BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/VBHN-BGTVT | Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2021 |
QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
Thông tư số 13/2017/TT-BGTVT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển.[1]
Thông tư này quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho nhân viên đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân, nước ngoài liên quan đến đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển hoạt động tại Việt Nam.
CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN ĐẠI LÝ TÀU BIỂN
Điều 3. Chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển
1. Chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển do cơ sở đào tạo chứng nhận cho người tham dự khóa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nhân viên đại lý tàu biển.
2. Chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Nội dung đào tạo nhân viên đại lý tàu biển
1. Khối lượng kiến thức đối với nội dung đào tạo là 03 học phần, với thời gian thực học là 45 (bốn mươi lăm) tiết.
2. Các học phần bao gồm:
a) Học phần I (15 tiết học) về kiến thức pháp luật hàng hải, hải quan, biên phòng, kiểm dịch và các điều ước quốc tế có liên quan;
b) Học phần II (15 tiết học) về nghiệp vụ đại lý tàu biển;
c) Học phần III (15 tiết học) về tiếng Anh chuyên ngành.
Điều 5. Chương trình đào tạo nhân viên đại lý tàu biển
1. Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng và ban hành chương trình khung đào tạo nhân viên đại lý tàu biển trên cơ sở nội dung đào tạo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Các cơ sở đào tạo nhân viên đại lý tàu biển xây dựng bài giảng theo chương trình khung đào tạo nhân viên đại lý tàu biển do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 6. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo nhân viên đại lý tàu biển.
2. Hàng năm cập nhật thông tin các cơ sở đào tạo đại lý tàu biển để thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử Cục Hàng hải Việt Nam.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo đại lý tàu biển
1. Tuân thủ nội dung đào tạo và chịu trách nhiệm về việc chứng nhận kết quả đào tạo.
2. Thông báo công khai chương trình, kế hoạch đào tạo nhân viên đại lý tàu biển tại cơ sở đào tạo và trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo hoặc trên Cổng thông tin điện tử Cục Hàng hải Việt Nam.
3.[2] Hàng năm các cơ sở đào tạo đại lý tàu biển có trách nhiệm báo cáo kết quả đào tạo và chứng nhận đối với nhân viên đại lý tàu biển về Cục Hàng hải Việt Nam, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả đào tạo và chứng nhận đối với nhân viên đại lý tàu biển;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Các nội dung liên quan đến kết quả đào tạo và chứng nhận đối với nhân viên đại lý tàu biển;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần suất gửi báo cáo: Định kỳ hàng năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 17 tháng 12 hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
g) Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IV
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Đối với nhân viên đại lý đã được các cơ sở đào tạo và Hiệp hội Đại lý và Môi giới Hàng hải Việt Nam đào tạo và cấp Giấy xác nhận trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại lý tàu biển trước ngày 01 tháng 7 năm 2017 tiếp tục được thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
[1] Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải.”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
[3] Điều 5 và Điều 6 của Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 5. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này”.