Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Tình huống số 1:
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội giết người:
"1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
… "
"1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Bài tập học kì về tội giết người3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
… "
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Trong trường hợp này, có thể thấy cả ông Công và ông Lai đều phạm tội giết người, ngoài ra ông Công còn phạm tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Sở dĩ như vậy bởi vì việc ông Công sử dụng lựu đạn để ném ông Lai, ông Công nhận thức rõ được hành vi của mình là có thể gây thiệt hại về tính mạng cho ông lai nhưng vẫn cố ý thực hiện, điều này đã đáp ứng được dấu việc về hành vi phạm tội trong cấu thành tội giết người, dù chưa xảy ra hậu quả là chết người nhưng với tội này thì không bắt buộc về hậu quả chết phải xảy ra mà chỉ cần thực hiện hành vi và xác định hành vi này sẽ gây chết người thì đã có thể truy cứu về tội này, trường hợp của ông Công là giết người chưa đạt đã hoàn thành. Còn đối với ông Lai, khi nhận thấy ông Công thực hiện ành vi trên, ông Lai nhận thức rõ về việc ông Công muốn giết mình, đồng thời cũng biết được quả lựu đạn đó có thể giết người, ông Lai không ném lựu đạn ra ngoài mà trực tiếp ném vào ông Công, hành vi này cũng thể hiện việc ông Lai có ý định giết ông Công và việc này là cố ý, không thể coi là phòng vệ và hậu quả xảy ra là ông Công đã chết.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691