Trường hợp phải bồi hoàn chi phí đào tạo khi nghỉ việc
Ngày gửi: 02/06/2018 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật lao động 2012
2. Nội dung tư vấn
Theo quy định Bộ luật lao động năm 2012, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Bạn là lao động nữ mang thai, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP:
“Điều 8. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi
2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.”
Đối chiếu quy định trên, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp lục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tời thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phái báo trước cho người sử dụng lao động. Thời gian báo trước trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động căn cứ theo loại hợp đồng lao đồng và được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012 như sau:
Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012;
Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012;
Ít nhất 45 ngày nếu là hợp đồng không xác định thời hạn.
Theo quy định tại Điều 156, Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”
Tuy nhiên, trường hợp của bạn là lao động nữ mang thai nên về thời gian báo trước không phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động bạn đã giao kết với công ty mà theo thời hạn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. Khi nộp đơn thông báo nghỉ việc bạn phải nộp kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Bạn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ vào ngày 02/02/2018 và được Bác sĩ chỉ định phải nghỉ việc để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Ngày 04/02/3018 bạn làm đơn yêu cầu được nghỉ việc và ngày 15/03/2018 bạn không đến công ty để tiếp tục làm việc. Việc xác định bạn có nghỉ việc đúng pháp luật hay không là chưa thể khẳng định bởi chúng tôi chưa rõ đó có phải thời hạn do bác sỹ chỉ định cho bạn không? Nếu thời gian bạn nghỉ là thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định thì bạn nghỉ việc đúng pháp luật và không phải chịu khoản bồi thường chi phí đào tạo. Công ty không có căn cứ yêu cầu bồi thường số tiền 300 triệu với bạn và phải làm các thủ tục giải quyết nghỉ việc cho bạn. Nếu thời gian bạn nghỉ không phải là thời hạn do Bác sỹ chỉ định, nghĩa là bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bạn phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bạn sẽ:
Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho công ty B nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động
Bồi thương cho công ty B một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước
Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty B.
Và để xem xét có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không bạn cũng phải xem xét lại các điều khoản trên hợp đồng đào tạo của mình.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691