Tư vấn về thời giờ làm việc đối với lái xe của công ty vận tải hành khách
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Thứ nhất, về vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Điều 104 Bộ luật lao động 2012 quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Trong trường hợp của bạn nêu ra thực tế thời gian làm việc của lái xe chỉ từ 4-5h/ngày, điều này không vi phạm quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc (cụ thể tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật lao động 2012) Tuy nhiên, việc những công nhân của công ty bạn có khiếu nại về việc thời gian làm việc quá với quy định là có căn cứ, bởi khi đưa ra pháp luật, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động trên hợp đồng lao động hoặc văn bản khác có nội dung tương đương. Như vậy, trường hợp này, công ty bạn và người lao động đã thoả thuận với nhau về thời gian làm việc ở trong văn bản thoả thuận là từ 7h00 đến 18h00 (12 tiếng) mà không nói gì thêm về thời gian nghỉ ngơi. Dựa vào nội dung trong văn bản này, có thể thấy công ty bạn đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thời gian làm việc của người lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Vì đây là ngành nghề đặc thù về thời gian làm việc, do đó công ty bạn phải tiến hành mở một cuộc họp công khai, có sự tham gia của ban giám đốc hoặc người có thẩm quyền đại diện cho công ty và những công nhân đã giao kết thoả thuận làm việc từ 7h00 đến 18h00. Nội dung của cuộc họp sẽ tiến hành giải thích cho người lao động hiểu về tính đặc thù của công việc, thời gian nghỉ ngơi giữa giờ sẽ không được tính vào thời gian làm việc. Công ty bạn sẽ tiến hành sửa đổi bổ sung hợp đồng đã giao kết với người lao động bằng phụ lục hợp đồng, ghi rõ thời gian làm việc của người lao động thực tế và thời gian nghỉ ngơi giữa giờ, khi đó thì công ty bạn đã làm đúng với quy định của pháp luật lao động.
Để đưa ra căn cứ pháp lý giải thích về thời gian người lao động nghỉ ngơi giữa giờ làm việc không được tính vào thời giờ làm việc, bạn sẽ dựa vào Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nội dung như sau:
1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động quyết định.
2. Ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường được quy định tại Khoản 1 Điều này, người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc.”
Thứ hai, về vấn đề thoả thuận đặt cọc tiền của người lao động.
Theo Khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 thì Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Nói cách khác, đặt cọc là một trong những biện pháp giao dịch bảo đảm.
Điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:
“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, nếu công ty bạn yêu cầu người lao động nộp số tiền đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc bảo đảm việc thực hiện hợp đồng lái xe với công ty thì công ty bạn đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động 2012.
Nếu công ty bạn thu tiền đối với người lao động nhằm mục đích thu phí đào tạo nghiệp vụ thì điều này hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691