Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/VBHN-BYT

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ VÀ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm về bác sỹ gia đình và phòng khám bác sỹ gia đình, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.

2. Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

3. Thông tư số 41/2017/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.

4. Thông tư số 50/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc:

1.a) Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề, điều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề);

b) Xác nhận quá trình thực hành;

c) Tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh;

d) Đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

đ) Tổ chức việc cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề hoặc điều chỉnh phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề.

2. Cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

a) Điều kiện cụ thể cấp giấy phép hoạt động đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Tổ chức việc cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Thông tư này áp dụng đối với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi toàn quốc trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Đối với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kết hợp quân dân y, người hành nghề và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề là thời gian người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh liên tục sau khi được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng bao gồm cả thời gian thử việc được ghi trong Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng hoặc ký kết hợp đồng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, bao gồm cả thời gian học2. Thời gian khám bệnh, chữa bệnh để làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa, phòng, bộ phận chuyên môn (sau đây gọi tắt là khoa) là thời gian trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày người đó được cấp văn bằng chuyên môn (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật hoặc người phụ trách khoa, bao gồm cả thời gian học định hướng chuyên khoa hoặc sau đại học (bác sĩ nội trú, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II) theo đúng chuyên khoa mà người đó được phân công, bổ nhiệm.

3.Điều 4. Nguyên tắc hướng dẫn và áp dụng pháp luật

1. Thông tư này hướng dẫn những điều, khoản, điểm mà Luật khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 87/2011/NĐ-CP) giao cho Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thi hành và những vấn đề khác có liên quan đến việc cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề; cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2.3.Chương II

QUY ĐỊNH VIỆC CẤP, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Mục 1. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Điều 5. (được bãi bỏ)Điều 6. (được bãi bỏ)Điều 7. (được bãi bỏ)Điều 7a. Phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề1. Phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề theo các nhóm chuyên khoa quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn thuộc chuyên khoa nào thì được phép thực hiện các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật của chuyên khoa đó, trừ trường hợp thực hiện một số phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật thì cần có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo phù hợp.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề để cho phép bằng văn bản người hành nghề được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.

Mục 2. TỔ CHỨC VIỆC CẤP, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

Điều 8. (được bãi bỏ)Điều 9. Tổ thư ký thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề

1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Tổ thư ký để giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề gồm các thành phần sau:

a) Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm Tổ trưởng;

b) Đại diện lãnh đạo Vụ Y dược cổ truyền làm Phó tổ trưởng;

c) Đại diện Vụ Pháp chế;

d) Đại diện Vụ Khoa học và Đào tạo;

đ) Các thành phần khác có liên quan.

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành lập Tổ thư ký để giúp việc cho Giám đốc Sở Y tế tỉnh trong việc thẩm định hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề gồm các thành phần sau:

a) Trưởng phòng Quản lý hành nghề hoặc Trưởng phòng Nghiệp vụ y (đối với Sở Y tế tỉnh chưa thành lập phòng Quản lý hành nghề) làm Tổ trưởng;

b) Đại diện phòng Nghiệp vụ y (đối với Sở Y tế tỉnh đã thành lập phòng Quản lý hành nghề);

c) Đại diện phòng Tổ chức cán bộ của Sở Y tế;

d) Các thành phần khác có liên quan.

3. Thường trực của Tổ thư ký đặt tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế hoặc phòng Quản lý hành nghề hoặc phòng Nghiệp vụ y (đối với Sở Y tế tỉnh chưa thành lập phòng Quản lý hành nghề) - Sở Y tế.

Điều 10. Mối quan hệ công tác giữa Hội đồng tư vấn và Tổ thư ký

1. Tổ thư ký có trách nhiệm:

a) Xin ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn trong trường hợp cần thiết về các nội dung liên quan đến việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề; xem xét công nhận giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục hoặc các giấy tờ liên quan đến việc công nhận người biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh;

b) Báo cáo Hội đồng tư vấn danh sách những người đã được cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề; các trường hợp người hành nghề bị đình chỉ hoạt động chuyên môn theo định kỳ 06 tháng/lần.

2. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm:

a) Cho ý kiến tư vấn theo đề nghị của Tổ thư ký về các nội dung quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Thông báo với Tổ thư ký về các trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề là không đúng theo quy định của pháp luật.

Mục 3. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 11. (được bãi bỏ)Điều 12. (được bãi bỏ)Điều 13. (được bãi bỏ)Điều 14. (được bãi bỏ)Mục 4. XÁC NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH

Điều 15. Nguyên tắc đăng ký thực hành

Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.

