Hệ thống pháp luật

Tội giao xe cho người không có bằng lái điều khiển phương tiện

Ngày gửi: 03/05/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42040

Câu hỏi:

Tội giao hoặc điều động cho người không đủ điều kiện, không có bằng lái, không có giấy phép lái các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy theo quy định mới nhất năm 2021?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Hiện nay, tình trạng cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đang diễn ra rất phổ biến. Việc điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác, thì đó là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 205 Bộ luật hình sự. quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ như sau:

“1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

1. Dấu hiệu pháp lý

a) Chủ thể của tội phạm

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.

b) Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Khi xác định đối tượng tác động của tội phạm này, cần đối chiếu với quy định của Luật giao thông đường bộ về những điều kiện cần và đủ đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Những điều kiện này do Luật giao thông đường bộ quy định

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

c) Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường bộ là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả).

d) Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là giao phương tiện giao thông đường bộ cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

c) Hậu quả

Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chưa cấu thành tội phạm.

Quy định về xử phạt đối với người đi xe không chính chủ

2. Hình phạt

Phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm khi phạm tội tại Khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự.

Phạt tù từ hai năm đến bảy năm khi phạm tội tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự.

Phạt tù từ năm năm đến mười hai năm khi phạm tội tại Khoản 3 Điều 205 Bộ luật hình sự.

Ngoài ra  còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

2. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường sắt

Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông có những diễn biến phức tạm, số vụ tai nạn giao thông ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê, mỗi năm trên cả nước xảy ra hàng chục ngàn vụ tai nạn giao thông lớn nhỏ, làm chết và bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản hàng tỉ đồng. Trong đó, số vụ tai nạn xảy ra trên lĩnh vực giao thông đường sắt cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng số vụ tai nạn giao thông.

Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản cho người khác là một trong những hành vi gây ra tai nạn giao thông đường sắt, đó là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 211 Bộ luật hình sự quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt như sau:

Xử phạt người đủ 14 tuổi điều khiển xe gắn máy đi ngược chiều

“1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

1. Dấu hiệu pháp lý

a) Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có trách nhiệm trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mới có thể là chủ thể của tội phạm này như: Giám đốc xí nghiệp vận tải đường sắt điều động người không có bằng lái, lái tàu hoả; Lái tầu hoả có bằng lái giao tay lái cho người không có bằng lái tàu hoả điều khiển tàu hoả.

Nếu điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì hành vi mới cấu thành tội phạm.

Xử phạt hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm giao thông

b) Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường sắt.

Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

c) Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi cản trở giao thông đường sắt là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).

d) Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt là giao phương tiện giao thông đường sắt cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

 c) Hậu quả

Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và người thực hiện hành vi chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì chưa cấu thành tội phạm.

2. Hình phạt

Có ba khung hình phạt khi phạm tội này như sau:

Khung một: phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Khung hai: phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Khung ba:  phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

3. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường thủy

Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy.

Điều 215 Bộ luật hình sự quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ như sau:

“1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển  phương tiện giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

1. Dấu hiệu pháp lý

a) Chủ thể của tội phạm

Do tính chất của phương tiện giao thông đường thuỷ, nên chủ thể của tội phạm này vừa là chủ thể đặc biệt vừa không phải là chủ thể đặc biệt.

Ngoài những người có trách nhiệm trong việc điều động người khác, đối với phương tiện giao thông đường thủy còn có trường hợp chủ phương tiện giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy, để người này điều khiển phương tiện giao thông đường thủy gây ra thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đén sức khoẻ, tài sản của người khác.

Nếu điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì hành vi mới cấu thành tội phạm.

b) Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường thủy.

Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.

c) Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).

d) Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội này, là người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.

e) Hậu quả

Hậu quả cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy mà chưa gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và người thực hiện hành vi chưa bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích thì chưa cấu thành tội phạm.

Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 Điều 215 Bộ luật hình sự.

2. Hình phạt

Có ba khung hình phạt khi phạm tội này như sau:

Khung một: phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Khung hai: phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Khung ba: phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

4. Tội giao cho người không bằng lái điều khiển phương tiện giao thông đường không

Những ngày gần đây, tai nạn giao thông tiếp tục gia tăng là nỗi bức xúc trong xã hội. Hầu như ngày nào báo chí cũng đăng tải tin tức về tai nạn giao thông, về số người thương vong với những hoàn cảnh bi thương… Ðây là vấn đề hết sức nguy hại nhưng kéo dài đã quá lâu. Các cơ quan chức năng và dư luận nói chung đã cố gắng tìm hiểu, phân tích, chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Việc điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không là hành vi điều động hoặc giao cho người không có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường không, đây là tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.

Điều 219 Bộ luật hình sự quy định Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không như sau:

“1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không, thì bị phạt  tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho  sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

1. Dấu hiệu pháp lý

a) Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này cũng là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có trách nhiệm trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường không mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Ngay cả đối với người không có trách nhiệm trong việc điều động người khác điều khiển phương tiện giao thông đường không, mà chỉ có hành vi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển cũng là chủ thể đặc biệt vì đối với phương tiện giao thông đường không, không phải ai cũng có thể điều khiển hoặc có trách nhiệm quản lý phương tiện này.

b)  Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này cũng là trật tự an toàn giao thông đường không.

Đối tượng tác động của tội phạm này là người điều khiển phương tiện giao thông đường không không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không.

Người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không là người không có bằng lái hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường không.

c) Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không là do vô ý (vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả, nhưng chủ yếu là vô ý vì quá tự tin).

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

d) Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội này là người thực hiện một trong hai hành vi sau:

Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không.

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không.

Điều động là ra lệnh, phân công, chỉ thị cho người khác. Điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không là ra lệnh, chỉ thị hoặc phân công những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường không.

Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường không là giao phương tiện giao thông đường không cho những người bị pháp luật cấm điều khiển phương tiện giao thông đường không.

e) Hậu quả

Hậu quả cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Nếu hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường mà gây ra thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 219 Bộ luật hình sự.

Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, khoản 4 điều 219 Bộ luật hình sự.

2. Hình phạt

Có bốn khung hình phạt khi phạm tội này:

Khung một: phạt  tù từ một năm đến năm năm.

Khung hai: phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Khung ba: phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.

Khung bốn: phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn