường hợp bạn khởi kiện yêu cầu ly hôn và con bạn đã 05 tuổi thì vấn đề trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con bạn sẽ căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng bạn, nếu không có thỏa thuận thì sẽ do Tòa án quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để quyết định giao cho ai nuôi dưỡng trực tiếp có thể được hiểu như sau:
- Xem xét điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn ai là người đã chăm sóc, nuôi dưỡng cháu được tốt hơn;
- Xem xét đến môi trường sống nếu thấy giao cho ai là tốt hơn;
- Xem xét đến đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này;
- Xem xét đến điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con, thu nhập của vợ, chồng để bảo đảm cuộc sống cho con;
- Xem xét điều điều kiện về nhà ở để bảo đảm chỗ ở và ổn định cuộc sống cho con;
- Xem xét đến các điều kiện khác miễn sao chứng minh và cho thấy sẽ tốt nhất cho con…
Đối với vấn đề bạn bị chồng vu khống rằng bạn lấy tiền của anh ấy và nhờ bố mẹ chồng của bạn ra làm chứng thì khi đó, bố mẹ chồng của bạn có thể sẽ tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng nếu được Tòa án triệu tập với tư cách người làm chứng khi họ biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc này. Lúc này, lời khai của bố mẹ chồng bạn có thể được coi là căn cứ chứng minh cho việc bạn có lấy tiền của chồng bạn hay không.
Thủ tục ly hôn với chồng ngoại tình, cờ bạc, đánh đập vợ conTrên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691