Tố giác tội phạm và đòi lại tài sản bị trộm cắp
Ngày gửi: 04/05/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, nếu không có bằng chứng cụ thể thì rất khó để tố giác một người về hành vi trộm cắp tài sản. Bạn có quyền tố giác tội phạm và phải chịu trách nhiệm về nội dung tố giác của mình theo quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tố giác và tin báo về tội phạm như sau:
“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn chỉ cho rằng người đó đã trộm điện thoại của bạn mà không có bằng chứng hay bất cứ thông tin nào về người đó nên khi gặp lại người đó bạn cũng không có đủ căn cứ để yêu cầu những lực lượng có thẩm quyền như công an, cảnh sát thực hiện việc bắt giữ để điều tra người đó. Trong trường hợp chứng kiến người đó tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp với người khác, bạn có thể ghi lại bằng chứng và bắt giữ người đó để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền theo Điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.”
Sau đó, bạn có thể làm bản tường trình về sự việc của bạn xảy ra trước đó để được điều tra và giải quyết.
Thứ hai, trong trường hợp bạn có căn cứ chắc chắn về chiếc điện thoại bị trộm của mình. Bạn cần trình báo sự việc với cơ quan công an để được can thiệp giải quyết. Trong trường hợp chiếc điện thoại đó được xác định đúng là chiếc điện thoại bạn mua (căn cứ theo hóa đơn mua hàng) và người đang chiếm hữu chiếc điện thoại không đưa ra được các căn cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp với chiếc điện thoại thì bạn có thể được nhận lại tài sản của mình theo quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự 2015:
“ Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691