Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/VBHN-BTTTT

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009; 

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông[1].

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) và nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

2. Thông tư này chỉ áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa có mô tả sản phẩm, hàng hóa quy định tại Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 tại Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 tại Việt Nam.

Điều 3. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2

1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 và hình thức quản lý được quy định như sau:

a) “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy” được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

b) “Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải công bố hợp quy” được quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, sửa đổi, bổ sung Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo từng thời kỳ, phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa nhóm 2

1. Việc quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được thực hiện theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông và các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2. Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 có tích hợp chức năng của sản phẩm, hàng hóa khác thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa được tích hợp.

3. Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc đối tượng áp dụng của hai hay nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật đó.

4. Trong trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy khác với quy định tại Thông tư này thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

5. Trong trường hợp có quy chuẩn kỹ thuật mới sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thì áp dụng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật mới.

Điều 5. Điều khoản thi hành[2]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế cho Thông tư số 05/2019/TT-BTTTT ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và đang còn thời hạn được tiếp tục áp dụng cho đến thời điểm có hiệu lực của quy chuẩn kỹ thuật mới thay thế quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nêu tại Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận Bản công bố hợp quy.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và đo kiểm, thử nghiệm, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ).

3. Trường hợp phát sinh vướng mắc về việc xác định mã số HS của mặt hàng nhập khẩu là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này thì Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xử lý thống nhất./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC I3[3]

DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BẮT BUỘC PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT

Tên sản phẩm, hàng hóa

Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng

Mã số HS theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC

Mô tả sản phẩm, hàng hóa

1

Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến

1.1

Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 22:2010/BTTTT

QCVN 113:2017/BTTTT(*)

8517.11.00

Bộ điện thoại hữu tuyến bao gồm một máy mẹ (Base Station) đi kèm với một hoặc vài máy điện thoại không dây kéo dài bằng sóng vô tuyến điện (máy con) sử dụng công nghệ DECT. Các máy di động cầm tay (máy con) kết nối đến mạng cố định thông qua máy mẹ (Base Station), là một máy điện thoại cố định kết nối cuộc gọi đến mạng cố định.

1.2

Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất công cộng

1.2.1

Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất

QCVN 117:2020/BTTTT

QCVN 86:2019/BTTTT (*)

QCVN 101:2020/BTTTT (*)

8517.12.00

Máy điện thoại di động mặt đất sử dụng công nghệ E-UTRA FDD và có thể tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau:

- Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

- Đầu cuối thông tin di động GSM;

- Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

- Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

- Phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn.

8517.62.59

Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu) không phải máy điện thoại di động, tích hợp/sử dụng một hoặc nhiều công nghệ: công nghệ E-UTRA FDD; công nghệ W-CDMA FDD; công nghệ GSM;

và có thể tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau:

- Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

- Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

- Phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn.

1.2.2

Thiết bị đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

QCVN 101:2020/BTTTT (*)

8517.12.00

8517.62.59

Máy điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối di động (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu) sử dụng công nghệ thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Đầu cuối thông tin di động mặt đất;

- Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

- Phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn.

2

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz

2.1

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến cố định hoặc di động mặt đất

2.1.1

Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM

QCVN 41:2016/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.61.00

Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) trong mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.2

Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD

QCVN 16:2018/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.61.00

Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) trong mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ W-CDMA FDD có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.3

Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD

QCVN 110:2017/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.61.00

Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) trong mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ E-UTRA FDD có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.4

Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho thoại tương tự

QCVN 37:2018/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.12.00

Thiết bị vô tuyến cầm tay có ăng ten liền dùng phương thức điều chế góc trong các lưu động mặt đất, chủ yếu cho thoại tương tự, hoạt động trong dải tần số vô tuyến từ 30 MHz đến 1000 MHz với các khoảng cách kênh là 12,5 kHz và 25 kHz.

2.1.5

Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho truyền số liệu (và thoại)

QCVN 42:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

 

Thiết bị vô tuyến số và thiết bị kết hợp tương tự/số có ăng ten rời với mục đích truyền số liệu và/hoặc thoại, bao gồm:

8517.61.00

- Thiết bị trạm gốc (có ổ cắm ăng ten được sử dụng ở vị trí cố định);

8517.12.00

- Trạm di động (có ổ cắm ăng ten thường được sử dụng trên một phương tiện vận tải hoặc như một trạm lưu động) hoặc máy cầm tay với mục đích truyền số liệu và/hoặc thoại.

2.1.6

Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten rời dùng cho thoại tương tự

QCVN 43:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

 

Các thiết bị trong hệ thống điều chế góc sử dụng trong dịch vụ lưu động mặt đất, hoạt động tại các tần số vô tuyến giữa 30 MHz và 1000 MHz, có khoảng cách kênh là 12,5 kHz và 25 kHz dùng cho thoại tương tự, bao gồm:

8517.61.00

- Thiết bị trạm gốc (có ổ cắm ăng ten);

8517.12.00

- Trạm di động (có ổ cắm ăng ten);

8517.12.00

- Máy cầm tay có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten (thiết bị ăng ten liền) nhưng có đầu nối RF 50 Ω bên trong cố định hoặc tạm thời cho phép kết nối đến cổng ra của máy phát và cổng vào của máy thu.

2.1.7

Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất có ăng ten liền dùng cho truyền dữ liệu (và thoại)

QCVN 44:2018/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.12.00

Thiết bị vô tuyến lưu động mặt đất sử dụng điều chế góc có đường bao không đổi, hoạt động ở dải tần số vô tuyến từ 30 MHz đến 1 GHz, với các khoảng cách kênh 12,5 kHz và 25 kHz, bao gồm thiết bị cầm tay vô tuyến số hoặc vô tuyến kết hợp tương tự/số dùng ăng ten liền để truyền số liệu và/hoặc thoại.

2.1.8

Thiết bị lặp thông tin di động GSM

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.62.59

Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động sử dụng công nghệ GSM có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Lặp thông tin di động W-CDMA FDD;

- Lặp thông tin di động E-UTRA FDD;

- Lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.9

Thiết bị lặp thông tin di động W-CDMA FDD

QCVN 66:2018/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.62.59

Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động sử dụng công nghệ W-CDMA FDD có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Lặp thông tin di động GSM;

- Lặp thông tin di động E-UTRA FDD;

- Lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.10

Thiết bị lặp thông tin di động E-UTRA FDD

QCVN 111:2017/BTTTT

QCVN 103:2016/BTTTT (*)

8517.62.59

Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động sử dụng công nghệ E-UTRA FDD có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Lặp thông tin di động GSM;

- Lặp thông tin di động W-CDMA FDD;

- Lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G).

2.1.11

Thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ năm (5G)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.61.00

Thiết bị trạm gốc (trạm BTS) của mạng thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động W-CDMA FDD;

- Thiết bị trạm gốc thông tin di động E-UTRA FDD.

2.1.12

Thiết bị lặp thông tin di động thế hệ thứ năm (5G)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.62.59

Thiết bị có chức năng thu và phát lại tín hiệu của mạng thông tin di động thế hệ thứ năm (5G) có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều các chức năng sau:

- Lặp thông tin di động GSM;

- Lặp thông tin di động W-CDMA FDD;

- Lặp thông tin di động E-UTRA FDD.

2.1.13

Thiết bị vô tuyến mạng diện rộng công suất thấp (LPWAN) (***)

- Cho thiết bị hoạt động tại băng tần 920 MHz - 923 MHz:

Đối với thiết bị có công suất phát tối đa đến 25 mW ERP

QCVN 122:2020/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

Đối với thiết bị có công suất phát tối đa trên 25 mW ERP

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại băng tần 433,05 MHz - 434,79 MHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.61.00

8517.62.21

8517.62.59

8517.62.69

8517.62.99

8517.69.00

Thiết bị trạm gốc, thiết bị truy cập vô tuyến, hoặc thiết bị đầu cuối có chức năng cảm biến, đo lường, ghi nhận và truyền tải các thông số cần đo qua giao diện vô tuyến.

9015.10.90

9026.80.20

Các cảm biến có chức năng đo lường các thông số môi trường, ghi nhận và truyền tải các thông số cần đo qua giao diện vô tuyến.

2.2

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho truyền hình quảng bá

2.2.1

Máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2

QCVN 77:2013/BTTTT

8525.50.00

Máy phát dùng cho dịch vụ phát hình mặt đất sử dụng kỹ thuật số theo tiêu chuẩn DVB-T2 với độ rộng băng tần kênh 8 MHz.

2.3

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho phát thanh quảng bá

2.3.1

Thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên (AM)

QCVN 29:2011/BTTTT

8525.50.00

Thiết bị phát thanh điều biên (AM) sử dụng cho nghiệp vụ phát thanh quảng bá làm việc trong dải tần sóng trung (từ 526,5 kHz đến 1606,5 kHz) và sóng ngắn (từ 3,2 MHz đến 26,1 MHz).

2.3.2

Thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần (FM)

QCVN 30:2011/BTTTT

8525.50.00

Thiết bị phát thanh điều tần (FM) sử dụng cho nghiệp vụ phát thanh quảng bá làm việc trong cả chế độ mono và stereo, dải tần 68 MHz đến 108 MHz.

2.3.3

Thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần từ 54 MHz đến 68 MHz

QCVN 70:2013/BTTTT

8525.50.00

Thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM) băng tần 54 MHz đến 68 MHz, làm việc ở chế độ mono.

2.4

Thiết bị Ra đa

2.4.1

Thiết bị Ra đa (trừ thiết bị Ra đa dùng cho tàu thuyền đi biển và Ra đa thuộc loại thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8526.10.10

8526.10.90

Tất cả các loại thiết bị Ra đa dùng trên mặt đất, hoặc trang bị trên máy bay dân dụng, trừ thiết bị Ra đa dùng cho tàu thuyền đi biển và Ra đa thuộc loại thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn.

2.5

Thiết bị truyền dẫn vi ba số

2.5.1

Thiết bị vi ba số

- Cho thiết bị vi ba số điểm - điểm dải tần từ 1,4 GHz đến 55 GHz:

QCVN 53:2017/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

- Cho thiết bị vi ba số không phải là thiết bị vi ba số điểm - điểm dải tần từ 1,4 GHz đến 55 GHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.62.59

Thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu sử dụng công nghệ vi ba số.

3

Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn (**)

3.1

Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn dùng cho mục đích chung

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz - 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz - 1 GHz:

QCVN 73:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 1 GHz - 40 GHz:

QCVN 74:2020/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

8525.50.00

Máy phát thanh FM cá nhân

8517.62.59

8517.62.69

Thiết bị có đầu nối ăng ten ngoài và/hoặc với ăng ten tích hợp, dùng để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác; kể cả thiết bị sử dụng công nghệ giao tiếp trường gần NFC (Near Field Communication) chủ động.

3.2

Thiết bị thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên

QCVN 54:2020/BTTTT

QCVN 112:2017/BTTTT (*)

8517.62.51

Thiết bị thu - phát sóng WiFi sử dụng trong mạng nội bộ không dây ở băng tần 2,4 GHz (Modem WiFi, bộ phát WiFi) có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau:

- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

- Đầu cuối thông tin di động mặt đất;

- Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

- Thu phát vô tuyến cự ly ngắn khác.

8525.80.40

Flycam (camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh được gắn trên thiết bị bay) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.

 

 

 

8802.20.90

UAV/Drone (phương tiện bay được điều khiển từ xa, có thể tích hợp thiết bị camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.

3.3

Thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên

QCVN 65:2013/BTTTT

QCVN 112:2017/BTTTT (*)

8517.62.51

Thiết bị thu - phát sóng WiFi sử dụng trong mạng nội bộ không dây ở băng tần 5 GHz (Modem WiFi, bộ phát WiFi) có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng sau:

- Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

- Đầu cuối thông tin di động mặt đất;

 

 

 

 

- Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

- Thu phát vô tuyến cự ly ngắn khác.

8525.80.40

Flycam (camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh được gắn trên thiết bị bay) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 5 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.

8802.20.90

UAV/Drone (phương tiện bay được điều khiển từ xa, có thể tích hợp thiết bị camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh) sử dụng công nghệ điều khiển từ xa, truyền hình ảnh bằng sóng vô tuyến điều chế trải phổ trong băng tần 5 GHz và có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương từ 60 mW trở lên.

3.4

Thiết bị Ra đa ứng dụng trong giao thông đường bộ hoặc đường sắt

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 24 GHz - 24,25 GHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 76 GHz - 81 GHz:

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8526.10.10

Thiết bị Ra đa cự ly ngắn dùng cho các ứng dụng trong thông tin giao thông (đường bộ hoặc đường sắt) như điều khiển hành trình, phát hiện, cảnh báo, tránh va chạm giữa phương tiện giao thông với vật thể xung quanh.

3.5

Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz - 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz - 1 GHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

8526.92.00

Thiết bị bao gồm bộ phận cảm biến và hệ thống điều khiển được kết nối với nhau qua giao diện vô tuyến dùng cho mục đích cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện

3.6

Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz - 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz - 1 GHz:

QCVN 73:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 1 GHz - 40 GHz:

QCVN 74:2020/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

 

8526.92.00

Thiết bị dùng sóng vô tuyến để điều khiển các mô hình, điều khiển trong công nghiệp và dân dụng.

3.7

Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz - 25 MHz:

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz - 1 GHz:

QCVN 73:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 1 GHz - 40 GHz:

QCVN 74:2020/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

8517.62.59

Thiết bị sử dụng sóng vô tuyến để tự động nhận dạng, theo dõi, quản lý hàng hóa, con người, động vật và các ứng dụng khác. Thiết bị có hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao diện vô tuyến:

- Thiết bị thu - phát vô tuyến, lưu trữ thông tin dưới dạng thẻ mang chip điện tử (RF tag), được gắn trên đối tượng cần nhận dạng; chỉ áp dụng đối với loại thẻ có nguồn điện.

- Thiết bị thu - phát vô tuyến (RF Reader) để kích hoạt thẻ vô tuyến và nhận thông tin của thẻ, chuyển tới hệ thống xử lý số liệu.

3.8

Thiết bị thu phí giao thông không dừng áp dụng công nghệ nhận dạng vô tuyến điện (RFID)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*) 

8517.62.59

Thiết bị thu phí giao thông không dừng áp dụng công nghệ nhận dạng vô tuyến điện (RFID) băng tần 920 MHz - 923 MHz công suất cao trên 500 mW ERP, có hai khối riêng biệt được kết nối thông qua giao diện vô tuyến:

- Thiết bị thu - phát vô tuyến, lưu trữ thông tin dưới dạng thẻ mang chip điện tử (RF tag), được gắn trên đối tượng cần nhận dạng, chỉ áp dụng đối với loại thẻ có nguồn điện.

- Thiết bị thu- phát vô tuyến (RF Reader) để kích hoạt thẻ vô tuyến và nhận thông tin của thẻ, chuyển tới hệ thống xử lý số liệu.

3.9

Thiết bị âm thanh không dây

QCVN 91:2015/BTTTT

8518.10.11

8518.10.19

8518.10.90

Micro không dây có dải tần hoạt động 25 MHz - 2000 MHz

8518.21.10

8518.21.90

8518.22.10

8518.22.90

8518.29.20

8518.29.90

Loa không dây có dải tần hoạt động 25 MHz - 2000 MHz

8518.30.10

8518.30.20

Tai nghe không dây có dải tần hoạt động 25 MHz - 2000 MHz

8518.30.51

8518.30.59

8518.30.90

Micro/loa kết hợp không dây có dải tần hoạt động 25 MHz - 2000 MHz

3.10

Thiết bị truyền dữ liệu băng siêu rộng (UWB)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 94:2015/BTTTT (*)

8517.62.59

Thiết bị sử dụng công nghệ băng thông siêu rộng (UWB) dùng để truyền thông tin cố định trong nhà hoặc di động và xách tay, bao gồm:

- Các thiết bị vô tuyến độc lập có hoặc không có phần điều khiển kèm theo;

- Các thiết bị vô tuyến cắm thêm (plug-in) dạng mô-đun được sử dụng để cắm vào các đối tượng thiết bị chủ khác nhau, như máy tính cá nhân, thiết bị đầu cuối cầm tay…;

- Các thiết bị vô tuyến cắm thêm được dùng trong thiết bị tổ hợp, ví dụ như các modem cáp, set-top box, điểm truy nhập;

- Thiết bị tổ hợp hoặc tổ hợp của thiết bị vô tuyến cắm thêm và một thiết bị chủ cụ thể;

- Thiết bị dùng trong các phương tiện đường bộ và đường sắt.

3.11

Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn khác

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz - 40 GHz:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT (*)

- Cho thiết bị hoạt động tại dải tần trên 40 GHz:

QCVN 18:2014/BTTTT (*)

8517.62.59

8526.10.10 8526.10.90

8526.92.00

 

- Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn chưa được liệt kê tại mục 3 của Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này và mục 5 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này;

- Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn đã được liệt kê tại mục 3 của Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này và mục 5 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tương ứng.

Ghi chú: Việc thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa nêu tại Phụ lục I đối với một số trường hợp cụ thể quy định như sau:

(*) Đối với quy chuẩn kỹ thuật này, sản phẩm, hàng hóa không phải thực hiện chứng nhận hợp quy mà chỉ thực hiện công bố hợp quy như sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục nêu tại Phụ lục II của Thông tư này. Đối với QCVN 101:2020/BTTTT chỉ áp dụng cho máy điện thoại di động và chỉ bắt buộc công bố hợp quy yêu cầu về đặc tính an toàn quy định tại điều 2.6 của quy chuẩn.

(**) Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn là thiết bị vô tuyến cự ly ngắn quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo. Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn không bao gồm thiết bị chỉ thu vô tuyến; thiết bị thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương nhỏ hơn 60 mW; thiết bị truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz có công suất bức xạ đẳng hướng tương đương nhỏ hơn 60 mW. Chỉ thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy khi thiết bị phù hợp về băng tần và điều kiện kỹ thuật, khai thác theo quy định.

(***) Chỉ thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy khi thiết bị phù hợp về băng tần và điều kiện kỹ thuật, khai thác theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.

 

PHỤ LỤC II4[4]

DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ HỢP QUY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

STT

Tên sản phẩm, hàng hóa

Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng

Mã số HS theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC

Mô tả sản phẩm, hàng hóa

1

Thiết bị công nghệ thông tin

1.1

Máy tính cá nhân để bàn (Desktop computer)

QCVN 118:2018/BTTTT

8471.41.10

Thiết bị được thiết kế chứa trong cùng một vỏ, có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:

- Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

- Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

- Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD;

- Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

- Phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn.

1.2

Máy tính xách tay (Laptop and portable computer)

QCVN 118:2018/BTTTT

QCVN 101:2020/BTTTT (*)

8471.30.20

Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình, có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:

- Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

- Đầu cuối thông tin di động W-CDMA FDD;

- Đầu cuối thông tin di động E-UTRA FDD;

- Đầu cuối thông tin di động thế hệ thứ năm (5G);

- Phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn.

1.3

Máy tính bảng (Tablet)

QCVN 118:2018/BTTTT

QCVN 101:2020/BTTTT (*)

8471.30.90

Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình (trừ máy tính xách tay, notebook, subnotebook), có hoặc không tích hợp một hoặc nhiều chức năng:

- Thu phát vô tuyến sử dụng kỹ thuật điều chế trải phổ trong băng tần 2,4 GHz;

- Truy nhập vô tuyến băng tần 5 GHz;

- Thu phát vô tuyến cự ly ngắn.

2

Thiết bị phát thanh, truyền hình

2.1

Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình vệ tinh (trừ thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2)

QCVN 118:2018/BTTTT

8528.71.91

8528.71.99

Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình vệ tinh ở dạng tương tự (analog), không có chức năng tương tác thông tin.

2.2

Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2

QCVN 118:2018/BTTTT

8528.71.91

8528.71.99

Thiết bị thu dùng để thu, giải mã tín hiệu truyền hình vệ tinh không khóa mã (Free To Air - FTA) công nghệ DVB-S và/hoặc DVB-S2, hỗ trợ SDTV/HDTV, không có chức năng tương tác thông tin.

2.3

Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số

QCVN 118:2018/BTTTT

8528.71.11

8528.71.19

8528.71.91

8528.71.99

Thiết bị giải mã tín hiệu trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số. Thiết bị có thể có hoặc không có chức năng tương tác thông tin với nhà cung cấp dịch vụ.

2.4

Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set Top Box) trong mạng truyền hình IPTV

QCVN 118:2018/BTTTT

8528.71.11

8528.71.19

8528.71.91

8528.71.99

Thiết bị giải mã tín hiệu trong mạng truyền hình IPTV (truyền hình qua đường truyền internet). Thiết bị có thể có hoặc không có chức năng tương tác thông tin với nhà cung cấp dịch vụ.

2.5

Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (Set Top Box DVB-T2)

QCVN 63:2020/BTTTT

QCVN 118:2018/BTTTT

8528.71.91

8528.71.99

Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất sử dụng công nghệ DVB-T2, không có chức năng tương tác thông tin.

2.6

Máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV)

QCVN 63:2020/BTTTT

QCVN 118:2018/BTTTT

8528.72.92

8528.72.99

Thiết bị thu dùng trong truyền hình có chức năng giải mã tín hiệu truyền hình số mặt đất sử dụng công nghệ DVB-T2. Có thiết kế để gắn thiết bị video hoặc màn ảnh, có màu, không hoạt động bằng pin và không sử dụng ống đèn hình tia ca-tốt.

2.7

Thiết bị khuếch đại trong hệ thống phân phối truyền hình cáp

QCVN 72:2013/BTTTT

8517.62.49

Thiết bị có chức năng khuếch đại tín hiệu được sử dụng trong mạng truyền hình cáp (hệ thống hữu tuyến sóng mang hoặc hệ thống hữu tuyến kỹ thuật số).

3

Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến

3.1

Thiết bị điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao)

QCVN 10:2010/BTTTT

QCVN 22:2010/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

 

Thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến, có công suất máy phát đến 25 W khai thác trên mạng điện thoại cố định, dùng để truyền dẫn tín hiệu thoại tương tự và được kết nối với mạng điện thoại cố định qua giao diện tương tự hai dây

 

 

 

 

(trừ thiết bị DECT). Thiết bị này bao gồm hai khối riêng biệt được kết nối với nhau qua giao diện vô tuyến:

8517.11.00

- Khối trung tâm (còn gọi là trạm gốc hay máy mẹ): được đặt cố định và đấu nối với đôi dây điện thoại của mạng điện thoại công cộng (PSTN); sử dụng ăng ten tích hợp hoặc ăng ten nối ngoài;

8517.11.00

- Khối di động (còn gọi là máy con): máy cầm tay sử dụng ăng ten tích hợp và máy đặt trên bàn hoặc lắp đặt trên các phương tiện di động sử dụng ăng ten nối ngoài. Khối này mang số thuê bao điện thoại của khối trung tâm và có thể đàm thoại nội bộ với khối trung tâm.

4

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên

4.1

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện dùng trong các nghiệp vụ thông tin vô tuyến cố định hoặc di động mặt đất

4.1.1

Thiết bị vô tuyến điều chế góc băng tần dân dụng 27 MHz

QCVN 23:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

 

Thiết bị điều chế góc đường bao không đổi sử dụng trong nghiệp vụ di động mặt đất, sử dụng các băng thông hiện có, hoạt động trên các dải tần số vô tuyến thuộc băng tần dân dụng 27 MHz, với khoảng cách kênh là 10 kHz, dành cho truyền dẫn thoại và dữ liệu, bao gồm:

8517.61.00

Trạm gốc (thiết bị có ổ cắm ăng ten, sử dụng ở vị trí cố định);

8517.12.00

Thiết bị di động (thiết bị có ổ cắm ăng ten, thường được sử dụng trên xe hoặc các trạm lưu động) dành cho truyền dẫn thoại và dữ liệu;

8517.12.00

Thiết bị di động cầm tay (có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten ngoài) dành cho truyền dẫn thoại và dữ liệu.

4.1.2

Thiết bị vô tuyến điều chế biên độ đơn biên và/hoặc song biên băng tần dân dụng 27 MHz

- Cho thiết bị điều chế biên độ đơn biên có công suất phát đến 4W ERP và thiết bị điều chế biên độ

 

Thiết bị vô tuyến tương tự và tương tự - số kết hợp, có đầu nối ăng ten trong hoặc ngoài, làm việc trong băng tần dân dụng 27 MHz, điều chế đơn

 

 

song biên có công suất phát đến 1 W ERP:

QCVN 25:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

- Cho thiết bị điều chế biên độ đơn biên có công suất phát trên 4W ERP đến 12 W ERP và thiết bị điều chế biên độ song biên có công suất phát trên 1 W ERP đến 4 W ERP:

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

 

biên và/hoặc song biên, khoảng cách kênh 10 kHz, dùng để truyền dữ liệu và thoại, bao gồm:

8517.61.00

Trạm gốc (thiết bị có ổ cắm ăng ten, sử dụng tại vị trí cố định);

8517.12.00

Thiết bị di động (thiết bị có ổ cắm ăng ten, thường được sử dụng trong xe hoặc các trạm lưu động) dùng để truyền dữ liệu và thoại;

8517.62.59

Thiết bị di động (thiết bị có ổ cắm ăng ten, thường được sử dụng trong xe hoặc các trạm lưu động) dùng để truyền dữ liệu;

8517.12.00

Thiết bị di động cầm tay (có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten ngoài) dùng để truyền dữ liệu và thoại;

8517.62.59

Thiết bị di động cầm tay (có ổ cắm ăng ten; hoặc không có ổ cắm ăng ten ngoài) dùng để truyền dữ liệu.

4.1.3

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

QCVN 75:2013/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ thấp băng tần 5,8 GHz sử dụng trong giao thông đường bộ (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu):

- Có kết nối đầu ra vô tuyến và ăng ten hoặc có ăng ten tích hợp;

- Chỉ dùng cho truyền dữ liệu;

- Tốc độ dữ liệu hướng lên và hướng xuống lên đến 31,5 kbit/s;

- Hoạt động ở các tần số vô tuyến trong dải từ 5725 MHz đến 5875 MHz.

4.1.4

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

QCVN 76:2013/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

 Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ cao băng tần 5,8 GHz sử dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu):

- Có kết nối đầu ra vô tuyến và ăng ten hoặc có ăng ten tích hợp;

- Chỉ dùng cho truyền dữ liệu;

- Tốc độ dữ liệu hướng lên và hướng xuống lên đến 1 Mbit/s;

- Hoạt động ở các tần số vô tuyến trong dải từ 5725 MHz đến 5875 MHz.

4.1.5

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ trung bình dải tần 5,8 GHz ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải

QCVN 99:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị truyền dẫn dữ liệu tốc độ trung bình hoạt động trong dải tần 5,8 GHz sử dụng trong giao thông đường bộ (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu):

- Có kết nối đầu ra vô tuyến và ăng ten rời hoặc có ăng ten tích hợp;

- Dùng cho truyền dữ liệu kỹ thuật số;

- Tốc độ dữ liệu hướng lên đến 250 kbit/s và hướng xuống đến 500 kbit/s;

- Hoạt động ở các tần số vô tuyến trong dải từ 5,725 GHz đến 5,875 GHz.

4.1.6

Thiết bị trung kế vô tuyến điện mặt đất (TETRA)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 100:2015/BTTTT

 

Thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất TETRA, bao gồm:

8517.61.00

- Thiết bị trạm gốc (BS);

8517.12.00

 

- Máy điện thoại di động (MS);

- Máy điện thoại di động - chế độ trực tiếp (DM-MS);

 

 

 

 

- Máy điện thoại di động - DW (DW-MS);

8517.62.59

- Thiết bị lặp - chế độ trực tiếp (DM-REP), không phải điện thoại;

- Thiết bị lặp/cổng - chế độ trực tiếp (DM-REP/GATE), không phải điện thoại;

- Thiết bị lặp - chế độ trung kế (TMO-REP), không phải điện thoại;

8517.62.59

8517.62.69

- Thiết bị cổng - chế độ trực tiếp (DM-GATE), không phải điện thoại;

- Thiết bị cơ động của các hệ thống thông tin vô tuyến TETRA, không phải điện thoại.

4.2

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho thông tin vệ tinh (trừ các thiết bị di động dùng trong hàng hải và hàng không)

4.2.1

Thiết bị VSAT hoạt động trong băng tần C

QCVN 38:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị VSAT (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu) hoạt động trong băng tần C của dịch vụ thông tin qua vệ tinh thuộc quỹ đạo địa tĩnh.

4.2.2

Thiết bị VSAT hoạt động trong băng tần Ku

QCVN 39:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị VSAT (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu) hoạt động trong băng tần Ku của dịch vụ thông tin qua vệ tinh thuộc quỹ đạo địa tĩnh.

4.2.3

Trạm đầu cuối di động mặt đất của hệ thống thông tin di động toàn cầu qua vệ tinh phi địa tĩnh trong băng tần 1 GHz - 3 GHz

QCVN 40:2011/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

Trạm (thiết bị) đầu cuối di động mặt đất của hệ thống thông tin di động toàn cầu qua vệ tinh phi địa tĩnh trong băng tần 1 GHz - 3 GHz (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.2.4

Thiết bị trạm mặt đất di động hoạt động trong băng tần Ku.

QCVN 116:2017/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị trạm mặt đất di động (MES) (ngoại trừ các đài trái đất lưu động hàng không, hoạt động trong băng tần Ku) hoạt động trong các dải tần số của các nghiệp vụ cố định qua vệ tinh (FSS) (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu):

- 10,70 GHz đến 11,70 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất);

- 12,50 GHz đến 12,75 GHz (chiều từ vũ trụ đến trái đất);

- 14,00 GHz đến 14,25 GHz (chiều từ trái đất đến vũ trụ).

4.3

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho nghiệp vụ di động hàng hải (kể cả các thiết bị trợ giúp, thiết bị vệ tinh)

4.3.1

Thiết bị thu phát vô tuyến VHF của trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS

QCVN 24:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

 

Máy phát, máy thu - phát có các đầu nối ăng ten ngoài của các trạm ven biển, hoạt động trong băng tần VHF của nghiệp vụ lưu động hàng hải và sử dụng loại phát xạ G3E, và G2B cho báo hiệu DSC:

8517.62.53

- Thiết bị thoại tương tự, gọi chọn số (DSC), hoặc cả hai;

8517.62.59

- Thiết bị hoạt động trong băng tần từ 156 MHz đến 174 MHz;

- Thiết bị hoạt động bằng điều khiển tại chỗ hoặc điều khiển từ xa;

- Thiết bị hoạt động với khoảng cách kênh 25 kHz;

- Thiết bị hoạt động trong các chế độ đơn công, bán song công và song công;

- Thiết bị có thể gồm nhiều khối;

- Thiết bị có thể là đơn kênh hoặc đa kênh;

- Thiết bị hoạt động trên các khu vực sóng vô tuyến dùng chung;

- Thiết bị hoạt động riêng biệt đối với thiết bị vô tuyến khác.

4.3.2

Thiết bị điện thoại VHF hai chiều lắp đặt cố định trên tàu cứu nạn

QCVN 26:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.18.00

Thiết bị điện thoại vô tuyến VHF hai chiều, hoạt động trong băng tần từ 156 MHz đến 174 MHz sử dụng trong nghiệp vụ lưu động hàng hải và thích hợp cho việc lắp đặt cố định trên tàu cứu nạn thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

4.3.3

Thiết bị Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển

QCVN 28:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat-C sử dụng trên tàu biển thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.4

Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên phương tiện cứu sinh

QCVN 50:2020/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.18.00

Thiết bị điện thoại vô tuyến VHF loại xách tay hoạt động trong băng tần nghiệp vụ lưu động hàng hải từ 156 MHz đến 174 MHz; phù hợp sử dụng trên các tàu cứu nạn và có thể dùng trong các tàu thuyền trên biển.

4.3.5

Phao vô tuyến chỉ vị trí khẩn cấp hàng hải (EPIRB) hoạt động ở băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz

QCVN 57:2018/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.61

Thiết bị Phao vô tuyến (chỉ phát dùng cho điện báo) chỉ vị trí khẩn cấp (EPIRB) qua vệ tinh khai thác trong hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT để thông tin vô tuyến trong Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS).

4.3.6

Phao chỉ báo vị trí cá nhân hoạt động trên băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz

QCVN 108:2016/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.61

Thiết bị Phao (chỉ phát dùng cho điện báo) chỉ báo vị trí cá nhân (sau đây gọi tắt là phao PLB) hoạt động trong hệ thống vệ tinh COSPAS-SARSAT. Các phao PLB này hoạt động trên băng tần 406,0 MHz đến 406,1 MHz và có phạm vi nhiệt độ:

- Từ -40°C đến 55°C (phao PLB loại 1), hoặc

- Từ -20°C đến 55°C (phao PLB loại 2).

4.3.7

Thiết bị gọi chọn số DSC

QCVN 58:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị gọi chọn số (DSC), không phải thiết bị điện thoại hoạt động ở các băng tần MF, MF/HF và/hoặc VHF trong hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) thường sử dụng trên các tàu, thuyền (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.8

Bộ phát đáp Ra đa tìm kiếm và cứu nạn

QCVN 60:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.59

Bộ phát đáp ra đa hoạt động trong băng tần 9200 MHz - 9500 MHz với mục đích tìm kiếm và cứu nạn (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.9

Thiết bị Radiotelex sử dụng trong nghiệp vụ MF/HF hàng hải

QCVN 62:2011/BTTTT(**)

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị radiotelex sử dụng trên tàu thuyền trong hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.10

Thiết bị Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển

QCVN 67:2013/BTTTT(**)

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị trạm mặt đất Inmarsat F77 sử dụng trên tàu biển (SES) thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS (thiết bị truyền dẫn kết hợp với thiết bị thu).

4.3.11

Thiết bị trong hệ thống nhận dạng tự động (AIS) sử dụng trên tàu biển

QCVN 68:2013/BTTTT(**)

QCVN 119:2019/BTTTT

8526.91.10

Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến, dùng trong hệ thống nhận dạng tự động sử dụng trên tàu biển (xác định vị trí của tàu mình và các tàu, thuyền xung quanh trong một phạm vi nhất định để điều chỉnh hướng, tốc độ cho phù hợp).

4.3.12

Thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn

QCVN 107:2016/BTTTT(**)

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.62.53

Thiết bị nhận dạng tự động phát báo tìm kiếm cứu nạn (AIS SART) (thiết bị truyền dẫn kết hợp thiết bị thu dùng cho điện báo).

4.3.13

Thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên sông

QCVN 51:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.18.00

Máy phát vô tuyến VHF dùng cho điện thoại, hoạt động tại các băng tần nghiệp vụ lưu động hàng hải để sử dụng trên sông.

4.3.14

Thiết bị điện thoại VHF sử dụng cho nghiệp vụ di động hàng hải

QCVN 52:2020/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.18.00

Máy phát VHF dùng cho điện thoại và gọi chọn số (DSC), có đầu nối ăng ten bên ngoài dùng trên tàu thuyền.

4.3.15

Thiết bị điện thoại vô tuyến MF và HF

QCVN 59:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.18.00

Máy thu, máy phát vô tuyến, dùng cho điện thoại, được sử dụng trên các tàu thuyền lớn, hoạt động chỉ ở tần số trung bình (MF) hoặc ở các băng tần số trung bình và cao tần (MF/HF), được phân bổ cho nghiệp vụ lưu động hàng hải (MMS), bao gồm:

- Thiết bị điều chế đơn biên (SSB) đối với việc phát và thu thoại (J3F);

- Thiết bị khóa dịch tần (FSK) hoặc điều chế SSB của sóng mang phụ có khóa để phát và thu và phát các tín hiệu gọi chọn số (DSC);

- Thiết bị vô tuyến, không tích hợp với bộ mã hóa hoặc bộ giải mã DSC, nhưng xác định các giao diện với thiết bị như vậy.

4.3.16

Thiết bị điện thoại vô tuyến UHF

QCVN 61:2011/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8517.18.00

Thiết bị vô tuyến dùng cho điện thoại, đươc lắp đặt ở các tàu thuyền lớn và các hệ thống hoạt động trên các tần số UHF đươc phân bổ cho các dịch vụ di động hàng hải.

4.3.17

Thiết bị Ra đa dùng cho tàu thuyền đi biển (***)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8526.10.10

8526.10.90

Tất cả các loại thiết bị Ra đa lắp đặt trên tàu thuyền đi biển.

4.4

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho nghiệp vụ di động hàng không (kể cả các thiết bị trợ giúp, thiết bị vệ tinh)

4.4.1

Thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975 MHz - 137 MHz dùng trên mặt đất sử dụng điều chế AM

QCVN 105:2016/BTTTT

QCVN 106:2016/BTTTT

 

Thiết bị phát hoặc phát kết hợp thiết bị thu vô tuyến VHF điều chế biên độ song biên đầy đủ sóng mang (DSB AM), với khoảng cách kênh 8,33 kHz hoặc 25 kHz dùng cho thoại tương tự để truyền thông tin cho ACARS. Các thiết bị bao gồm:

8517.61.00

- Thiết bị trạm gốc mặt đất;

8517.12.00

8517.62.59

8517.62.69

- Thiết bị di động;

8517.12.00

8517.62.59

8517.62.69

- Thiết bị xách tay và thiết bị cầm tay sử dụng trên mặt đất.

4.4.2

Thiết bị vô tuyến trong nghiệp vụ di động hàng không băng tần 117,975 MHz - 137 MHz dùng trên mặt đất

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 106:2016/BTTTT

 

Các thiết bị vô tuyến điện trong nghiệp vụ di động hàng không có thể hoạt động ở trong tất cả hoặc một phần của băng tần 117,975 MHz - 137 MHz, bao gồm:

8517.61.00

Thiết bị trạm gốc mặt đất;

8517.12.00

8517.62.59

8517.62.69

Thiết bị di động, thiết bị xách tay và thiết bị cầm tay sử dụng trên mặt đất.

4.4.3

Thiết bị chỉ góc hạ cánh trong hệ thống vô tuyến dẫn đường hàng không

QCVN 104:2016/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8526.91.10

Thiết bị chỉ góc hạ cánh trong hệ thống vô tuyến dẫn đường hàng không dân dụng dùng trên mặt đất hoạt động trong băng tần từ 328,6 MHz đến 335,4 MHz.

4.5

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho định vị và đo đạc từ xa (trừ thiết bị dùng ngoài khơi cho ngành dầu khí)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

8517.62.69

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện chuyên dùng cho định vị và đo đạc từ xa (trừ thiết bị dùng ngoài khơi cho ngành dầu khí) nhưng không dùng cho điện báo/điện thoại.

4.6

Thiết bị vô tuyến dẫn đường

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8526.91.10

8526.91.90

Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến dùng cho mục đích dẫn đường, cảnh báo chướng ngại vật thuộc nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh, dẫn đường hàng không, dẫn đường hàng không qua vệ tinh.

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 119:2019/BTTTT

8526.91.10

8526.91.90

Thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến dùng cho mục đích dẫn đường, cảnh báo chướng ngại vật thuộc nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường hàng hải, dẫn đường hàng hải qua vệ tinh.

4.7

Thiết bị vô tuyến nghiệp dư

QCVN 56:2011/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện hoạt động trên dải tần số phân bổ cho nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư (phân bổ theo quy định của Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia).

4.8

Thiết bị khác

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 18:2014/BTTTT

8517.62.59

8517.62.69

8517.62.99

8517.69.00

8526.10.10 8526.10.90 8526.91.10

8526.91.90 8526.92.00

- Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên chưa được liệt kê tại mục 2 của Danh mục tại Phụ lục I và mục 4 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này.

- Thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên đã được liệt kê tại mục 2 của Danh mục tại Phụ lục I và mục 4 của Danh mục tại Phụ lục II của Thông tư này nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật áp dụng tương ứng.

5

Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn (****)

5.1

Thiết bị vòng từ

QCVN 55:2011/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT

8504.40.19

8504.40.90

Thiết bị sạc không dây theo công nghệ mạch vòng cảm ứng (biến đổi tĩnh điện).

5.2

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện

QCVN 73:2013/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT

8526.92.00

Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện tự động hiển thị hoặc ghi lại các thông số đo lường và điều khiển các chức năng của thiết bị khác qua giao diện vô tuyến.

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT

8526.10.10

8526.10.90

Thiết bị Ra đa cự ly ngắn, hoạt động trong băng tần 24 GHz - 24,25 GHz, dùng cho các ứng dụng định vị, đo khoảng cách (không phải loại thiết bị Ra đa ứng dụng trong giao thông đường bộ hoặc đường sắt).

5.3

Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MICS) và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MITS)

QCVN 47:2015/BTTTT

QCVN 96:2015/BTTTT

8517.62.59

Thiết bị thu phát sóng vô tuyến cự ly ngắn, băng tần 401 MHz - 406 MHz, trang bị trong các bộ lập trình hoặc cảm biến, truyền dữ liệu từ xa vô tuyến.

5.4

Thiết bị truy nhập vô tuyến tốc độ cao băng tần 60 GHz

QCVN 88:2015/BTTTT

QCVN 112:2017/BTTTT

8517.62.51

Áp dụng đối với thiết bị truy nhập vô tuyến tốc độ cao, lên tới hàng Gigabit, dùng cho ứng dụng trong mạng nội bộ không dây WLAN hoặc mạng cá nhân không dây WPAN cự ly ngắn hoạt động trong băng tần 60 GHz (không áp dụng đối với các loại thiết bị vô tuyến dùng cho ứng dụng mở rộng mạng LAN cố định ngoài trời hay ứng dụng truyền dẫn vô tuyến cố định điểm - điểm hoạt động trong băng tần 60 GHz).

5.5

Thiết bị truyền hình ảnh số không dây

QCVN 92:2015/BTTTT

QCVN 93:2015/BTTTT

 

Thiết bị truyền hình ảnh số không dây hoạt động trong dải tần từ 1,3 GHz đến 50 GHz, có băng thông kênh cho phép tối đa là 5 MHz, 10 MHz, 20 MHz, bao gồm:

8525.50.00

- Thiết bị phát;

8525.60.00

- Thiết bị phát có gắn với thiết bị thu.

6

Pin Lithium cho thiết bị cầm tay

6.1

Pin Lithium cho máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng

QCVN 101:2020/BTTTT (*)

8507.60.90

Pin Lithium rời dùng cho máy điện thoại di động. Không áp dụng đối với Pin Lithium rời là pin sạc dự phòng dùng để nạp điện cho các thiết bị này.

8507.60.10

Pin Lithium rời dùng cho máy tính xách tay, máy tính bảng. Không áp dụng đối với Pin Lithium rời là pin sạc dự phòng dùng để nạp điện cho các thiết bị này.

Ghi chú: Việc thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa nêu tại Phụ lục II đối với một số trường hợp cụ thể quy định như sau:

(*) Đối với QCVN 101:2020/BTTTT: chỉ bắt buộc công bố hợp quy yêu cầu về đặc tính an toàn quy định tại điều 2.6 của quy chuẩn.

(**) Đối với các QCVN này, không áp dụng các yêu cầu về tương thích điện từ đã nêu trong quy chuẩn.

(***) Thiết bị Ra đa dùng cho tàu thuyền đi biển nhập khẩu được miễn kiểm tra chất lượng theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ, nhưng vẫn phải thực hiện công bố hợp quy trước khi đưa vào sử dụng.

(****) Thiết bị phát, thu - phát vô tuyến cự ly ngắn là thiết bị vô tuyến cự ly ngắn quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo. Chỉ thực hiện công bố hợp quy khi thiết bị phù hợp về băng tần và điều kiện kỹ thuật, khai thác theo quy định.

 



[1] Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009; 

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.”

[2] Điều 2 của Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 quy định như sau: “Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021”

3 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

4 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 01/2021/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2020/TT-BTTTT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.