Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa[1].

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bằng phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện).

Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa trong các khu du lịch khép kín.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1[2]. Đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa là doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia kinh doanh vận tải bằng phương tiện thủy nội địa.

2. Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.

3. Tuyến vận tải đường thủy nội địa cố định là tuyến được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc công bố, được xác định bởi cảng, bến nơi đi và cảng, bến nơi đến.

Điều 4. Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:

1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;

3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa.

Chương II

ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 5.[3] (được bãi b)

Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch[4]

Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 7.[5] (được bãi bỏ)

Điều 8.[6] (được bãi b)

Điều 9.[7] (được bãi b)

Điều 10.[8] (được bãi bỏ)

Chương III

TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Bộ Giao thông vận tải

1. Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa quy định tại Nghị định này.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.

3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

4.[9] (được bãi bỏ).

Điều 12. Bộ Công an

Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kiểm tra các hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 14. Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa; quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của thiết bị nhận dạng tự động.

Điều 15. Bộ Y tế

Ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.

Điều 16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác của người lao động trong hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

2. Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về các chế độ, chính sách đối với người khuyết tật, người cao tuổi và các đối tượng chính sách khác khi sử dụng các dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

Điều 17. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trong các khu du lịch và bến khách ngang sông.

2. Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Điều 18. Chế độ kiểm tra thực hiện điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải

1. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu sự kiểm tra về việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa của cơ quan có thẩm quyền.

2. Hình thức kiểm tra:

a) Kiểm tra định kỳ;

b) Kiểm tra đột xuất khi để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, có khiếu nại, tố cáo hoặc khi có thông tin, dấu hiệu về việc không thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp[10]

Đơn vị đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì vẫn được tiếp tục thực hiện kinh doanh.

Điều 20. Hiệu lực thi hành[11]

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2015; bãi bỏ Điều 10 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thể

 



[1] Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa.”

[2] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[3] Điều này được được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[4] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[5] Điều này được được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[6] Điều này được được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[7] Điều này được được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[8] Điều này được được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[9] Khoản này được được bãi bỏ theo quy định tại khoản 4, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[10] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

[11] Điều 4 của Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 9 năm 2018 quy định như sau:

“Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”