Tư vấn về việc làm giả giấy tờ cho người khác
Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Đối chiếu với điều luật này, cơ quan điều tra phải chứng minh được bạn có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức hoặc sử dụng giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của bạn tại Khoản 1 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999.
Tuy nhiên, như bạn trình bày, cơ quan điều tra không chứng minh được rằng bạn là người làm giả cavet mà T và V sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội; ngoài ra cơ quan điều tra còn có hành vi không cho bạn đối chất đối với giấy tờ mua bán xe – là một chứng cứ quan trọng của vụ án, như vậy cơ quan điều tra ở đây đã vi phạm pháp luật trong quá trình tố tụng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định về việc Đối chất như sau:
2. Nếu có người làm chứng hoặc người bị hại tham gia đối chất thì trước tiên Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải được ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Khi đã nghe những lời khai trong đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Điều tra viên cũng có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải được ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai lần trước của họ.
4. Biên bản đối chất phải lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.”
Trong trường hợp này, giữa bạn, T và V có sự mâu thuẫn trong lời khai về hợp đồng mua bán xe đó nên điều tra viên phải tiến hành đối chất. Tuy nhiên điều tra viên không cho bạn đối chất và không lập biên bản là trái với quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của các chủ thể về việc làm? Trách nhiệm giải quyết việc làm của nhà nước?Khi cơ quan điều tra không chứng minh được bạn là người đã làm giả giấy tờ để T và V thực hiện hành vi trộm cắp của mình thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn có thể làm đơn khiếu nại về việc cơ quan điều tra đã không tuân thủ theo đúng trình tự tố tụng, cụ thể là việc không cho bạn đối chất lời khai cũng như chứng cứ, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được bạn là người đã làm giả giấy tờ mua bán xe mà T và V sử dụng để thực hiện hành vi trộm cắp bị bắt quả tang, thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, hình phạt có thể bạn có thể phải chịu sẽ được quy định tại Khoản 1 Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 chứ không phải tại Khoản 2 Điều 267 bởi theo như bạn trình bày thì bạn không thuộc trong các tình tiết: Có tổ chức; Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691