Trường hợp là bác sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục.

Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.

Điều 16. Xác nhận về thời gian thực hành

1. Xác nhận về thời gian thực hành đối với bác sỹ:

a) Đối với bác sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 18 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 18 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 18 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không tiếp tục thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì không phải thực hành lại nếu có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Trường hợp không có giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh;

b) Đối với bác sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

2. Xác nhận về thời gian thực hành đối với y sỹ:

a) Đối với y sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 12 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

b) Đối với y sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

3. Xác nhận về thời gian thực hành đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên:

a) Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng viên đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ là 09 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm có hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 09 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

- Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 09 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

b) Đối với hộ sinh viên, kỹ thuật viên và điều dưỡng bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

3a.a) Trường hợp trung tâm y tế, cơ quan, đơn vị, tổ chức có thành lập đơn vị khám bệnh, chữa bệnh: thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh do người phụ trách y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức xác nhận kèm theo quyết định thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền;

b) Trường hợp trung tâm y tế, cơ quan, đơn vị, tổ chức không thành lập đơn vị khám bệnh, chữa bệnh: việc xác nhận thời gian thực hành cho người hành nghề sẽ do thủ trưởng cơ quan xác nhận và kèm theo văn bản phân công người đó làm công tác y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

c) Đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại trung tâm y tế, y tế cơ quan đơn vị, tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến nay thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

4.Điều 17. Nội dung xác nhận về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

1. Nội dung xác nhận năng lực chuyên môn gồm: Khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cơ bản theo chuyên khoa đăng ký thực hành do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định.

2. Nội dung xác nhận đạo đức nghề nghiệp gồm: Việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 36, 37, 38 và 39 Luật khám bệnh, chữa bệnh và việc giao tiếp, ứng xử của người đăng ký thực hành theo quy định tại Quyết định số 29/2008/QĐ - BYT ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế.

Điều 18. (được bãi bỏ)Mục 5. TIÊU CHÍ ĐỂ CÔNG NHẬN BIẾT TIẾNG VIỆT THÀNH THẠO HOẶC SỬ DỤNG THÀNH THẠO NGÔN NGỮ KHÁC HOẶC ĐỦ TRÌNH ĐỘ PHIÊN DỊCH TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 19. (được bãi bỏ)Điều 20. (được bãi bỏ)Điều 21. (được bãi bỏ)Điều 22. (được bãi bỏ)Chương III

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Mục 1. ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 23. (được bãi bỏ)Điều 24. (được bãi bỏ)Điều 25. (được bãi bỏ)Điều 25a.Phòng khám tư vấn và điều trị dự phòng1. (được bãi bỏ)2. (được bãi bỏ)3. (được bãi bỏ)4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

a) Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học đường, bệnh liên quan đến dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân cho cá nhân và cộng đồng;

b) Tư vấn, truyền thông nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng phòng bệnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng;

c) Tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế theo hình thức dịch vụ;

d) Khám, quản lý sức khỏe cộng đồng và phục hồi chức năng;

e) Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, tư vấn và điều trị dự phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý, bệnh liên quan rối loạn chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm khác và các đối tượng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh bướu cổ, Basedow, đái tháo đường, tăng huyết áp, răng miệng, bệnh nghề nghiệp và các bệnh không lây nhiễm khác);

Căn cứ vào năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt danh mục chuyên môn cụ thể theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT - BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 26. (được bãi bỏ)Điều 27. (được bãi bỏ)Điều 28. (được bãi bỏ)Điều 29. (được bãi bỏ)Điều 30. (được bãi bỏ)Điều 31. (được bãi bỏ)Điều 32. (được bãi bỏ)Điều 33. (được bãi bỏ)Điều 34. (được bãi bỏ)Điều 35. (được bãi bỏ)Điều 36. (được bãi bỏ)Điều 37. (được bãi bỏ)Mục 2. THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 38. (được bãi bỏ)Điều 39. (được bãi bỏ)Điều 40. (được bãi bỏ)Mục 3. TỔ CHỨC VIỆC CẤP, CẤP LẠI VÀ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 41. Tổ chức thẩm định để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập đoàn thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ, ngành khác với các thành phần như sau:

a) Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh làm Trưởng đoàn;

b) Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế làm Phó trưởng đoàn;

c) Đại diện lãnh đạo Vụ Y dược cổ truyền làm Phó trưởng đoàn (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền);

d) Đại diện Vụ Trang thiết bị và công trình y tế;

đ) Đại diện Sở Y tế tỉnh nơi có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đóng trên địa bàn được giao quản lý;

e) Đại diện chuyên gia y tế của bệnh viện khác có chuyên khoa phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động đăng ký;

g) Các thành phần liên quan khác nếu cần (đại diện cơ quan quản lý y tế của bộ, ngành đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bộ, ngành khác);

h) Chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh hoặc chuyên viên Vụ Y dược cổ truyền (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền) làm Thư ký đoàn thẩm định.

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh thành lập đoàn thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:

a) Đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh hoặc đại diện đơn vị thường trực Đoàn thẩm định quy định tại Khoản 3 Điều này làm Trưởng đoàn;

b) Đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý hành nghề hoặc Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý hành nghề) làm Phó trưởng đoàn;

c) Đại diện Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh đã thành lập Phòng Quản lý hành nghề);

d) Đại diện Phòng Tổ chức cán bộ (đối với trường hợp thẩm định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước);

đ) Đại diện của bệnh viện có chuyên khoa phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động đăng ký (nếu cần);

e) Các thành phần liên quan khác nếu cần (đại diện cơ quan quản lý y tế bộ, ngành đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bộ, ngành khác);

g) Chuyên viên Phòng Quản lý hành nghề hoặc Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý hành nghề) làm Thư ký đoàn thẩm định.

3. Thường trực Đoàn thẩm định quy định tại Khoản 1 Điều này đặt tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế. Thường trực Đoàn thẩm định quy định tại Khoản 2 Điều này đặt tại Phòng Quản lý hành nghề hoặc Phòng Nghiệp vụ y (đối với các Sở Y tế tỉnh chưa thành lập Phòng Quản lý hành nghề) - Sở Y tế.

Điều 42. Quy trình thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Quy trình thẩm định cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Thẩm định hồ sơ pháp lý; kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ y tế, tổ chức nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thẩm định phạm vi hoạt động chuyên môn;

b)c) Biên bản thẩm định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại Bộ Y tế, 01 bản lưu tại Sở Y tế tỉnh nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở, 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thẩm định;

d) Biên bản thẩm định các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Giám đốc Sở Y tế tỉnh được làm thành 02 bản: 01 bản lưu tại Sở Y tế tỉnh, 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thẩm định.

2. Quy trình thẩm định cấp lại giấy phép hoạt động bao gồm:

a) Kiểm tra hồ sơ thẩm định đã cấp giấy phép hoạt động trước đó lưu tại Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh hoặc giấy phép hoạt động bị hư hỏng (nếu có);

b) Cấp lại giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.

3.Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 43. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Bãi bỏ Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hành nghề y, y học cổ truyền và thiết bị y tế y tế tư nhân.

Điều 44. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.

Điều 45. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Bộ Y tế:

a) Cục Quản lý khám, chữa bệnh:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;

- Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu liên quan đến việc: cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn và việc hành nghề của người đã được cấp chứng chỉ hành nghề trên phạm vi toàn quốc; cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động trên phạm vi toàn quốc; đăng ký hành nghề.

- Đăng tải công khai các dữ liệu liên quan đến việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động chuyên môn trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc trang tin điện tử của Cục Quản lý khám, chữa bệnh.

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị có liên quan trong việc lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế và nhân sự cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này;

b) Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối với với Cục Quản lý khám, chữa bệnh và các đơn vị có liên quan lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế và nhân sự cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.

2. Các bộ, ngành có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang hoạt động trước ngày Thông tư này có hiệu lực có trách nhiệm lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế và nhân sự cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế và nhân sự cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này theo đề nghị của Sở Y tế.

4. Trách nhiệm của Sở Y tế:

a) Lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế và nhân sự cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý;

c) Thu hồi giấy chứng nhận nha công đối với các trường hợp đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng không đúng quy định của Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn hành nghề y, y học cổ truyền và thiết bị y tế y tế tư nhân.

d) Thống kê và đăng tải công khai trên trang tin điện tử của Sở Y tế tỉnh đối với danh sách:

- Người hành nghề đã được cấp, cấp lại hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hoạt động chuyên môn trên địa bàn quản lý;

- Người hành nghề đã đăng ký hành nghề trên địa bàn quản lý;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động hoặc bị đình chỉ giấy phép hoạt động trên địa bàn quản lý.

đ) Báo cáo các số liệu về người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) theo định kỳ 06 tháng/lần. Riêng danh sách người hành nghề đã đăng ký hành nghề phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

5. Trách nhiệm của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang hoạt động trước ngày 01/01/2012 lập kế hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế và nhân sự để đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.

Điều 46. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thanh tra Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, việc thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và việc chấp hành pháp luật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước.

2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, việc thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và việc chấp hành pháp luật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương quản lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, KCB.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Lê Tuấn

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 2

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 3

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 4

MẪU CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 4A

MẪU QUYẾT ĐỊNH BỔ SUNG HOẶC THAY ĐỔI PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 4BPHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN GHI TRÊN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1.1b. 2. Bác sỹ chuyên khoa thuộc hệ nội: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội tim mạch, nội hô hấp, hồi sức cấp cứu ...

3. Bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học): Chuyên khoa xét nghiệm.

4. Bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc X quang hoặc siêu âm: Chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc X quang hoặc siêu âm.

5. Bác sỹ chuyên khoa ngoại, chuyên khoa thuộc hệ ngoại: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa ngoại tiêu hóa, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp...

6. Bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ: Khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

7. Bác sĩ y học dự phòng: phát hiện và xử trí các bệnh thông thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng;

8. Bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền, lương y: Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

9. Người hành nghề bằng bài thuốc gia truyền: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.

10. Y sỹ: tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ, bác sỹ y học dự phòng, y sỹ.

11. Điều dưỡng:

a. Điều dưỡng: thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLTBYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

b. Người có bằng y sỹ đa khoa, y sỹ sản nhi, y sỹ y học cổ truyền và các đối tượng khác có bằng trung cấp y trở lên đã có thời gian hành nghề điều dưỡng ít nhất là 12 tháng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 thì thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLTBYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

12. Hộ sinh: thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLTBYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

13. Kỹ thuật viên: Kỹ thuật viên gây mê hồi sức; kỹ thuật viên vật lý trị liệu - phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên chuyên khoa khác.

14. Người hành nghề bằng phương pháp chữa bệnh gia truyền: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp chữa bệnh gia truyền.

15. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng dinh dưỡng, tiết chế: Khám bệnh, chữa bệnh bằng dinh dưỡng, tiết chế.

16. Người làm việc tại khoa hoặc đơn vị kiểm soát nhiễm khuẩn đồng thời trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh thì phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề ghi khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa đó (VD: nếu trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội thì ghi khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa nội).

17. Đối với bác sĩ tại tuyến huyện và tuyến xã nếu tốt nghiệp bác sĩ đa khoa sẽ ghi là: “khám bệnh, chữa bệnh đa khoa”. Nếu những đối tượng này có thêm bằng chuyên khoa sẽ bổ sung thêm vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề.

PHỤ LỤC 5

MÃ KÝ HIỆU PHÔI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 6

MẪU DANH SÁCH ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 7

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 8

MẪU QUYẾT ĐỊNH TIẾP NHẬN VÀ PHÂN CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 9

MẪU HỢP ĐỒNG THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 10

MẪU GIẤY XÁC NHẬN THỜI GIAN THỰC HÀNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 11

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA HOẶC CÔNG NHẬN BIẾT TIẾNG VIỆT THÀNH THẠO HOẶC SỬ DỤNG THÀNH THẠO NGÔN NGỮ KHÁC HOẶC ĐỦ TRÌNH ĐỘ PHIÊN DỊCH TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 12

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN BIẾT TIẾNG VIỆT THÀNH THẠO HOẶC GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG THÀNH THẠO NGÔN NGỮ KHÁC HOẶC GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ TRÌNH ĐỘ PHIÊN DỊCH TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 13

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 14

BẢN KÊ KHAI CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ Y TẾ, NHÂN SỰ CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 15

MẪU ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN TƯ NHÂN

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 16

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH KHI THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 17

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHI THAY ĐỔI TÊN ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 18

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DO BỊ MẤT HOẶC HƯ HỎNG HOẶC BỊ THU HỒI

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 19

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DO THAY ĐỔI QUY MÔ, CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẶC PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 20

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 21

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BYT Ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

……1……
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số /…2…. - GPHĐ

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

…………3………….

- Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ - CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

- Căn cứ Thông tư số 41/2015/TT - BYT ngày 14 tháng 11 năm 201 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Xét đề nghị của ......................4..............................,

CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: …………………………5……………………………..

Tên người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật: ……………………………………….

Số chứng chỉ hành nghề: …………………. Ngày cấp: …………… Nơi cấp:…………6

Hình thức tổ chức: …………………………………………7…………………………….

Địa điểm hành nghề: ……………………………………...8…………………………..

Phạm vi hoạt động chuyên môn: Thực hiện kỹ thuật chuyên môn được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt ban hành kèm theo giấy phép hoạt động.

Thời gian làm việc hằng ngày:…………………………………………………………….

……9…., ngày tháng năm 20…

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

___________________

[1] Tên cơ quan cấp giấy phép hoạt động (Bộ Y tế/ Sở Y tế);

2 Chữ viết tắt tên cơ quan cấp giấy phép hoạt động;

3 Chức danh của người có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động;

4 Tên đơn vị tiếp nhận việc cấp, cấp lại giấy phép hoạt động;

5 Ghi bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14;

6 Áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 25, 26, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35;

7 Ghi theo đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

8 Địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

9 Địa danh.

PHỤ LỤC 22MẪU BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH

(được bãi bỏ)



" Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình."

Thông tư số 41/2015/TT-BYT có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư số 41/2017/TT-BYT có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành.

Thông tư số 50/2017/TT-BYT có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật thống kê số 85/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Bảo hiểm y tế, Kế hoạch - Tài chính và Cục trưởng các Cục: Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý y dược cổ truyền;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh."

"Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.

2. Bãi bỏ quy định về phòng khám bác sĩ gia đình tại Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình được tiếp tục sử dụng chứng chỉ hành nghề đã được cấp để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình và không phải cấp lại nhưng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục để bảo đảm đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 23. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để nghiên cứu, giải quyết./."

Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 41/2015/TT-BYT, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện Thông tư này.

2. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Chánh Thanh tra Bộ Y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, việc thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và việc chấp hành pháp luật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước.

3. Giám đốc Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, việc thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và việc chấp hành pháp luật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương quản lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hoặc Cục Quản lý Y, dược cổ truyền) để nghiên cứu, giải quyết./.”

Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 41/2017/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định như sau:

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2017.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./."

Các điều 10, 11, 12,13 của Thông tư số 50/2017/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2018 quy định như sau:

"Điều 10. Hiệu lực thi hành.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.

2. Bãi bỏ các quy định sau trong Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ- BYT ngày 19 ngày 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế:

a) Điểm i mục 2 của Quy chế công tác Khoa chẩn đoán hình ảnh;

b) “Đã hội chẩn toàn bệnh viện, đối với bệnh viện hạng III; hội chẩn toàn khoa hoặc liên khoa, đối với bệnh viện hạng I và II; sau khi hội chẩn có chỉ định cho người bệnh chuyển viện” trong điểm a mục 3 Phần II của Quy chế chuyển viện.

3. Bãi bỏ phần khái niệm, định nghĩa của chỉ tiêu số 20 về số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế.

4. Bãi bỏ tên các thuốc quy định tại số thứ tự 636, 1039 của cột số 2 thuộc Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Bãi bỏ các quy định sau trong Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:

a) Tên các thuốc quy định tại số thứ tự 26, 28, 34, 58, 88, 141, 143, 158, 196, 233 của cột số 1 thuộc Danh mục thuốc đông y, thuốc dược liệu;

b) Tên vị thuốc tại số thứ tự 296 cột số 1 thuộc Danh mục thuốc đông y, thuốc dược liệu;

c) Nguồn gốc vị thuốc tại số thứ tự 301 cột số 1 thuộc Danh mục thuốc đông y, thuốc dược liệu;

6. Bãi bỏ các quy định sau trong Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT- BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

a) Điều 7a;

b) Khoản 1 Phụ lục 4b.

7. Bãi bỏ các quy định sau trong Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế:

a) Điểm b khoản 1 Điều 3;

b) Khoản 2 Điều 5;

c) Mục 1, 10, 11, 12 và 14 của Danh mục 1 - Dịch vụ kỹ thuật có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán;

d) Mục 12, 13, 18, 39 và 65 của Danh mục 2 - Dịch vụ kỹ thuật y tế có quy định cụ thể điều kiện thanh toán.

8. Bãi bỏ các quy định sau trong Thông tư số 04/2017/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế:

a) Điểm c Khoản 2 Điều 3;

b) Số thứ tự 35, mã số N03.01.030;

c) Số thứ tự số 262, mã số N07.04.050.

9. Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp

1. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với các trường hợp đã khám bệnh, chữa bệnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành và trường hợp người bệnh vào viện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng ra viện sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành áp dụng theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Đối với các bệnh viện chưa có bác sỹ hoặc cử nhân, kỹ thuật viên tốt nghiệp trình độ đại học về chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, chuyên khoa X- quang, chuyên khoa xét nghiệm thì phải cử cán bộ đi đào tạo các chuyên khoa này hoặc tuyển dụng người hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn các chuyên khoa này để đáp ứng các điều kiện chuyên môn theo quy định và hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Điều 12. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./."

Chat với chúng tôi
Chat ngay