Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2024

 

THÔNG TƯ

ÁP DỤNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2002 CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN SINH MẠNG CON NGƯỜI TRÊN BIỂN NĂM 1974 BAN HÀNH KÈM THEO BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU BIỂN VÀ CẢNG BIỂN

Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT- BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải;

Căn cứ Quyết định số 191/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung năm 2002 một số chương của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974;

Căn cứ Sửa đổi năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc áp dụng Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển và thủ tục cấp các giấy chứng nhận theo quy định của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển như sau:1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc áp dụng Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 (sau đây gọi tắt là Công ước SOLAS 74) ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (sau đây gọi tắt là Bộ luật ISPS), thủ tục cấp các giấy chứng nhận theo quy định của Bộ luật ISPS.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc đánh giá, phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an ninh cho tàu biển sau đây hoạt động trên tuyến quốc tế:

a) Tàu khách;

b) Tàu hàng có tổng dung tích từ 500 GT trở lên;

c) Giàn khoan di động ngoài khơi.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc đánh giá, phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an ninh cho cảng biển hoặc bến cảng, cầu cảng (sau đây gọi chung là cảng biển) tiếp nhận tàu biển hoạt động trên tuyến quốc tế qui định tại khoản 1, Điều này.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Bộ luật ISPS

1. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam

Cục Hàng hải Việt Nam - Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải thực hiện chức năng “Cơ quan có thẩm quyền”, có trách nhiệm và quyền hạn sau:

a) Hướng dẫn các Doanh nghiệp cảng biển xây dựng Kế hoạch an ninh cảng biển; phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng biển và các bổ sung, sửa đổi đối với Kế hoạch an ninh cảng biển;

b) Cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này và thực hiện việc kiểm tra xác nhận hàng năm;

c) Hướng dẫn thực hiện “Bản cam kết an ninh” theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;

d) Là đầu mối liên lạc để thu nhận, xử lý, truyền phát thông tin an ninh hàng hải đối với tàu biển, công ty tàu biển, doanh nghiệp cảng biển và các cơ quan hữu quan;

đ) Trao đổi thông tin với Tổ chức hàng hải quốc tế về việc thực hiện các quy định Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước SOLAS 74 và Bộ luật ISPS tại Việt Nam;

e) Tổ chức thực hiện việc cấp “Lý lịch liên tục của tàu biển” theo mẫu qui định tại Phụ lục III của Thông tư này.

2.2 Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng “Tổ chức an ninh được công nhận”, có trách nhiệm và quyền hạn sau:

a) Hướng dẫn các Công ty tàu biển xây dựng Kế hoạch an ninh tàu biển, phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển;

b) Đánh giá an ninh tàu biển và cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển.

3. Trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải

Cảng vụ Hàng hải có trách nhiệm và quyền hạn sau:

a) Hướng dẫn các doanh nghiệp cảng biển đánh giá an ninh cảng biển;

b) Phê duyệt bản đánh giá an ninh cảng biển và cấp Giấy chứng nhận Thẩm định - Phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;

c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an ninh của các bến cảng;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền.

4.3 Trách nhiệm của Cơ sở đào tạo

a) Tổ chức huấn luyện cán bộ an ninh cảng biển, sỹ quan an ninh tàu biển, cán bộ an ninh công ty phù hợp với chương trình chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế; cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cán bộ an ninh cảng biển theo mẫu quy định tại Phụ lục V và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn Sỹ quan an ninh tàu biển, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cán bộ an ninh công ty theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV của Thông tư này;

b) Tổ chức huấn luyện cập nhật kiến thức cho Cán bộ an ninh cảng biển và Cán bộ an ninh công ty;

c) Duy trì và cập nhật danh sách người đã được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cán bộ an ninh cảng biển, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn Sỹ quan an ninh tàu biển, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cán bộ an ninh công ty.

5. Trách nhiệm của Doanh nghiệp cảng biển

a) Chủ trì tổ chức thực hiện đánh giá an ninh cảng biển và xây dựng bản Đánh giá an ninh cảng biển theo mẫu tại Phụ lục VI với sự tư vấn của đại diện các cơ quan đơn vị gồm: Hải quan cảng, cán bộ Cảng vụ Hàng hải đã được huấn luyện về an ninh cảng biển (cán bộ này sẽ không được tham gia giai đoạn xem xét, phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển), Cảnh sát an ninh trật tự, Cảnh sát giao thông đường thủy (nếu có) và Biên phòng cửa khẩu.

b) Xây dựng Kế hoạch an ninh cảng biển theo mẫu tại Phụ lục VII.

c) Thực hiện đánh giá nội bộ về an ninh cảng biển và tổ chức cuộc họp với đại diện của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển để xem xét, đánh giá về bản Đánh giá nội bộ an ninh cảng biển (theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII) để được xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển.

d) Tổ chức kiểm tra an ninh cảng biển theo từng nội dung cụ thể theo biểu mẫu “ Danh mục kiểm tra an ninh cảng biển” quy định tại Phụ lục IX để đánh giá lại và xây dựng lại kế hoạch an ninh cảng biển khi Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển hết hạn.

đ) Đảm bảo có đủ cán bộ an ninh cảng biển và thành lập tổ chức an ninh cảng biển (đối với các doanh nghiệp cảng quy mô lớn, gồm nhiều phân cảng trực thuộc có thể thành lập Ban hoặc Phòng an ninh cảng biển - thành phần gồm đại diện Lãnh đạo cảng, đại diện lãnh đạo phòng khai thác, tổ chức nhân sự, kỹ thuật, cán bộ đã được huấn luyện về an ninh cảng biển và dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm cán bộ an ninh cảng biển; đối với các doanh nghiệp cảng có quy mô nhỏ gồm một hoặc hai bến cảng (cầu cảng) trực thuộc có thể thành lập bộ phận an ninh cảng biển do một thành viên Ban lãnh đạo cảng, các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ cảng, công tác khai thác hoặc kỹ thuật cảng, cán bộ đã được huấn luyện về an ninh cảng biển và dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm cán bộ an ninh cảng biển).

e) Thiết lập hệ thống an ninh cảng biển theo yêu cầu của Bộ luật ISPS.

g)4 Ít nhất 05 năm một lần, bố trí cán bộ an ninh cảng biển được tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức cho cán bộ an ninh cảng biển do các Cơ sở đào tạo tổ chức.

6. Trách nhiệm của Công ty tàu biển

a) Tổ chức đánh giá an ninh tàu biển.

b) Lập kế hoạch an ninh tàu biển.

c)5 Bố trí để những sỹ quan dự kiến sẽ được chỉ định kiêm nhiệm chức danh Sỹ quan an ninh tàu biển và cán bộ dự kiến sẽ được chỉ định đảm nhận chức danh Cán bộ an ninh công ty được tham gia khóa huấn luyện cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn Sỹ quan an ninh tàu biển và Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cán bộ an ninh công ty do các Cơ sở đào tạo tổ chức.

Ít nhất 05 năm một lần, bố trí cán bộ an ninh công ty được tham gia khóa huấn luyện cập nhật kiến thức cho cán bộ an ninh công ty do các Cơ sở đào tạo tổ chức;

d)6 Bảo đảm các tàu thực hiện đầy đủ và kịp thời các yêu cầu về: đánh giá an ninh tàu biển; xây dựng kế hoạch an ninh tàu biển để thẩm tra, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển. Đồng thời, bảo đảm các tàu này được cấp “Lý lịch của tàu biển” và “Bản cam kết an ninh” để sử dụng khi cần thiết;

đ) Trang bị các thiết bị quy định tại Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước SOLAS 74 và Bộ luật ISPS cho tàu biển và chỉ định một sỹ quan boong kiêm nhiệm chức danh sỹ quan an ninh tàu biển trên mỗi tàu thuộc quyền quản lý và một hoặc một số cán bộ đảm nhận chức danh cán bộ an ninh công ty.

Chương II

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO HỆ THỐNG AN NINH TÀU BIỂN, THỦ TỤC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH AN NINH TÀU BIỂN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO SỸ QUAN AN NINH TÀU VÀ CÁN BỘ AN NINH CÔNG TY

Điều 4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển

1. Trình tự thực hiện

a) Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b)7 Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trong 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn cho Công ty tàu biển để hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thống nhất thời gian và địa điểm đánh giá theo yêu cầu của Công ty tàu biển;

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá hệ thống an ninh tàu biển tại tàu.

d) Sau khi hoàn thành đánh giá, nếu hệ thống an ninh tàu không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì thông báo cho Công ty tàu biển để khắc phục; nếu đáp ứng thì Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục XI hoặc Phụ lục XII.

2. Cách thức thực hiện

a)8 Công ty tàu biển nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Công ty tàu biển nhận kết quả qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ: Giấy đề nghị đánh giá hệ thống an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục X.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển được cấp chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đánh giá.

5. Yêu cầu điều kiện: hệ thống an ninh tàu biển phải thoả mãn yêu cầu của Bộ luật ISPS.

6. Phí và lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Điều 5. Thủ tục phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển

1. Trình tự thực hiện

a) Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b)9 Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì trong 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, hướng dẫn cho Công ty tàu biển để hoàn thiện hồ sơ;

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển nếu Kế hoạch an ninh tàu biển không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì thông báo cho Công ty tàu biển bổ sung hoàn thiện; nếu đáp ứng thì Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp một Chứng thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII.

2. Cách thức thực hiện

Công ty tàu biển nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a)10 Thành phần hồ sơ:

01 Giấy đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục X và 01 bản chính Kế hoạch an ninh tàu biển.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp Chứng thư phê duyệt chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển.

5. Yêu cầu điều kiện: Kế hoạch an ninh tàu biển phải đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS.

6. Phí và lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Điều 6. (Được bãi bỏ)11

Chương III

THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH CẢNG BIỂN

Điều 7. Thủ tục thẩm định - phê duyệt đánh giá an ninh cảng biển

1. Trình tự thực hiện

a) Doanh nghiệp cảng biển nộp hồ sơ đề nghị cho Cảng vụ Hàng hải khu vực quản lý.

b) Cảng vụ Hàng hải tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Doanh nghiệp cảng biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu đầy đủ thì thông báo về thời gian đánh giá tại cảng biển.

c) Cảng vụ Hàng hải tiến hành đánh giá an ninh cảng biển tại cảng biển.

d) Sau khi hoàn thành đánh giá, nếu Đánh giá an ninh cảng biển đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy chứng nhận Thẩm định - Phê duyệt.

