Thủ tục hành chính: Trở lại quốc tịch Việt Nam - Bắc Giang
Thông tin
Số hồ sơ: | T-BGI-090900-TT-SĐ |
Cơ quan hành chính: | Bắc Giang |
Lĩnh vực: | Hộ tịch |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Công an tỉnh |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan hành chính |
Thời hạn giải quyết: | - Thời hạn giải quyết ở tỉnh: 35 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Thời gian giải quyết ở trung ương: 50 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân |
Kết quả thực hiện: | Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đến nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Tư pháp. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ, công dân nộp lệ phí đăng ký xin trở lại quốc tịch Việt Nam
- Địa điểm nộp hồ sơ: Số 67- Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - Thời gian nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần |
Bước 2: | Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Công an tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Công an tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. |
Bước 3: | Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. |
Bước 4: | Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. |
Bước 5: | Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. |
Bước 6: | Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Tư pháp. |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
1- Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Xin hồi hương về Việt Nam; + Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; + Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. 2- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. - Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. 3- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam. 4- Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam |
Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế |
Bản khai lý lịch |
Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ |
Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam |
Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định.
(Giấy tờ có trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam) |
Số bộ hồ sơ: 3 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam
Tải về |
1. Thông tư 08/2010/TT-BTP hướng dẫn mẫu giấy tờ và mẫu sổ tiếp nhận các việc về quốc tịch do Bộ Tư pháp ban hành |
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Các đối tượng được miễn lệ phí liên quan đến quốc tịch | + Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm: Người tham gia, người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945; người hoạt động cách mạng xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam và các trường hợp khác mà việc nhập, việc trở lại quốc tịch Việt Nam có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.+ Người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam+ Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 22 Luật Quốc tịch Việt Nam.+ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người Lào di cư sang Việt Nam đã được cấp phép cư trú ổn định trước ngày 01/01/2009 theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 12/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ.+ Người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người Căm-pu-chia lánh nan diệt chủng từ những năm 1978 đến 1983 mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch gốc và đã từng được đăng ký tại các trại tị nạn ở Việt Nam do Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) bảo trợ. |
1. Thông tư 146/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch do Bộ Tài chính ban hành |
Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam | 2.500.000 đ |
1. Thông tư 146/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch do Bộ Tài chính ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Thủ tục hành chính liên quan hiệu lực
1. Trở lại quốc tịch Việt Nam - Bắc Giang |
Lược đồ Trở lại quốc tịch Việt Nam - Bắc Giang
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!