Hệ thống pháp luật

Trường hợp người lao động không ký tên vào biên bản xử lý kỷ luật

Ngày gửi: 09/08/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL38505

Câu hỏi:

Anh A ký hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm, làm bảo vệ ban đêm tại doanh nghiệp X. Trong thời gian anh A thực hiện hợp đồng lao động, anh A tự ý nghỉ việc 10 ngày không xin phép, không có lý do, sau đó anh A lại đến doanh nghiệp để tiếp tục làm việc. Nhưng giám đốc doanh nghiệp X không đồng ý và đã ra quyết định sa thải anh A vì lý do anh A đã tự ý nghỉ việc 10 ngày/tháng. Tại cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp, anh A đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản. Xin luật sư hãy giải quyết vụ việc trên giúp tôi. Xin vô cùng cám ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động 2012;

Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Nghị định 148/2018/NĐ-CP

2. Luật sư giải đáp:

Theo nguyên tắc trên, người sử dụng lao động muốn xử lý kỷ luật của người lao động thì người lao động phải chứng minh được người lao động có lỗi trong việc vi phạm đó và phải thực hiện đúng thủ tục để xử lý kỷ luật đối với người lao động. Thủ tục xử lý kỷ luật người lao động theo Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bằng Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động. Khoản 12. Sửa đổi Điều 30 như sau:

“Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật lao động được quy định như sau:

1. Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

2. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:

a) Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.”

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155

Do đó, trong trường hợp người lao động không ký tên vào biên bản thì người sử dụng lao động vẫn có thể xử lý kỷ luật đối với người lao động, cho dù chữ ký của người lao động là chữ ký bắt buộc và chứng minh sự có mặt của người lao động. Tuy nhiên, vì một số lý do, người lao động không ký tên vào biên bản xử lý kỷ luật thì vẫn có căn cứ chứng minh sự có mặt của người lao động. Đó là sự chứng minh của những người khác có mặt tại phiên họp. Lúc này, trong biên bản xử lý kỷ luật người sử dụng lao động phải ghi rõ lý do người lao động không ký tên vào biên bản và ra quyết định xử lý kỷ luật như bình thường. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn