Hệ thống pháp luật

Tư vấn thủ tục tách hộ khẩu trên cùng địa chỉ

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30180

Câu hỏi:

Tôi muốn hỏi gia đình tôi có 7 thành viên trong sổ hộ khẩu, do cha tôi làm chủ hộ. Nay tôi lập gia đình và chuẩn bị sinh em bé, tôi muốn tách sổ hộ khẩu ra làm 2 sổ nhưng vẫn cùng 1 địa chỉ trên. 1 sổ do cha tôi, mẹ tôi và em trai tôi. Còn lại anh trai, chị dâu, cháu trai và tôi. Tôi muốn tôi là chủ hộ thì có được không? Và muốn nhập khẩu của vợ tôi vào sổ mới này thì phải làm thế nào? Xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo như bạn trình bày, bạn muốn tách sổ hộ khẩu trên cùng địa chỉ thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006 như sau:      

"Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Nếu bạn thuộc trường hợp trên, bạn chuẩn bị hồ sơ tách khẩu gồm: sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006.

– Nơi thực hiện thủ tục hành chính:

Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn