Hệ thống pháp luật

Trình tự, thủ tục, hồ sơ xin cấp thẻ căn cước công dân lần đầu năm 2020

Ngày gửi: 14/10/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL34043

Câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi đang ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng có sổ hộ khẩu Đồng Tháp ở quê gửi lên. Tôi muốn làm thẻ căn cước công dân thì cần giấy tờ gì? Cảm ơn Luật sư!  Tư vấn trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân mới nhất: 1900.6568

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Việc làm thẻ Căn cước công dân hiện nay vẫn chưa bắt buộc, tuy nhiên so với giấy chứng minh nhân dân thì thẻ Căn cước công dân có nhiều tiện lợi hơn.  Quy định về cấp thẻ căn cước công dân được quy định cụ thể tại
Luật Căn cước công dân 2014

1. Các giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp thẻ căn cước

Bạn làm trực tiếp tại nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn có sổ KT3:

– Bản gốc sổ hộ khẩu và kèm theo 02 bản photo.

– Chứng minh thư nhân dân cũ (nếu có): Bởi nếu bạn đã có CMTND, khi xin cấp CCCD, cơ quan Công an sẽ xác nhận số CMTND cũ và CCCD mới là của cùng một người. 

– Bản khai theo mẫu (có xác nhận của UBND phường nơi bạn thường trú hoặc tạm trú).

2. Thủ tục xin cấp thẻ căn cước công dân lần đầu

* Thủ tục làm thẻ căn cước công dân theo quy định của Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:

– Người làm thẻ căn cước công dân phải Điền vào tờ khai theo mẫu quy định

– Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.”

Bước 1: Các bạn cầm toàn bộ hồ sơ đã chuẩn bị tới Phòng hành chính của Công an cấp quận/huyện nơi bạn đang thường trú hoặc KT3.

Bước 2: Công an sẽ tiến hành đối chiếu, kiểm tra thông tin trong tờ khai so với sổ hộ khẩu và phần mềm quản lý dữ liệu công dân. 

Bước 3: Công an sẽ tiến hành chụp ảnh, lăn vân tay, ghi đặc điểm nhận dạng của bạn.

Bước 3: Nhận giấy hẹn và đợi lấy kết quả. Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn lại đúng quy định để cấp thẻ cho công dân.

Bước 4: Đến lấy thẻ Căn cước công dân như trong giấy hẹn trước đó. Sau khi bạn nhận thẻ Căn cước công dân, công an sẽ tiến hành cắt góc phía bên phải giấy Chứng minh nhân dân và từ đây giá trị của giấy Chứng minh nhân dân hết hiệu lực.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

Như vậy, theo quy định, khi đăng ký làm thẻ, bạn không phải xuất trình sổ hộ khẩu và xác nhận của công an địa phương. 

3. Nơi làm thủ tục xin cấp thẻ CCCD lần đầu

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

– Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

4. Lệ phí xin cấp CCCD lần đầu

Sau khi nhận được giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân, bạn đến cơ quan ghi trong giấy hẹn để nhận thẻ. Bạn có thể đến địa điểm khác theo yêu cầu song phải trả phí dịch vụ chuyển phát thẻ.

Mức phí khi chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân là 30.000 đồng.

Đổi thẻ Căn cước công dân khi thẻ bị hư, thay đổi thông tin trên thẻ Căn cước công dân là 50.000 đồng.

Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất, trở lại quốc tịch Việt Nam là 70.000 đồng.

5. Có sổ tạm trú KT3 có được cấp thẻ căn cước công dân không?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn