Trách nhiệm đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội
Ngày gửi: 25/02/2019 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
a. Hành vi của An có thõa mãn các điều kiện của tự ý chấm dứt việc phạm tội không ?
Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Áp dụng vào tình huống này ta thấy, khi dùng súng bắn vào Quang, An đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm nhưng hậu quả của tội phạm chưa xảy ra (giai đoạn phạm tội chưa đạt, chưa hoàn thành). Cùng với đó hành vi của An tiến hành hoàn toàn tự nguyện mặc dù không có bất kì trở ngại nào. Do vậy, trường hợp này An đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
b. Xác định trách nhiệm hình sự của An.
Về trách nhiệm hình sự với An. Tuy rằng, An có ý định giết người và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với hành vi giết người nhưng hành vi của An đã đủ yếu tố cấu thành Tội cố ý gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Đồng thời, An còn phải chịu trách nghiệm về hành vi tàng trữ vũ khí của mình quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Phân biệt phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
– Pháp luật về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Khái niệm, dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm– Tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí
– Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691