2. Cách thức thực hiện

a) Doanh nghiệp cảng biển nộp Hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải.

b) Doanh nghiệp cảng biển nhận kết quả: Qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cảng vụ Hàng hải.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Công văn đề nghị phê duyệt Đánh giá an ninh cảng biển do Giám đốc doanh nghiệp cảng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục XV);

b) 01 bản Đánh giá an ninh cảng biển có xác nhận của giám đốc Doanh nghiệp cảng biển ở trang cuối (đối với cảng liên doanh với nước ngoài hoặc người khai thác cảng là pháp nhân, thể nhân nước ngoài thì Đánh giá an ninh cảng biển phải được dịch sang tiếng Anh);

c) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận Thẩm định - Phê duyệt: chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá tại cảng biển.

5. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Đánh giá an ninh cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.

6. Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Điều 8. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển

1. Trình tự thực hiện

a) Doanh nghiệp cảng biển nộp hồ sơ đề nghị cho Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Doanh nghiệp cảng biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu đầy đủ thì thông báo về thời gian kiểm tra tại cảng biển.

c) Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành kiểm tra kế hoạch an ninh cảng biển tại cảng biển.

d) Sau khi hoàn thành kiểm tra, nếu Kế hoạch an ninh cảng biển đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì Cục Hàng hải Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển.

2. Cách thức thực hiện

a) Doanh nghiệp cảng biển nộp Hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Doanh nghiệp cảng biển nhận kết quả: Qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Công văn đề nghị phê duyệt Kế hoạch an ninh cảng biển do Giám đốc doanh nghiệp cảng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI);

b) 01 bản Kế hoạch an ninh cảng biển có xác nhận của giám đốc doanh nghiệp cảng (đối với cảng liên doanh với nước ngoài hoặc người khai thác cảng là pháp nhân, thể nhân nước ngoài thì Kế hoạch an ninh cảng biển phải được dịch sang tiếng Anh);

c) 01 bản Đánh giá an ninh cảng biển có xác nhận của giám đốc Doanh nghiệp cảng ở trang cuối đã được Cảng vụ Hàng hải thẩm định, phê duyệt (đối với cảng liên doanh với nước ngoài hoặc người khai thác cảng là pháp nhân, thể nhân nước ngoài thì Đánh giá an ninh cảng biển phải được dịch sang tiếng Anh);

d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển: chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại cảng biển.

5. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Kế hoạch an ninh cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.

6. Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Điều 9. Thủ tục xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển

1. Trình tự thực hiện

a) Doanh nghiệp cảng biển nộp hồ sơ đề nghị cho Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho Doanh nghiệp cảng biển bổ sung hoàn chỉnh, nếu hồ sơ đầy đủ thì ghi giấy hẹn theo qui định tại khoản 4 Điều này.

c) Cục Hàng hải tiến hành kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thì Cục Hàng hải Việt Nam cấp xác nhận hàng năm.

2. Cách thức thực hiện

a) Doanh nghiệp cảng biển nộp Hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

b) Doanh nghiệp cảng biển nhận kết quả: Qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Công văn đề nghị kiểm tra, xác nhận hàng năm Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển của doanh nghiệp cảng;

b) 01 bản Đánh giá nội bộ an ninh cảng biển;

c) Biên bản họp xem xét, đánh giá Đánh giá nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại khu vực cảng biển;

d) Biên bản cuộc tập huấn hoặc diễn tập hoặc huấn luyện theo chương trình của Kế hoạch an ninh cảng biển;

đ) Bản chính Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển;

e) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn cấp xác nhận: chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Doanh nghiệp cảng biển và cảng biển đáp ứng quy định của Bộ luật ISPS.

6. Lệ phí: theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN12

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 05 năm 2011.

2. Thông tư này bãi bỏ Quyết định số 170/2004/QĐ-BGTVT ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc áp dụng Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước SOLAS 74 và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Xuân Sang

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

 

GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP CỦA CẢNG BIỂN

STATEMENT OF COMPLIANCE OF A PORT FACILITY

 

Số giấy chứng nhận :......................................................................................

Statement Number

 

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Cục Hàng hải Việt Nam cấp theo quy định của

Phần B - Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển

Issued under the provisions of Part B of the International Code

for the Security of Ships and Port Facilities (ISPS CODE)

Under the authority of the Government of the Socialist Republic of Vietnam

by the Vietnam National Maritime Administration

 

Tên Cảng biển: ..............................................................................................

Name of the Port Facility
Địa chỉ của Cảng biển: ..................................................................................

Address of the Port Facility

 

Chứng nhận rằng Cảng biển đã tuân theo các quy định tại Chương XI-2 và Phần A của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển và hoạt động phù hợp với Kế hoạch An ninh cảng biển đã được phê duyệt. Kế hoạch an ninh cảng biển đã được phê duyệt đối với hoạt động của lại tàu biển sau đây (gạch bỏ những loại không thích hợp):

 

This is to certify that the compliance of this port facility with the provisions of chapter XI-2 and part A of The International Code for the Security of Ships and Port Facilities (ISPS Code) has been verified and that this port facility operates in accordance with the approved Port Facility Security Plan. This plan has been approved for the following (Specify the types of operations, types of ship or activities or other relevant information), delete as appropriate

          Tàu khách (Passenger ship)

          Tàu khách cao tốc (Passenger high speed craft)

          Tàu hàng cao tốc (Cargo high speed craft)

          Tàu hàng rời (Bulk carrier)

          Tàu dầu (Oil tanker)

          Tàu hoá chất (Chemical tanker)

 

          Tàu chở gas (Gas carrier)

          Dàn khoan di động (Mobile offshore Drilling Units)

          Tàu hàng khác những loại nêu trên (Cargo ships other than those referred above)

 

Giấy chứng nhận phù hợp này có giá trị đến ............................................. tuỳ thuộc vào việc kiểm tra (Ghi ở mặt sau)

This Certificate of compliance is valid until.............. subject to the verification stated on the overleaf

 

Cấp tại: ................................               

Issued at:

Ngày cấp: .............................                 

Date of issue

 

...............................................................

 

Chữ ký của người có thẩm quyền
Signature of the duly authorized
official issuing the Certificate
Đóng dấu
(Seal or stamp of issuing authority, as appropriate)

 

 

 

XÁC NHẬN KIỂM TRA
ENDORSEMENT FOR VERIFICATIONS

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định hiệu lực của Giấy chứng nhận phù hợp tuỳ thuộc vào việc kiểm tra bắt buộc hàng năm/ bất thường.

 

The Government of the Socialist Republic of Vietnam has established that the validity of this Statement of Compliance is subject to the mandatory annual/unscheduled verifications.

 

CHỨNG NHẬN RẰNG trong quá trình kiểm tra theo dõi quy định tại Mục B/16.62.4 của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển - ISPS, thấy rằng Cảng biển đã tuân theo các quy định có liên quan tại Chương XI - 2 của Công ước và Phần A của Bộ luật ISPS.

 

THIS IS TO CERTIFY THAT, during a verification carried out in accordance with paragraph B/16.62.4 of the ISPS Code, the port facility was found to comply with the relevant provisions of chapter XI-2 of the Convention and part A of the ISPS Code

 

KIỂM TRA LẦN 1 (1st VERIFICATION)

Ngày kiểm tra (Date) :.......................................................

Chữ ký (Signed): ......................................................

(của người có thẩm quyền)
Signature of authorized official

 

KIỂM TRA LẦN 2 (2nd VERIFICATION)

Ngày kiểm tra (Date) :.......................................................

Chữ ký (Signed): ......................................................

(của người có thẩm quyền)
Signature of authorized official

 

KIỂM TRA LẦN 3 (3rd VERIFICATION)

Ngày kiểm tra (Date) :.......................................................

Chữ ký (Signed): ......................................................

(của người có thẩm quyền)
Signature of authorized official

 

KIỂM TRA LẦN 4 (4th VERIFICATION)

Ngày kiểm tra (Date) :.......................................................

Chữ ký (Signed): ......................................................

(của người có thẩm quyền)
Signature of authorized official

 

Phụ lục II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27 /2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BẢN CAM KẾT AN NINH

DECLARATION OF SECURITY

Bản cam kết An ninh có giá trị

Declaration of Security is valid

Từ

From

Đến

To

Lý do

Reason

 

Tên tàu

Name of ship

Tên cảng

Name of Port

Tên tàu kia

Other Ship(s)

Số IMO

IMO No

Chủ sở hữu

Owners

 

Địa chỉ

Address

 

Số điện thoại

Tel No

 

Số điện thoại di động

Mobile No

 

Số Fax

Fax No

 

Địa chỉ email

E-mail

Số IMO

IMO No

Cảng đăng ký

Port of Registry

Cảng đăng ký

Port of Registry

Công ty

Responsible Company

Công ty

Responsible Company

Số điện thoại liên lạc 24/24

24 hr Contact No

Số điện thoại liên lạc 24/24

24 hr Contact No

Cấp độ An ninh

Security Level

 

Cấp độ An ninh

Security Level

Bến cảng (hoặc bến tàu) và bến tàu cùng nhau thỏa thuận về các trách nhiệm và những biện pháp an ninh dưới đây nhằm tuân thủ các quy định tại Phần A của Bộ luật Quốc tế về An ninh Tàu biển và Cảng biển.

The port facility and the ship agree to the following security measures and responsibilities to ensure compliance with the requirements of Part A of the International Code the Security of Ships and Ports Facilities.

Hoạt động

Activity

Tàu

The Ship

Cảng biển

Port Facility

Tàu kia

Others Ships

Xác nhận An ninh và các trách nhiệm

Confirm Security and Responsibilities

 

 

 

Các khu vực hạn chế: Được thiết lập và kiểm soát

Restricted Areas: Established and Controlled

 

 

 

Các điểm tiếp cận: Được giám sát và kiểm soát

Seaward perimeter monitored

 

 

 

Vành đai phía biển được giám sát

Landside perimeter monitored

 

 

 

Chiếu sáng thích hợp ban đêm cho vành đai phía biển, phía bờ và tàu

Adequate lighting during the night for the ship, land & Seward perimeters

 

 

 

Quá trình bốc xếp hàng hóa đã thống nhất

Procerdures for handing Cargo agreed

 

 

 

Quá trình bốc xếp đồ dự trữ của tàu đã thống nhất

Procerdures for handing ship stores agreed

 

 

 

Kế hoạch ứng phó với:

Response Pland for:

Cháy

Fire

Tiếp cận với những người không được phép

Access by Unuathorised Personel

Phát hiện những đồ vật khả nghi

Suspicious article discovered

 

 

 

Thông tin kiểm tra

Communications Check

Các tín hiệu ngầm được thỏa thuận

Covert Signal agreed

Các báo động

Alarms

 

 

 

Nhận dạng và soi người

Personel Identification and screening

 

 

 

Danh sách khách được phê duyệt

Visitors list approved

 

 

 

Các quy trình áp dụng đối với các vị khách không mời

Procedures in place for unexpected visitors

 

 

 

 

Chữ ký và địa chỉ liên lạc chi tiết

Signatures and Contact Details

Tàu

The ship

Cảng biển

Port Facility

Tàu

The ship

Họ và tên

Full Name

Họ và tên

Full Name

Họ và tên

Full Name

Chức danh

Title

Chức danh

Title

Chức danh

Title

Chữ ký

Signature

Chữ ký

Signature

Chữ ký

Signature

Ngày

Date

Ngày

Date

Ngày

Date

Số điện thoại

Tel No

Số điện thoại

Tel No

Số điện thoại

Tel No

Kênh liên lạc VTD

Radio channel

Kênh liên lạc VTD

Radio channel

Kênh liên lạc VTD

Radio channel

 

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

 

Quốc huy

 

Mẫu số 1

Form 1

LÝ LỊCH LIÊN TỤC CỦA TÀU BIỂN SỐ..................
CONTINUOUS SYNOPSIS RECORD (CRS) DOCUMENT NUMBER
CẤP CHO TÀU CÓ SỐ IMO:................
FOR THE SHIP WITH IMO NUMBER

Ngày tháng được ghi theo thứ tự: năm/tháng/ngày      Date should be in the format yyyy/mm/dd

STT

No.

Thông tin

Information

1

Tài liệu này được áp dụng từ (ngày):

This document applies from (date):

 

2

Quốc gia tàu mang cờ:

Flag state

 

3

Ngày đăng ký mang cờ của quốc gia nêu ở mục 2

Date of registration with the State indicated in 2

 

4

Tên tàu:

Name of ship

 

5

Cảng đăng ký:

Port of registration

 

6

Tên chủ tàu hiện tại:

Name of current registered owner(s)

Địa chỉ đăng ký:

Registered address(es)

 

7

Số nhận dạng của chủ tàu:

Registered owner identification number

 

8

Tên người thuê tàu trần (nếu có):

If applicable, name of current registered bareboat charterer(s)

Địa chỉ đăng ký:

Registered address(es)

 

9

Tên công ty (quản lý an toàn quốc tế):

Name of Company (International Safety Management)

Địa chỉ đăng ký:

Registered address(es)

Nơi tiến hành các hoạt động quản lý an toàn:

Address(es) of its safety management activities

 

10

Số nhận dạng của công ty:

Company identification number

 

11

Tên các tổ chức phân cấp tàu:

Name of all classification societies with which the ship is classed

 

12

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phù hợp:

Administration/Government/Recognized Organization which issued Document of Compliance

Tổ chức thực hiện đánh giá (nếu khác)

Body which carried out audit (if different)

 

13

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn:

Administration/Government/Recognized Organization which issued Safety Management Certificate

Tổ chức thực hiện đánh giá (nếu khác)

Body which carried out audit (if different)

 

14

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển:

Administration/Government/Recognized Security Organization which issued International Ship Security Certificate

Tổ chức thực hiện thẩm tra (nếu khác)

Body which carried out verification (if different)

 

15

Ngày tàu chấm dứt đăng ký với quốc gia nêu ở mục 2:

Date on which the ship ceased to be registered with the State indicated in 2

 

16

Ghi chú:

Remarks (insert relevant information as appropriate)

 

Xác nhận rằng bản lý lịch này hoàn toàn chính xác

This is certify that this record is correct in all respects

Cấp bởi Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực…

Issued by the Regional Registrar of Ship at

Ngày và nơi cấp:

Place and date of issue

Chữ ký của người có thẩm quyền:

Signature of authorized person

Tên của người có thẩm quyền:

Name of authorized person

Tàu đã nhận được tài liệu này và đính vào hồ sơ lý lịch liên tục của tàu biển ngày:

This document was received by the ship and attached to the ship’s CRS file on the following date (fill in)

Ký tên:

Signature

 

MẪU SỐ 2

FORM 2

CÁC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỐI VỚI LÝ LỊCH LIÊN TỤC CỦA TÀU BIỂN SỐ….
AMENDMENT TO THE CONTINUOUS SYNOPSIS RECORD DOCUMENT NUMBER
CẤP CHO TÀU CÓ SỐ IMO:................
FOR THE SHIP WITH IMO NUMBER

Các sửa đổi, bổ sung được ghi ở bảng dưới đây, các hạng mục không thay đổi thì ghi: N/C

The amendments are shown in the table. Indicate N/C for all items not being changed.

Ngày tháng được ghi theo thứ tự: năm/tháng/ngày    Date should be in the format yyyy/mm/dd

STT

No.

Thông tin

Information

1

Tài liệu này được áp dụng từ (ngày):

This document applies from (date):

 

2

Quốc gia tàu mang cờ:

Flag state

 

3

Ngày đăng ký mang cờ của quốc gia nêu ở mục 2

Date of registration with the State indicated in 2

 

4

Tên tàu:

Name of ship

 

5

Cảng đăng ký:

Port of registration

 

6

Tên chủ tàu hiện tại:

Name of current registered owner(s)

Địa chỉ đăng ký:

Registered address(es)

 

7

Số nhận dạng của chủ tàu:

Registered owner identification number

 

8

Tên người thuê tàu trần (nếu có):

If applicable, name of current registered bareboat charterer(s)

Địa chỉ đăng ký:

Registered address(es)

 

9

Tên công ty (quản lý an toàn quốc tế):

Name of Company (international Safety Management)

Địa chỉ đăng ký:

Registered address(es)

Nơi tiến hành các hoạt động quản lý an toàn:

Address(es) of its safety management activities

 

10

Số nhận dạng của công ty:

Company identification number

 

11

Tên các tổ chức phân cấp tàu:

Name of all classification societies with which the ship is classed

 

12

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phù hợp:

Administration/Government/Recognized Organization which issued Document of Compliance

Tổ chức thực hiện đánh giá (nếu khác)

Body which carried out audit (if different)

 

13

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn:

Administration/Government/Recognized Organization which issued Safety Management Certificate

Tổ chức thực hiện đánh giá (nếu khác)

Body which carried out audit (if different)

 

14

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển:

Administration/Government/Recognized Security Organization which issued International Ship Security Certificate

Tổ chức thực hiện thẩm tra (nếu khác)

Body which carried out verification (if different)

 

15

Ngày tàu chấm dứt đăng ký với quốc gia nêu ở mục 2:

Date on which the ship ceased to be registered with the State indicated in 2

 

16

Ghi chú:

Remarks (insert relevant information as appropriate)

 

 

Xác nhận rằng bản lý lịch này hoàn toàn chính xác

This is certify that this record is correct in all respects

Phát hành bởi Công ty hoặc thuyền trưởng

Issued by the Company or master

Ngày và nơi cấp:

Place and date of issue

Chữ ký của người có thẩm quyền:

Signature of authorized person

Tên của người có thẩm quyền:

Name of authorized person

 

Mẫu số 3

Form 3

BẢN DANH MỤC CÁC SỬA ĐỔI , BỔ SUNG ĐỐI VỚI LÝ LỊCH LIÊN TỤC CỦA TÀU BIỂN SỐ..................
INDEX OF AMENDMENTS TO THE CSR DOCUMENT NUMBER
CẤP CHO TÀU CÓ SỐ IMO:................
FOR THE SHIP WITH IMO NUMBER

Sau khi Lý lịch liên tục của tàu biển được cấp, các sửa đổi, bổ sung đã được công ty hoặc thuyền trưởng điền vào, Bản danh mục các sửa đổi, bổ sung được đính kèm với Hồ sơ lý lịch liên tục của tàu biển và phải được thông báo cho Cục Hàng hải Việt Nam biết.

After this CSR document was issued, the following amendments to entries on the document have been made by the Company or the Master, have been attached to the ship’s CSR file and have been notified to the Vietnam Maritime Administration.

Ngày áp dụng sửa đổi, bổ sung

Date of application of Amendments

Sửa đổi bổ sung Lý lịch liên tục của tàu biển
(thông tin từ mục 2 - 15)

Amendment to CSR information (2 - 15)

Ngày Bản danh mục các sửa đổi, bổ sung được đính vào Hồ sơ Lý lịch liên tục của tàu biển

Date amendment form attached to the ship’s CSR file

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mẫu của Bản danh mục này có thể được sử dụng tiếp nếu có nhiều sửa đổi, bổ sung và được đính kèm làm phụ lục của Bản danh mục này. Các Phụ lục này được đánh số từ 1 trở đi. Cần ghi rõ là: Phụ lục số…. được đính kèm với Bản danh mục này.

Note: if more amendments are issued than allowed for in the above table, add copies of this table as Appendixes to this page. Such Appendis should be numbered from 1 and upwards. When relevent, indicate as follow: Appendixes no… has been added to this page.

 

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
CẢNG VỤ HÀNG HẢI …..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

THẨM ĐỊNH - PHÊ DUYỆT
ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG BIỂN
(Lần    )

ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG BIỂN đối với cảng / bến cảng: Tên cảng biển, Tên cơ quan, đơn vị chủ quản

Gồm ....... trang, kể cả các Phụ lục được gửi tới Cảng vụ hàng hải ................ vào ngày ........... tháng .......... năm 20...........

Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG BIỂN nói trên, kết hợp với kết quả thẩm định tại cảng, thấy rằng:

Nội dung

Phù hợp

Chưa phù hợp

Xác định các tài sản, kết cấu hạ tầng và hoạt động quan trọng cần bảo vệ

Xác định các mối đe doạ tiềm tàng đối với tài sản, kết cấu hạ tầng và hoạt động quan trọng cần bảo vệ.

Xác định khả năng bị tổn hại.

Xác định, lựa chọn các biện pháp cần áp dụng giảm khả năng tổn hại.

 

Các khuyến khích cụ thể đối với nội dung chưa phù hợp (nếu có):

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

 

CÁN BỘ THẨM ĐỊNH
(Họ tên và chữ ký)

………., ngày  tháng  năm 20
PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐÔC CẢNG VỤ HÀNG HẢI ……………….
(Ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC V13

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Biểu mẫu

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cán bộ an ninh cảng biển

 

MẶT NGOÀI

(Kích thước 15 cm x 20 cm)

 

MẶT TRONG

(Kích thước 15 cm x 20 cm)

 

PHỤ LỤC VI14

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

 

…………… Tên cơ quan, đơn vị chủ quản ……………
…………… Tên cảng biển ……………

 

(Bản mẫu Đánh giá an ninh cảng biển)

 

ĐÁNH GIÁ AN NINH CẢNG BIỂN
(Lần đầu)

Tên cơ quan, bộ phận thực hiện: …………………………………………………

Thời gian tổ chức đánh giá: ………………………………………………………

 

(Lưu ý: Đánh giá an ninh cảng biển là tài liệu hạn chế lưu hành, nghiêm cấm việc sao chép, sử dụng, tiếp cận trái phép tài liệu này, trừ những người có trách nhiệm đối với công tác an ninh cảng biển. Khi không sử dụng phải lưu giữ trong két bảo mật)

 

 

 

………, tháng… năm …

 

 

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

 

Trang số

I. Khái quát về cảng

ghi chú (1)

 

II. Cơ sở pháp lý đối với việc đánh giá an ninh cảng biển

ghi chú (2)

 

III. Phương án thực hiện đánh giá an ninh cảng biển

ghi chú (3)

 

IV. Các tài sản, kết cấu hạ tầng quan trọng cần bảo vệ

ghi chú (4)

 

V. Các mối đe dọa đối với cảng

ghi chú (5)

 

VI. Hậu quả của các sự cố an ninh

ghi chú (6)

 

VII. Các khuyến nghị

 

 

VIII. Các Phụ lục

 

 

Phụ lục 1: Sơ đồ cảng

 

 

Phụ lục 2: Danh mục các cầu, bến cảng

 

 

Phụ lục 3: Phân tích rủi ro đối với

 

 

(mối đe dọa, tình huống giả định áp vào một tài sản, kết cấu hạ tầng cụ thể, bao gồm các nội dung):

(*) Quan sát, khảo sát ngay tại vị trí tài sản, kết cấu hạ tầng được thiết lập để mô tả các đặc điểm, yếu tố của chúng dưới góc độ bảo đảm an ninh nếu tình huống giả định xảy ra. Cụ thể cần mô tả về:

- Vị trí;

- Vai trò, công dụng của tài sản, kết cấu hạ tầng và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động chung của cảng;

- Loại, cấp cấu trúc của tài sản, kết cấu hạ tầng;

- Các kết cấu liền kề hoặc tiếp giáp với của tài sản, kết cấu hạ tầng;

- Hàng rào vòng ngoài;

- Các lối, vị trí, nơi ra vào hoặc có thể tiếp cận tài sản, kết cấu hạ tầng;

- Các hệ thống, biện pháp an ninh, bảo vệ hiện đang được vận hành: quy định ra vào, báo động, giám sát xâm nhập, chiếu sáng, camera kiểm soát tiếp cận, xâm nhập.v.v...

(**) Nhận xét về các khiếm khuyết, điểm yếu đối với các vấn đề nêu trong các nội dung đã được mô tả, nhất là về: Hàng rào; lối ra vào, tiếp cận; việc lưu thông, qua lại khu vực tài sản, kết cấu hạ tầng; quy định, cách thức kiểm tra, kiểm soát; báo động; ý thức cảnh giác của cán bộ, nhân viên và việc phổ biến, huấn luyện về an ninh.v.v...

(***) Các biện pháp an ninh cần thiết lập, áp dụng khi các Cấp độ an ninh cao hơn được thiết lập cho cảng biển:

- Cấp độ an ninh hàng hải 2;

- Cấp độ an ninh hàng hải 3;

(****) Tính toán, lập Bảng kết quả phân tích rủi ro theo mẫu tại Phụ lục VIII đối với các mối đe dọa tiềm ẩn, phù hợp với tình hình an ninh thực tế của cảng mình.

Bảng kết quả phân tích rủi ro

Phụ lục 4: Phân tích rủi ro đối với ………………………………………..

(Đủ 4 nội dung từ (*) đến (****) như Phụ lục 3)

Phụ lục 5 : Phân tích rủi ro đối với …………….. -nt- ………………….

Phụ lục 6 : Phân tích rủi ro đối với …………….. -nt- ………………….

……… …: Phân tích rủi ro đối với …………….. -nt- ………………….

Phụ lục (n) : Phân tích rủi ro đối với ….………. -nt- …………………..

(Số lượng các Phụ lục tương ứng với số tài sản hoặc kết cấu hạ tầng quan trọng cần bảo vệ và do đó cần phải phân tích rủi ro)

 

Tiếp theo trang Mục lục là phần nội dung bản Đánh giá an ninh cảng biển theo thứ tự bắt đầu từ Lời nói đầu đến hết phần các Phụ lục.

Giải thích các Ghi chú bằng số (…) tại trang Mục lục:

- Ghi chú (1): Doanh nghiệp cảng tập hợp, thu thập thông tin về cảng biển như sau:

a) Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới tiếp giáp (vùng đất cảng, vùng nước trước cảng);

b) Vai trò của cảng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh, khu vực hoặc quốc gia;

c) Số lượng và chủng loại hàng thông qua cảng;

d) Số lượt tàu đến cảng trong năm, loại tàu và quốc tịch tàu;

e) Loại công trình cảng;

g) Các kết cấu hạ tầng của cảng;

h) Sơ đồ tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh;

i) Các nội quy, quy định, quy trình hiện hành liên quan đến trật tự, trị an cảng;

- Ghi chú (2): Nêu rõ việc thực hiện khoản 5 Điều 3 của Thông tư này và trích nội dung mục 15.5 phần A và mục 15.3 phần B của Bộ luật ISPS.

- Ghi chú (3): Nêu các nội dung ai chỉ đạo? Thành phần tham gia đánh giá ANCB gồm những ai? Nội dung tập hợp thông tin về cảng biển thực hiện trong bao lâu? Nội dung khảo sát thực tế tại ngay vị trí tài sản, kết cấu hạ tầng quan trọng cần bảo vệ và các vấn đề liên quan thực hiện trong bao lâu?

- Ghi chú (4): tham khảo mục 15.7 phần B của Bộ luật ISPS để xác định những tài sản, kết cấu hạ tầng cụ thể nào là quan trọng, cần bảo vệ.

- Ghi chú (5): Xác định các mối đe dọa đối với cảng như trộm cắp, buôn lậu ma tuý, di cư, vượt biên trái phép và lậu vé; trộm cắp có vũ trang đối với tàu biển; phá hoại; khủng bố và tham khảo Mục 15.11 Phần B của Bộ luật ISPS để xác định các mối đe dọa, sự cố an ninh cụ thể có thể xảy ra đối với cảng của mình.

- Ghi chú (6): nêu những hậu quả chung và hậu quả, ảnh hưởng hậu quả của các tình huống giả định.

 

BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH RỦI RO

 

ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH HIỆN TẠI

 

SAU KHI ĐÃ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP AN NINH

CSHT và hoạt động quan trọng

Xác định các mối đe dọa

Điểm hậu quả

Điểm khả năng tồn tại

Cấp, biện pháp xử lý

Biện pháp an ninh cần áp dụng

Điểm hậu quả

Điểm khả năng tồn tại

Cấp, biện pháp xử lý

Đối với KNXN

Đối với ANTC

Tổng điểm

Đối với KNXN

Đối với ANTC

Tổng điểm

 

 

Mối đe dọa chính 1

- Tình huống cụ thể 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tình huống cụ thể 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mối đe dọa chính 2

- Tình huống cụ thể 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tình huống cụ thể 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- …

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các mối đe dọa, tình huống giả định thường là: Tấn công từ xa, đánh bom từ bên ngoài; xâm nhập trái phép; đưa vũ khí vào cảng, lên tàu; chiếm quyền kiểm soát; bắt, khống chế nhân viên; phá hoại; tấn công nhân viên, ăn trộm …

 

PHỤ LỤC VII15

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

…………… Tên cơ quan, đơn vị chủ quản ……………

…………… Tên cảng biển ……………

 

(Bản mẫu Kế hoạch an ninh cảng biển)

 

KẾ HOẠCH AN NINH CẢNG BIỂN

(Lần )

 

Tên cơ quan, bộ phận thực hiện: …………………………………………………

 

(Lưu ý: Kế hoạch an ninh cảng biển là tài liệu hạn chế lưu hành, nghiêm cấm việc sao chép, sử dụng, tiếp cận trái phép tài liệu này, trừ những người có trách nhiệm đối với công tác an ninh cảng biển. Khi không sử dụng phải lưu giữ trong két bảo mật)

 

………, tháng … năm …

 

 

MỤC LỤC

Trang số

Bảng theo dõi Sửa đổi, bổ sung Kế hoạch an ninh cảng biển

Lời nói đầu

I. Cơ sở pháp lý đối với việc lập kế hoạch an ninh cảng biển....Xem ghi chú (1) dưới đây

II. Các tổ chức và trách nhiệm về an ninh ............................................(2)...............

III. Các biện pháp an ninh ....................................................................(3)...............

IV. Quy trình báo cáo và các kế hoạch khẩn cấp .................................(4)...............

V. Huấn luyện, thực tập và diễn tập .....................................................(5)...............

VI. Xem xét lại Kế hoạch An ninh cảng biển ......................................(6)...............

VII. Các Phụ lục .

Phụ lục 1: Địa chỉ liên lạc.....................................................................(7)...............

Phụ lục 2: Đánh giá an ninh cảng biển..................................................(8)...............

Phụ lục 3: Sơ đồ cảng và các khu vực hạn chế

Phụ lục 4: Mẫu Bản cam kết an ninh....................................................(9)..............

Phụ lục 5: Mẫu Báo cáo các mối đe dọa/sự cố ....................................(10).............

 

BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG KẾ HOẠCH AN NINH CẢNG BIỂN

STT

Ngày sửa đổi

Vị trí sửa đổi (Trang số)

Nội dung sửa đổi

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp theo trang Bảng theo dõi sửa đổi là phần nội dung bản "Kế hoạch an ninh cảng biển" theo thứ tự bắt đầu từ Lời nói đầu đến hết phần Các Phụ lục.

Giải thích các Ghi chú bằng số (...) tại trang Mục lục:

- Ghi chú (1): Nêu rõ: Việc thực hiện khoản 5 Điều 3 của Thông tư này và căn cứ Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS); Cụ thể là trích nội dung Mục 16.3 Phần A và Mục 16.3 Phần B của Bộ luật ISPS.

- Ghi chú (2): Nêu rõ trách nhiệm về an ninh của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan như: Doanh nghiệp cảng biển, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải khu vực, Công an, Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch... tại địa bàn khu vực cảng biển. (Căn cứ vào Quyết định 191/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung năm 2002 một số chương của Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển và Thông tư này). Đối với Doanh nghiệp cảng biển cần nêu chi tiết về: chính sách an ninh của cảng biển, tổ chức và trách nhiệm của tổ chức an ninh cảng biển, trách nhiệm của Cán bộ An ninh cảng biển, trách nhiệm của các nhân viên tại cảng có nhiệm vụ cụ thể về an ninh, trách nhiệm của các nhân viên khác tại Cảng và quyền hạn ký kết bản Cam kết an ninh.

Về việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung năm 2002 một số chương của Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển

- Ghi chú (3): Nêu tất cả các biện pháp an ninh sẽ được thiết lập, áp dụng tại cảng biển ở cả ba cấp độ an ninh và tập hợp theo nhóm các lĩnh vực nêu tại Mục 16.9 phần B của Bộ luật ISPS (tham khảo các khuyến nghị tại các Mục từ 16.10 đến 16.54 phần B của Bộ luật ISPS) và cụ thể hoá các khuyến nghị trong bản Đánh giá an ninh cảng biển thành các biện pháp an ninh.

- Ghi chú (4): Nêu rõ trách nhiệm, quy trình thông báo, báo cáo các sự cố/ mối đe dọa an ninh hàng hải giữa các cơ quan liên quan. Đồng thời, nêu tất cả các quy trình ứng phó đối với các tình huống khẩn nguy có thể xảy ra đối với cảng (như sơ tán khỏi cảng, phát hiện vũ khí/ chất nổ trong cảng, các thiết bị an ninh bị hỏng.v.v...)

- Ghi chú (5): Nêu cụ thể chương trình huấn luyện, thực tập và diễn tập an ninh sẽ được triển khai tại đơn vị mình. (Tham khảo những nội dung cần huấn luyện thực tập và diễn tập tại Mục 18 Phần B của Bộ luật ISPS và căn cứ thực trạng của đơn vị)

- Ghi chú (6): Nêu các quy trình liên quan đến việc xem xét tính hiệu quả của các biện pháp và quy trình an ninh hiện được thiết lập trong Kế hoạch an ninh cảng biển.

- Ghi chú (7): Nêu rõ các thông tin về địa chỉ liên lạc của cảng biển, doanh nghiệp cảng biển, Cán bộ an ninh cảng biển, trực ban an ninh cảng biển v.v...

- Ghi chú (8): Bản Đánh giá an ninh cảng biển (ĐGANCB) đã được phê duyệt.

- Ghi chú (9): Phụ lục ... của Thông tư này.

- Ghi chú (10): Phụ lục F của Ví dụ về Mẫu đề cương Kế hoạch An ninh cảng biển của tài liệu sử dụng trong các khoá huấn luyện Cán bộ an ninh cảng biển do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức.

Lưu ý: Từ ngữ sử dụng trong Kế hoạch an ninh cảng biển phải nhất quán với Đánh giá an ninh cảng biển.

 

Phụ lục VIII: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ AN NINH CẢNG BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

I

Tổng quát

1

Tên cảng biển

 

2

Doanh nghiệp cảng biển

 

3

Tên của Cán bộ An ninh cảng biển (PFSO)

Tên của Phó PFSO (nếu có)

 

4

Số lượt tàu thuộc diện áp dụng Bộ luật ISPS ghé vào cảng trong năm qua

 

5

Loại tàu thuộc diện áp dụng Bộ luật ISPS ghé vào cảng trong năm qua

 

6

Kế hoạch An ninh cảng biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt vào ngày

 

7

Từ ngày được phê duyệt đến nay cảng có thay đổi lớn gì về kết cấu, trang thiết bị hay khai thác không?

□ Có

Chuyển đến Mục VI

□ Không

8

Từ ngày được phê duyệt đến nay tại cảng có xảy ra sự cố an ninh nào không?

□ Có

Chuyển đến Mục VI

□ Không

II

Tổ chức an ninh cảng và trách nhiệm

 

1

Ban (Bộ phận) An ninh cảng có được thành lập không?

□ Có

□ Không

2

Ban (Bộ phận) An ninh cảng biển có họp định kỳ không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

3

Cán bộ An ninh có được chỉ định bằng văn bản không?

□ Có

□ Không

4

Các thành viên trong Ban (Bộ phận) An ninh cảng biển có hiểu rõ trách nhiệm của mình không?

□ Có

□ Không

5

Các nhân viên bảo vệ có hiểu rõ trách nhiệm của mình không?

□ Có

□ Không

6

Các nhân viên khác trong cảng có hiểu rõ trách nhiệm của mình không?

□ Có

□ Không

7

Cảng có thiết lập các quy trình nhằm bảo vệ các thông tin nhạy cảm về an ninh hàng hải, kể cả Kế hoạch An ninh cảng biển không?

□ Có

□ Không

8

Cảng có thiết lập mối quan hệ với các cơ quan có liên quan đến an ninh hàng hải không?

□ Có

□ Không

9

Cảng có ký Bản Cam kết an ninh với tàu không?

□ Có

□ Không

III

Các biện pháp an ninh

 

1

Các biện pháp an ninh đối với kiểm soát tiếp cận cảng biển

 

1.1

Các biện pháp an ninh hiện đang áp dụng có kiểm soát được

 

 

- cán bộ, nhân viên tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- công nhân tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- khách tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- thuyền viên tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- những người khác tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- xe máy, xe đạp tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- xe ô tô chở (người, khách) tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- xe ô tô tải tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- phương tiện thuỷ tiếp cận cảng biển không?

□ Có

□ Không

1.2

Cảng có xây dựng một hệ thống nhận dạng người và phương tiện ra vào cảng không?

□ Có

□ Không

1.3

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không?

□ Có

□ Không

1.4

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không?

□ Có

□ Không

2

Các biện pháp an ninh đối với kiểm soát các khu vực hạn chế trong cảng

□ Có

□ Không

2.1

Các khu vực hạn chế trong cảng có được chỉ báo rõ ràng hay không?

□ Có

□ Không

2.2

Các biện pháp an ninh hiện đang áp dụng có kiểm soát được:

□ Có

□ Không

 

- cán bộ, nhân viên tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- công nhân tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- khách tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- thuyền viên tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- những người khác tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- xe máy, xe đạp tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- xe ô tô con tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- xe ô tô tải tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

 

- phương tiện thuỷ tiếp cận các khu vực hạn chế trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

2.3

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không?

□ Có

□ Không

2.4

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không?

□ Có

□ Không

3

Các biện pháp an ninh đối với hàng hoá

 

3.1

Có thường xuyên kiểm tra giấy tờ hàng hoá để bảo đảm rằng chỉ những hàng hoá đúng chủng loại mới được cho vào cảng và kho hay không?

□ Có

□ Không

3.2

Có thường xuyên kiểm tra người vận chuyển hàng hoá để bảo đảm rằng những người này được phép chở hàng hoá vào cảng không?

□ Có

□ Không

3.3

Có thường xuyên kiểm tra các thành phần của hàng hoá, kể cả việc kiểm tra niêm phong khi hàng hoá được đưa vào cảng, khi hàng hoá xếp trong cảng?

□ Có

□ Không

3.4

Có thường xuyên kiểm tra các phương tiện chở hàng vào cảng không?

□ Có

□ Không

3.5

Thực hiện kiểm tra hàng hoá nhằm tránh xáo trộn hàng hoá bằng:

 

 

A. Mắt

□ Có

□ Không

B. Bằng tay

□ Có

□ Không

C. Các thiết bị dò, quét

□ Có

□ Không

3.6

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không?

□ Có

□ Không

3.7

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không?

□ Có

□ Không

4

Các biện pháp an ninh đối với Giao nhận hàng cung ứng cho tàu

 

4.1

Có thường xuyên kiểm tra giấy tờ hàng cung ứng để bảo đảm rằng chỉ những mặt hàng đúng chủng loại mới được cho vào cảng để đưa lên tàu không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

4.2

Có thường xuyên kiểm tra người vận chuyển để bảo đảm rằng những người này được phép chở hàng cung ứng vào cảng không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

4.3

Có thường xuyên kiểm tra các thành phần của hàng cung ứng, kể cả việc kiểm tra chi tiết hàng cung ứng trước khi cho phép đưa vào cảng không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

4.4

Có thường xuyên kiểm tra các phương tiện chở hàng cung ứng vào cảng không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

4.5

Thực hiện kiểm tra hàng cung ứng bằng:

A. Mắt

B. Bằng tay

C. Các thiết bị dò, quét...

 

□ Có

□ Có

□ Có

 

□ Không

□ Không

□ Không

4.6

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không?

□ Có

□ Không

4.7

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không?

□ Có

□ Không

5

Các biện pháp an ninh đối với Hành lý gửi

 

5.1

Hành lý gửi có được đánh số, đeo thẻ và để ở những vị trí được bảo vệ thích hợp hay không?

□ Có

□ Không

5.2

Có thường xuyên kiểm tra hành lý gửi không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

5.3

Thực hiện kiểm tra hành lý gửi bằng:

A. Mắt

B. Bằng tay

C. Các thiết bị dò, quét...

 

□ Có

□ Có

□ Có

 

□ Không

□ Không

□ Không

5.4

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không?

□ Có

□ Không

5.5

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không?

□ Có

□ Không

6

Các biện pháp an ninh đối với Kiểm soát an ninh cảng biển

 

6.1

Lực lượng bảo vệ được bố trí tại các vị trí đã nêu trong Kế hoạch an ninh cảng biển không?

□ Có

□ Không

6.2

Lực lượng tuần tra các khu vực trong cảng biển thực hiện việc tuần tra bằng:

A. Đi bộ

B. Xe đạp, xe máy

C. Ca nô

 

□ Có

□ Có

□ Có

 

□ Không

□ Không

□ Không

6.3

Có sử dụng Camera để giám sát các khu vực nhạy cảm trong cảng biển không?

□ Có

□ Không

6.4

Có các biện pháp để bảo đảm hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh khác được cung cấp điện liên tục không?

□ Có

□ Không

6.5

Hệ thống chiếu sáng của cảng có bảo đảm đủ sáng để nhận dạng được người, phương tiện tới gần các điểm tiếp cận, hàng rào, các khu vực hạn chế và tàu, khi trời tối hay khi tầm nhìn xa bị hạn chế hay không?

□ Có

□ Không

6.6

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 2 không?

□ Có

□ Không

6.7

Có xem xét lại tính khả thi và hiệu quả của các quy trình, biện pháp an ninh dự kiến áp dụng ở cấp độ an ninh 3 không?

□ Có

□ Không

IV

Quy trình báo cáo và các kế hoạch khẩn cấp

 

1

Có thường xuyên liên hệ với các cơ quan có liên quan không?

□ Có

□ Không

2

Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch sơ tán sau các đợt thực tập, diễn tập không?

□ Có

□ Không

3

Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó khi phát hiện vũ khí/thuốc nổ/vật khả nghi trong cảng sau các đợt thực tập, diễn tập không?

□ Có

□ Không

4

Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó khi hệ thống chiếu sáng bị mất sau các đợt thực tập, diễn tập không?

□ Có

□ Không

5

Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch phòng cháy chữa cháy sau các đợt thực tập, diễn tập không?

□ Có

□ Không

6

Có cần cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu sau các đợt thực tập, diễn tập không?

□ Có

□ Không

V

Huấn luyện, thực tập và diễn tập

 

1

Có tổ chức huấn luyện cho Ban (Bộ phận) an ninh cảng biển không?

□ Có

Biên bản:

□ Không

2

Có tổ chức huấn luyện cho lực lượng bảo vệ cảng không?

□ Có

Biên bản:

□ Không

3

Có tổ chức huấn luyện cho các cán bộ, công nhân viên trong cảng không?

□ Có

Biên bản:

□ Không

4

Có tổ chức các đợt thực tập theo kế hoạch không?

□ Có

Biên bản:

□ Không

5

Có tổ chức đợt diễn tập theo kế hoạch không?

□ Có

Biên bản:

□ Không

VI

Đánh giá an ninh cảng biển và Kế hoạch An ninh cảng biển bổ sung

 

1

Có tiến hành đánh giá an ninh cảng biển theo quy định không?

□ Có

□ Không

Cần tiến hành ngay

2

Có tiến hành lập Kế hoạch an ninh cảng biển theo quy định không?

□ Có

□ Không

Cần tiến hành ngay

VII

Các khuyến nghị bổ sung, sửa đổi Kế hoạch An ninh cảng biển

1

Tổ chức an ninh cảng và trách nhiệm

 

2

Các biện pháp an ninh

 

2.1

Các biện pháp an ninh đối với Kiểm soát tiếp cận cảng biển

 

2.2

Các biện pháp an ninh đối với Các khu vực hạn chế trong cảng biển

 

2.3

Các biện pháp an ninh đối với Hàng hoá

 

2.4

Các biện pháp an ninh đối với Giao nhận hàng cung ứng cho tàu

 

2.5

Các biện pháp an ninh đối với Hành lý gửi

 

2.6

Các biện pháp an ninh đối với Kiểm soát an ninh cảng biển

 

3

Quy trình báo cáo và các kế hoạch khẩn cấp

 

4

Huấn luyện, thực tập và diễn tập

 

 

Trưởng Ban (Bộ phận) an ninh cảng biển

(Ký tên)

...., ngày........ tháng...... năm 20.....
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC IX:

DANH MỤC KIỂM TRA AN NINH CẢNG BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

STT

NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ

I

Tổng quát

1

Tên cảng biển

 

2

Địa chỉ cảng/bến cảng

 

3

Tên và địa chỉ của Doanh nghiệp cảng biển

 

4

Loại tàu thuộc diện áp dụng Bộ luật ISPS ghé vào cảng

 

5

Kế hoạch An ninh cảng biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt vào ngày

 

II

Tổ chức an ninh cảng và trách nhiệm

1

Ban (Bộ phận) An ninh cảng có được thành lập không?

□ Có

Quyết định thành lập kèm theo

□ Không

2

Ban (Bộ phận) An ninh cảng biển có họp định kỳ không?

□ Có

Biên bản họp kèm theo

□ Không

3

Cán bộ An ninh cảng biển có được chỉ định bằng văn bản không?

□ Có

Quyết định bổ nhiệm kèm theo

□ Không

4

Cán bộ An ninh cảng biển có tham gia các Khoá huấn luyện Cán bộ An ninh cảng biển không ?

□ Có

Giấy chứng nhận huấn luyện kèm theo

□ Không

5

Cán bộ An ninh cảng biển

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại:

 

6

Cán bộ An ninh cảng biển cấp phó (nếu có)

- Tên:

- Địa chỉ:

- Số điện thoại:

 

7

Cơ cấu và sức mạnh của lực lượng bảo vệ hiện thời có đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh không?

□ Có

□ Không

8

Tất cả các trạm gác (cố định và di động) đều có Nội quy bảo vệ không?

□ Có

□ Không

9

Tất cả các Nội quy bảo vệ có được Cán bộ An ninh cảng biển định kỳ rà soát không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

10

Lực lượng bảo vệ của cảng có bao nhiêu người?

 

11

Ở ngoài phạm vi cảng, có bao nhiêu nhân viên bảo vệ có thể có mặt tại cảng sau:

- Khi nhận được thông báo một giờ:

- Khi nhận được thông báo hai giờ:

 

12

Lực lượng bảo vệ ghi hoặc báo cáo sự có mặt của họ tại các điểm trọng yếu trong Cảng bằng:

- Đồng hồ gác xách tay:

- Trạm đồng hồ gác chung:

- Điện thoại:

- Thiết bị liên lạc VTĐ hai chiều

- Các loại khác

 

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

Nêu cụ thể:

 

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

13

Thời gian đi tuần, tuyến đường đi tuần, trình tự các điểm có thường xuyên thay đổi để tránh việc tạo thành "lối mòn" không?

□ Có

□ Không

III

Kiểm soát sự di chuyển của người và phương tiện

1

Có sử dụng hệ thống nhận diện bằng thẻ hoặc giấy thông hành nhằm xác định tất cả nhân viên trong khu vực hạn chế không?

□ Có

□ Không

2

Những người không thường xuyên phải tiếp cận các khu vực hạn chế hoặc không có các giấy thông hành hoặc thẻ nhân viên, thì có được coi là "khách" và được cấp thẻ hoặc giấy thông hành cho khách không?

□ Có

□ Không

3

Nhân viên gác tại các trạm gác có so sánh ảnh trên thẻ với người cầm thẻ cả khi vào lẫn khi ra không?

a/ Nếu không, chỉ khi vào không?

b/ Nếu không, chỉ khi ra không?

□ Có

 

□ Có

□ Có

□ Không

 

□ Không

□ Không

4

Việc giám sát các nhận dạng người và hệ thống kiểm soát có thích hợp với mọi cấp độ an ninh không

□ Có

□ Không

5

Các thẻ và số seri có được lưu trữ và kiểm soát bởi một quy trình về trách nhiệm giải trình khắt khe không?

□ Có

□ Không

6

Các thẻ bị mất có được thay thế bằng thẻ với số seri khác không?

□ Có

□ Không

7

Có quy trình về cung cấp các bảo đảm cho các thẻ tạm thời đối với những người quên mang thẻ có họ không?

□ Có

□ Không

8

Các thẻ có được thiết kế sao cho bảo vệ hoặc những nhân viên khác có thể nhanh chóng và chủ động nhận ra quyền và giới hạn cho người mang thẻ không?

□ Có

□ Không

9

Có quy trình đảm bảo những thẻ hết hạn hoặc khi kết thúc công việc hoặc nhiệm vụ được giao sẽ giao trả lại không?

□ Có

□ Không

10

Có thiết lập quy trình để hộ tống khách khi cần thiết không?

□ Có

□ Không

11

Khách có được hộ tống thích hợp trong khu vực hạn chế không?

□ Có

□ Không

12

Có duy trì ghi chép về các cuộc viếng thăm hay không?

□ Có

Ai làm:

□ Không

13

Xe của những nhà thầu và sở hữu tư nhân được phép thường xuyên ra vào cảng có được đăng ký với nhân viên an ninh không?

□ Có

□ Không

14

Có kiểm tra ngẫu nhiên các phương tiện ra vào không?

□ Có

□ Không

IV

Các cửa ra vào và hàng rào

1

Các phần có rào của các khu vực cảng có đáp ứng các yêu cầu tối thiểu đối với hàng rào an ninh không?

- Nó có kết cấu bằng các dây xích?

- Nó được làm bằng thép cỡ 9 ly hoặc lớn hơn?

- Các mắt lưới có nhỏ hơn 5 cm không?

- Phía trên và dưới của hàng rào có dây thép gai không?

- Dây thép gai ở trên hàng rào có đặt nghiêng ra phía ngoài 45º không?

- Hàng rào có cao ít nhất 2,5m (kể cả dây thép gai) hay không?

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

2

Lực lượng bảo vệ cảng có tiến hành kiểm tra các hàng rào an ninh, kể cả khu vực trống, ít nhất một lần một tháng không?

- Các khiếm khuyết có được ghi nhận và sửa chữa ngay không?

- Nếu sử dụng tường xây thì có đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu đối với hàng rào an ninh không?

□ Có

□ Có

□ Có

□ Không

□ Không

□ Không

3

Tất cả các cửa ra vào có được bảo vệ thích hợp không?

□ Có

□ Không

4

Nếu sử dụng các toà nhà làm một phần của hàng rào an ninh, thì nó có các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn tại các điểm tiếp nối với các phần khác của hàng rào an ninh không?

□ Có

□ Không

5

Nếu hàng rào an ninh có một phần là nước thì có áp dụng các biện pháp an ninh bổ sung tại các khu vực này hay không?

□ Có

□ Không

6

Các vị trí như ống cống, đường hầm, miệng cống thoát nước thải và các thang vỉa hè có thể tiếp cận cảng và các khu vực hạn chế có được bảo vệ thích hợp hay không?

□ Có

□ Không

7

Tất cả các cổng ở hàng rào trên hàng rào an ninh có được bảo vệ và gác không?

□ Có

□ Không

8

Các cổng và/hoặc các cửa ra vào trên hàng rào an ninh có lớn hơn số lượng yêu cầu cho sự an toàn cũng như khai thác có hiệu quả không?

□ Có

□ Không

9

Các cổng trên hàng rào an ninh có được trang bị các thiết bị khoá bảo vệ hay không?

Chúng có được khoá lại khi không sử dụng không?

□ Có

□ Có

□ Không

□ Không

10

Các khu vực trống có được thiết lập cả ở phía trong và phía ngoài của hàng rào khu vực hạn chế không?

Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về khu vực trống, có các biện pháp an ninh bổ sung không?

□ Có

□ Có

Nêu chi tiết:

□ Không

□ Không

11

Có khu vực nào trên hàng rào an ninh sử dụng Hệ thống phát hiện xâm nhập không?

□ Có

□ Không

V

Chiếu sáng

1

Các khu vực xung quanh cảng và hàng rào khu vực hạn chế có được chiếu sáng thích hợp không?

□ Có

□ Không

2

Hệ thống chiếu sáng có đáp ứng được các yêu cầu cường độ sáng thích hợp không?

□ Có

□ Không

3

Chiếu sáng xung quanh hàng rào có được sử dụng sao cho lực lượng an ninh tuần tra đứng trong bóng tối không?

□ Có

□ Không

4

Các đèn được định kỳ kiểm tra vận hành hợp lý trước khi trời tối không?

□ Có

Chu kỳ:

□ Không

5

Việc sửa chữa hoặc thay thế các đèn không hoạt động được tiến hành ngay lập tức không?

□ Có

□ Không

6

Chiếu sáng bổ sung có được đặt tại các cổng hoặc nơi có khả năng xâm nhập không?

□ Có

□ Không

7

Các chòi gác có được chiếu sáng thích hợp không?

□ Có

□ Không

8

Có nguồn điện độc lập cho hệ thống chiếu sáng hay không?

□ Có

□ Không

9

Có nguồn điện dự phòng cho hệ thống chiếu sáng hay không?

□ Có

□ Không

10

Nguồn điện cho Hệ thống chiếu sáng có được bảo vệ thích hợp không?

□ Có

□ Không

11

Có hệ thống chiếu sáng sự cố hoặc dự phòng không?

Nếu có, thì có được kiểm tra hàng tháng hay không?

Nếu có, thì nguồn dự phòng có được chuyển ngay sang khi cần thiết không?

Nếu có thì nguồn dự phòng có thể tự khởi động được hay không?

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

12

Nguồn điện chiếu sáng chính/dự phòng/sự cố có được đặt trong khu vực hạn chế không?

□ Có

□ Không

13

Có sử dụng hệ thống dây kép không?

□ Có

□ Không

14

Có sử dụng hệ thống đa dây không?

Nếu có, có bố trí các công tắc chuyển mạch không?

□ Có

□ Có

□ Không

□ Không

15

Các công tắc và bộ điều khiển được kiểm soát và bảo vệ thích hợp không?

Chúng có thể chịu được gió, mưa... và chống xáo trộn không?

Nhân viên an ninh có thể tiếp cận không?

Chúng có được đặt tại những nơi mà người ở phía ngoài hàng rào không thể tiếp cận được không?

Có một công tắc trung tâm điều khiển chiếu sáng bảo vệ không?

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Có

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

□ Không

16

Hệ thống chiếu sáng có được thiết kế và các vị trí được ghi chép lại sao cho nó có thể tiến hành sửa chữa một cách nhanh nhất trong trường hợp khẩn cấp?

□ Có

□ Không

17

Các thiết bị và vật liệu trong các khu vực chứa hàng và vận tải được chiếu sáng thích hợp không?

□ Có

□ Không

18

Nếu hàng rào có một phần là nước thì có được chiếu sáng thích hợp không

□ Có

□ Không

VI

Các khuyến nghị bổ sung, sửa đổi Kế hoạch An ninh cảng biển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trưởng Ban (Bộ phận) an ninh cảng biển





(Ký tên)

...., ngày........ tháng...... năm 20.....
Giám đốc




(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC X16
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH AN NINH TÀU VÀ ĐÁNH GIÁ AN NINH TÀU BIỂN
APPLICATION FOR SSP APPROVAL AND SHIPBOARD SECURITY AUDIT

Kính gửi/ To: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển SSP/ thực hiện đánh giá an ninh tàu biển theo yêu cầu của Bộ luật ISPS như chi tiết dưới đây:

We request Vietnam Register to carry out Ship Security Plan approval and Shipboard Security audit in accordance with ISPS Code requirements as mentioned below:

□ Phê duyệt SSP

SSP Approval

□ Lần đầu/Initial SSP                       □ Bổ sung sửa đổi/for amendment SSP

□ Đánh giá an ninh tàu

Shipboard Security Audit

□ Lần đầu/Initial                □ Trung gian/Intermediate          □ Cấp mới/Renewal

□ Sơ bộ/Issuing Interim ISSC

□ Bổ sung/Additional (lý do/for:           )

□ Khắc phục/Follow up (lý do/for:        )

Tàu

Ship

Tên tàu/Ship name:

Hô hiệu/Call sign:

Loại tàu/Type:

Số IMO/IMO No.:

Treo cờ/Flag:

Số đăng ký/Official No.:

Cảng đăng ký/Port of Registry:

Tổng dung tích/Gross Tonnage:

GCN ISSC (nếu có)/ISSC Cert. (if any):

Năm đóng/Year of Build:

Công ty

Company

Tên Công ty/Company name:

Số nhận dạng/Company IMO Number:

Địa chỉ/Address:

Telephone No.:                              Fax No.:

Cán bộ an ninh công ty/ CSO:

GCN CSO (nếu có)/CSO Cert. (if any):

Dự kiến đánh giá

Audit Schedule

Ngày/Date:

Địa điểm/Place:

Đại lý liên hệ/Name of Agent:

Telephone No.:                             Fax No.:                         Email:

Tổ chức chịu trách nhiệm thanh toán chi phí đánh giá và lệ phí cấp giấy chứng nhận:

All fees and expenses incurred in the above-mentioned audit and issue of certificate are paid by:

Công ty/Company:

Địa chỉ/Address:

Mã số thuế/Tax Code:

Telephone No.:                                        Fax No.:

 

Ngày/Date:

Đại diện Công ty/Signature of Applicant

 

PHỤ LỤC XI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER
--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
---------------

No.:

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU BIỂN
INTERNATIONAL SHIP SECURITY CERTIFICATE

Thừa ủy quyền của Chính phủ nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cục Đăng kiểm Việt nam cấp theo các điều khoản của

BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU BIỂN VÀ CẢNG BIỂN (BỘ LUẬT ISPS) VÀ CÁC SỬA ĐỔI BỔ SUNG

Issued under the provisions of the
INTERNATIONAL CODE FOR THE SECURITY OF SHIPS AND OF PORT FACILITIES (ISPS CODE) AS AMENDED
Under the authority of the Government of the SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM by VIETNAM REGISTER

Tên tàu:

Name of ship

________________________________________________

Số đăng ký hoặc số hiệu:

Distinctive number or letters

________________________________________________

Cảng đăng ký:

Port of registry

________________________________________________

Loại tàu:

Type of ship

________________________________________________

Tổng dung tích:

Gross tonnage

________________________________________________

Số IMO:

IMO Number

________________________________________________

Tên và địa chỉ Công ty:

Name and address of the Company

________________________________________________

Số nhận dạng của Công ty:

Company Identification Number

________________________________________________

 CHỨNG NHẬN RẰNG:

1. Hệ thống an ninh và mọi thiết bị an ninh liên quan của tàu đã được thẩm tra phù hợp với mục 19.1, phần A của Bộ luật ISPS và các sửa đổi bổ sung;

2. Quá trình thẩm tra cho thấy hệ thống an ninh và mọi thiết bị an ninh liên quan của tàu hoàn toàn thoả mãn các yêu cầu của chương XI-2 của Công ước SOLAS 1974 và phần A của Bộ luật ISPS và các sửa đổi bổ sung;

3. kế hoạch an ninh tàu đã được duyệt có sẵn trên tàu.

THIS IS TO CERTIFY :

1. that the security system and any associated security equipment of the ship has been verified in accordance with section 19.1 of part A of the ISPS Code as amended;

2. that the verification showed that the security system and any associated security equipment of the ship is in all respects satisfactory and that the ship complies with the applicable requirements of chapter XI-2 of the Convention and part A of the ISPS Code as amended;

3. that the ship is provided with an approved ship security plan.

Giấy chứng nhận này được cấp dựa trên kết quả Thẩm tra lần đầu ngày

Date of Initial Verification on which this Certificate is based: ..........................................................

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến, với điều kiện phải được kiểm tra xác nhận

This Certificate is valid until                        ,     subject    to verifications in accordance with

theo mục 19.1.1 phần A của Bộ luật ISPS và sửa đổi bổ sung.

section 19.1.1 of part A of the ISPS Code as amended.

 

Cấp tại: Hanoi, Vietnam

Issued at

Ngày cấp:

Date of issue

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

XÁC NHẬN THẨM TRA TRUNG GIAN

ENDORSEMENT FOR INTERMEDIATE VERIFICATION

CHỨNG NHẬN RẰNG tại lần thẩm tra trung gian theo yêu cầu của mục 19.1.1 phần A Bộ luật ISPS, tàu đã thỏa mãn các điều khoản liên quan của chương XI-2 của Công ước SOLAS 1974 và phần A của Bộ luật ISPS và sửa đổi bổ sung.

THIS IS TO CERTIFY that at an intermediate verification required by section 19.1.1 of part A of the ISPS Code the ship was found to comply with the relevant provisions of chapter XI-2 of the Convention and part A of the ISPS Code as amended.

THẨM TRA TRUNG GIAN

INTERMEDIATE VERIFICATION

phải được thực hiện trong khoảng từ ngày                         đến ngày

to be completed between                                                     and

 

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

Nơi kiểm tra:

Place

Ngày:

Date

 

XÁC NHẬN THẨM TRA BỔ SUNG
ENDORSEMENT FOR ADDITIONAL VERIFICATIONS

 

THẨM TRA BỔ SUNG

ADDITIONAL VERIFICATION

 

Nơi kiểm tra:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

THẨM TRA BỔ SUNG

ADDITIONAL VERIFICATION

 

Nơi kiểm tra:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

THẨM TRA BỔ SUNG

ADDITIONAL VERIFICATION

 

Nơi kiểm tra:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

THẨM TRA BỔ SUNG THEO PHẦN A/19.3.7.2 CỦA BỘ LUẬT ISPS
ADDITIONAL VERIFICATION IN ACCORDANCE WITH SECTION A/19.3.7.2 OF THE ISPS CODE

CHỨNG NHẬN RẰNG tại lần thẩm tra bổ sung theo yêu cầu của mục 19.3.7.2 phần A Bộ luật ISPS, tàu đã thỏa mãn các điều khoản liên quan của chương XI-2 Công ước SOLAS 1974 và phần A của Bộ luật ISPS và sửa đổi bổ sung.

THIS IS TO CERTIFY that at an additional verification required by section 19.3.7.2 of part A of the ISPS Code the ship was found to comply with the relevant provisions of chapter XI-2 of the Convention and part A of the ISPS Code as amended.

 

THẨM TRA BỔ SUNG

ADDITIONAL VERIFICATION

 

Nơi kiểm tra:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

XÁC NHẬN GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN NẾU THỜI HẠN DƯỚI 5 NĂM THEO PHẦN A/19.3.3 CỦA BỘ LUẬT ISPS
ENDORSEMENT TO EXTEND THE CERTIFICATE IF VALID FOR LESS THAN 5 YEARS WHERE SECTION A/19.3.3 OF THE ISPS CODE APPLIES

Tàu thỏa mãn các điều khoản liên quan của phần A, Bộ luật ISPS và theo yêu cầu của mục 19.3.3 phần A,

The ship complies with the relevant provisions of part A of the ISPS Code, and the Certificate shall, in accordance with section 19.3.3 of part A

Bộ luật ISPS, giấy chứng nhận này được gia hạn đến:

of the ISPS Code, be accepted as valid until

 

Nơi gia hạn:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

XÁC NHẬN KHI HOÀN TẤT THẨM TRA CẤP MỚI VÀ ÁP DỤNG PHẦN A/19.3.4 CỦA BỘ LUẬT ISPS
ENDORSEMENT WHERE THE RENEWAL VERIFICATION HAS BEEN COMPLETED AND SECTION A/19.3.4 OF THE ISPS CODE APPLIES

Tàu thỏa mãn các điều khoản liên quan của phần A, Bộ luật ISPS và theo yêu cầu của mục 19.3.4 phần A,

The ship complies with the relevant provisions of part A of the ISPS Code, and the Certificate shall, in accordance with section 19.3.4 of part A

Bộ luật ISPS, giấy chứng nhận này được gia hạn đến:

of the ISPS Code, be accepted as valid until

 

Nơi gia hạn:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

XÁC NHẬN GIA HẠN HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN TỚI KHI TÀU TỚI CẢNG THẨM TRA THEO PHẦN A/19.3.5 CỦA BỘ LUẬT ISPS HOẶC GIA HẠN THEO PHẦN A/19.3.6 CỦA BỘ LUẬT ISPS
ENDORSEMENT TO EXTEND THE VALIDITY OF THE CERTIFICATE UNTIL REACHING THE PORT OF VERIFICATION WHERE SECTION A/19.3.5 OF THE ISPS CODE APPLIES OR FOR A PERIOD OF GRACE WHERE SECTION A/19.3.6 OF THE ISPS CODE APPLIES

Giấy chứng nhận này, theo yêu cầu của mục 19.3.5/19.3.6* phần A, Bộ luật ISPS, được gia hạn đến:

This Certificate shall, in accordance with section 19.3.5/19.3.6* of part A of the ISPS Code, be accepted as valid until

 

Nơi gia hạn:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

XÁC NHẬN THAY ĐỔI NGÀY HẾT HẠN THEO PHẦN A/19.3.7.1 CỦA BỘ LUẬT ISPS
ENDORSEMENT FOR ADVANCEMENT OF EXPIRY DATE WHERE SECTION A/19.3.7.1 OF THE ISPS CODE APPLIES

Theo yêu cầu của mục 19.3.7.1 phần A, Bộ luật ISPS, ngày hết hạn mới là :

In accordance with section 19.3.7.1 of part A of the ISPS Code, the new expiry date is

 

Địa điểm:

Place

Ngày:

Date

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

* Gạch bỏ phần không liên quan.

Delete as appropriate.

Chú ý sửa đổi ngày hết hạn ở trang đầu cho phù hợp.

The expiry date shown on front of the certificate shall also be amended accordingly.

 

PHỤ LỤC XII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER
--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
---------------

No.:

 

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ TẠM THỜI VỀ AN NINH TÀU BIỂN
Interim International ship security certificate
Thừa ủy quyền của Chính phủ nước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cục Đăng kiểm Việt nam cấp theo các điều khoản của
BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU BIỂN VÀ CẢNG BIỂN (BỘ LUẬT ISPS) VÀ CÁC SỬA ĐỔI BỔ SUNG
Issued under the provisions of the international code for the security of ships and of port facilities (ISPS code) as amended Under the authority of the Government of the SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM by VIETNAM REGISTER

Tên tàu:

Name of ship

________________________________________________

Số đăng ký hoặc số hiệu:

Distinctive number or letters

________________________________________________

Cảng đăng ký:

Port of registry

________________________________________________

Loại tàu:

Type of ship

________________________________________________

Tổng dung tích:

Gross tonnage

________________________________________________

Số IMO:

IMO Number

________________________________________________

Tên và địa chỉ Công ty:

Name and address of the Company

________________________________________________

Số nhận dạng của Công ty:

Company Identification Number

________________________________________________

Đây là giấy chứng nhận tạm thời cấp lần đầu

This is the initial interim certificate

Chứng nhận rằng các yêu cầu của phần A/19.4.2, Bộ luật ISPS đã được tuân thủ.

THIS IS TO CERTIFY THAT the requirements of section A/19.4.2 of the ISPS Code have been complied with.

Giấy chứng nhận này được cấp theo phần A/19.4 của Bộ luật ISPS và sửa đổi bổ sung.

This Certificate is issued pursuant to section A/19.4 of the ISPS Code as amended.

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến

This Certificate is valid until

 

Cấp tại: Hanoi, Vietnam

Issued at

Ngày cấp:

Date of issue

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

*Gạch bỏ khi cần

Delete as appropriate

 

PHỤ LỤC XIII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER
--------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
---------------

No.:

 

 

 

CHỨNG THƯ PHÊ DUYỆT
Approval letter
Thừa ủy quyền của Chính phủ nước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cục Đăng kiểm Việt nam cấp theo các điều khoản của
BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU BIỂN VÀ CẢNG BIỂN (BỘ LUẬT ISPS) VÀ CÁC SỬA ĐỔI BỔ SUNG
Issued under the provisions of the international code for the security of ships and of port facilities (ISPS code) as amended Under the authority of the Government of the SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM by VIETNAM REGISTER

Tên tàu:

Name of ship

________________________________________________

Loại tàu:

Type of ship

________________________________________________

Tổng dung tích:

Gross tonnage

________________________________________________

Số IMO:

IMO Number

________________________________________________

Tên và địa chỉ Công ty:

Name and address of the Company

________________________________________________

xác nhận rằng:

4. Kế hoạch an ninh của tàu nêu trên, ban hành ngày, đã được xem xét theo các yêu cầu của chương 9, phần A của Bộ luật ISPS và các sửa đổi bổ sung;

5. Kế hoạch an ninh này đã được xây dựng phù hợp với các yêu cầu liên quan trong phần A của Bộ luật ISPS và các sửa đổi bổ sung;

6. Trong quá trình xây dựng Kế hoạch an ninh này, các yêu cầu từ 8.1 đến13.8 trong phần B của Bộ luật ISPS đã được xem xét và áp dụng một cách thích hợp.

THIS IS TO CERTIFY THAT:

4. the Ship Security Plan for the above mentioned ship, issued on, has been reviewed in accordance with the Section 9 of part A of the ISPS Code as amended;

5. the Ship Security Plan has been developed in accordance with the relevant requirements of part A of the ISPS Code as amended;

6. in the development of the Ship Security Plan, the provisions of ISPS Code B/8.1 to B/13.8 have been duly taken into account and applied as appropriate for the ship.

Chứng thư này chỉ có giá trị nếu đi kèm với bản Kế hoạch an ninh tàu đã được đóng dấu phê duyệt. This Letter is valid only when accompanied by a stamped copy of the Ship Security Plan.

 

Cấp tại: Hanoi, Vietnam

Issued at

Ngày cấp:

Date of issue

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER

 

PHỤ LỤC XIV17

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Biểu mẫu

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn Sĩ quan an ninh tàu biển

MẶT NGOÀI

(Kích thước 15 cm x 20 cm)

 

 

MẶT TRONG

(Kích thước 15 cm x 20 cm)

 

Biểu mẫu

Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ
Cán bộ an ninh công ty

MẶT NGOÀI

(Kích thước 15 cm x 20 cm)

 

MẶT TRONG

(Kích thước 15 cm x 20 cm)

 

PHỤ LỤC XV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

TÊN DOANH NGHIỆP CẢNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......., ngày … tháng … năm………

 

Kính gửi: Cảng vụ Hàng hải...

- Căn cứ Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển;

- Căn cứ Thông tư số...../2011/TT-BGTVT ngày…. tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc áp dụng Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

Doanh nghiệp cảng chúng tôi đã hoàn thành việc đánh giá an ninh cảng biển theo các yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển và các qui định pháp luật của Việt Nam. Bản đánh giá an ninh cảng biển gồm ....... trang, kể cả các Phụ lục.

Đề nghị Cảng vụ Hàng hải... thẩm định và phê duyệt.

 

Cán bộ an ninh cảng biển
(Ký ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo Doanh nghiệp
(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XVI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

TÊN DOANH NGHIỆP CẢNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

......., ngày …. tháng … năm….

 

Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam

- Căn cứ Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển;

- Căn cứ Thông tư số...../2011/TT-BGTVT ngày…. tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc áp dụng Sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

Doanh nghiệp cảng chúng tôi đã hoàn thành việc đánh giá an ninh cảng biển theo các yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển và các qui định pháp luật của Việt Nam. Dựa trên đánh giá an ninh cảng biển đã được Cảng vụ Hàng hải ... phê duyệt, chúng tôi đã xây dựng hoàn thiện Kế hoạch an ninh cảng biển theo yêu cầu. Kế hoạch an ninh cảng biển gồm ....... trang, kể cả các Phụ lục.

Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển cho chúng tôi./.

 

Cán bộ an ninh cảng biển
(Ký ghi rõ họ tên)

Lãnh đạo Doanh nghiệp
(ký tên và đóng dấu)

 

 

 



1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Sửa đổi năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 191/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt sửa đổi, bổ sung năm 2002 một số chương của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về Áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.”

2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

3 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

4 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

5 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

6 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

7 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

9 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

10 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

11 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản khoản 2 Điều 2 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

12 Điều 3 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

2. Quy định chuyển tiếp: các Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Sỹ quan an ninh tàu biển, Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ Cán bộ an ninh công ty đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”.

13 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

14 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 03/2024/TT -BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

15 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

16 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2024.

17 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 03/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải áp dụng sửa đổi, bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển năm 1974 ban hành kèm theo Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 thán g 4 năm 2024.