Hệ thống pháp luật

Tước quyền làm cha mẹ được không?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL35466

Câu hỏi:

Chúng tôi sống chung 3 năm không đăng ký kết hôn, có 1 con gái 1 tuổi, mang họ cha, nhưng bây giờ người cha không muốn con gái mang họ cha nữa, anh yêu cầu tôi làm giấy tờ để đổi họ. Tôi đồng ý với ý kiến của người cha. Khi con gái tôi được 2 tháng tuổi, chúng tôi không sống chung nữa, đến bây giờ 1 tuổi người cha chưa 1 lần đến thăm con, con nằm viện mấy lần tôi có điện thoại báo cho anh nhưng anh không đến thăm, không chu cấp tiền nuôi dưỡng, anh rất vô trách nhiệm, anh không coi đó là con anh. Xin cho tôi hỏi thủ tục tước quyền làm cha, và khai trừ tên cha khỏi khai sinh như thế nào, tôi phải đến những cơ quan chức năng nào để được giải quyết.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Pháp luật hôn nhân gia đình và hộ tịch hiện hành quy định quan hệ giữa cha và con có thể là quan hệ dựa trên yếu tố huyết thống (quan hệ giữa cha đẻ và con đẻ) hoặc dựa trên quan hệ nuôi dưỡng (quan hệ giữa cha nuôi và con nuôi).

Trường hợp của bạn, đây là quyền nhân thân nên bạn không thể  tước bỏ quyền làm cha của họ được. Tuy nhiên nếu anh ấy có những cư xử quá đáng với mẹ con bạn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền của làm cha của anh ấy đối với con của bạn.

Theo quy định của Điều 41 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm.

Như vậy, với tư cách là mẹ, bạn có quyền yêu cầu toà án hạn chế và không cho phép cha cháu bé được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con  trong thời gian từ 1 đến 5 năm nếu như bạn có những căn cứ xác đáng trước tòa.

 Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định rất rõ ràng tại Điều 43 là cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Tức là cha cháu bé vẫn phải thực hiện nghĩa vụ chu cấp kinh phí để nuôi dưỡng cháu.

Vì vậy, việc bạn muốn đổi lại họ tên và làm lại giấy khai sinh cho cháu mà không có tên bố mà không có sự đồng ý của người bố đẻ là không phù hợp với quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy, nguyện vọng làm lại giấy khai sinh cho con bạn, là không có cơ sở để giải quyết, trừ phi người cha đồng ý.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Chuyên viên tư vấn: Lê Thị Ngọc Linh

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn