Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH[1]

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CÔNG VỤ TẠI NHÀ RIÊNG VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002.

2. Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2005.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 02 năm 1998;

Căn cứ kế hoạch của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính[2],

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”.

Điều 2[3] Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng tiêu chuẩn, định mức trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động phục vụ nhu cầu công tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

 

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CÔNG VỤ TẠI NHÀ RIÊNG VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

Điều 1. Điện thoại cố định trang bị tại nhà riêng và điện thoại di động là tài sản của Nhà nước trang bị cho cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để sử dụng cho các hoạt động công vụ.

Điều 2.

1. Cán bộ cấp cao được quy định tại Quy định số 68-QĐ/TW ngày 21 tháng 10 năm 1999 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, việc trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng thực hiện theo Quy định số 68-QĐ/TW ngày 21 tháng 10 năm 1999 và Hướng dẫn số 10 HD/TCTW ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng về việc thực hiện một số chế độ chính sách đối với cán bộ cấp cao.

2. Cán bộ được trang bị 01 máy điện thoại cố định tại nhà riêng (trừ các máy điện thoại do cơ quan chức năng trang bị theo yêu cầu đặc biệt), bao gồm:

a) Trưởng Ban của Đảng ở Trung ương, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

b) Bộ trưởng và các chức danh tương đương kể cả các chức danh tương đương thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

c) Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Phó Trưởng Ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

đ) [4] Thứ trưởng và các chức danh tương đương, cán bộ giữ chức vụ có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 1,2 trở lên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương thuộc tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; chuyên gia cao cấp;

e) Phó Bí thư và Ủy viên Thường vụ thành ủy, tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

g) Các giáo sư được Nhà nước Việt Nam công nhận một trong các tiêu chuẩn sau:

- Được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh;

- Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Đối với các giáo sư đã nghỉ hưu, nhưng còn làm chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, nếu có một trong các tiêu chuẩn nêu trên cũng thuộc đối tượng áp dụng tại Quy định này.

h) [5] Cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,0 đến dưới 1,2 thuộc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;

i) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

k) Giám đốc Sở, Ban, ngành và lãnh đạo cấp tương đương ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng cơ quan đảng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

l) Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Điều 3.

a) Các đối tượng nêu tại điểm a đến điểm g của khoản 2 Điều 2 Quy định này, ngoài việc trang bị một máy điện thoại cố định tại nhà riêng còn được trang bị 01 máy điện thoại di động.

b) Việc trang bị điện thoại di động và quy định mức thanh toán chi phí mua máy, lắp đặt và cước phí hàng tháng đối với cán bộ cấp cao thuộc diện tại Quy định số 68-QĐ/TW ngày 21 tháng 10 năm 1999 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thực hiện theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

Điều 4. Ngoài các cán bộ được trang bị điện thoại cố định, điện thoại di động theo quy định tại các Điều 2, 3 của Quy định này. Căn cứ vào tính chất và yêu cầu công tác thực sự cần thiết mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và các chức danh tương đương thuộc tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (đối với các cơ quan thuộc Trung ương); Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể quyết định trang bị điện thoại cho cán bộ trực tiếp đảm nhận các nhiệm vụ đặc biệt, nhưng phải hết sức hạn chế để bảo đảm yêu cầu cần thiết cho công việc và theo nguyên tắc sau đây:

Cơ quan, đơn vị phải có Quy chế về trang bị, sử dụng và thanh toán cước phí điện thoại cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ ngoài tiêu chuẩn đã quy định, Quy chế này được xây dựng trên cơ sở các quy định tại Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính, công bố công khai trong phạm vi cơ quan, đơn vị. Riêng đối với các cơ quan ở Trung ương, Quy chế này phải được thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

Điều 5.[6] Các cán bộ được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động được cơ quan quản lý cấp một khoản kinh phí để thanh toán chi phí ban đầu như sau:

1. Tiền mua máy 300.000 đồng/máy đối với điện thoại cố định và 3.000.000 đồng/máy đối với điện thoại di động.

2. Chi phí lắp đặt máy, chi phí hòa mạng (hoặc cài đặt) thanh toán theo hóa đơn của cơ quan bưu điện tại thời điểm được trang bị máy.

3. Các khoản chi phí sửa chữa, thay thế khi điện thoại hư hỏng không thể sửa chữa, được ngân sách nhà nước thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản của nhà nước.

Điều 6.[7] Hàng tháng, cơ quan quản lý cấp tiền cho cán bộ được tiêu chuẩn trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động để thanh toán cước phí sử dụng điện thoại (kể cả tiền thuê bao) theo các mức như sau:

1. Các cán bộ nêu tại các điểm a, b và c của khoản 2 Điều 2: mức 300.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 500.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

2. Các đối tượng nêu tại các điểm d, đ , e và g của khoản 2 Điều 2 : mức 200.000 đ/ máy/tháng đối với điện thoại cố định và 400.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

3. Các đối tượng còn lại: mức 100.000 đ/máy/tháng đối với điện thoại cố định và 250.000 đ/tháng đối với điện thoại di động.

Mức thanh toán quy định trên được thanh toán khoán hàng tháng cho cán bộ.

Điều 7.[8] Các cán bộ được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động sau khi chuyển sang đảm nhận công tác mới không thuộc diện được trang bị điện thoại hoặc sau khi có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác thì không được thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại. Riêng cán bộ thuộc các đối tượng nêu tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 2 Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg được tiếp tục thanh toán cước phí sử dụng điện thoại cố định trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác.

Điều 8. Kinh phí để phục vụ cho việc lắp đặt ban đầu và thanh toán cước phí điện thoại cố định nhà riêng và điện thoại di động cho các đối tượng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị.

Điều 9. Thủ trưởng cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm thực hiện trang bị và thanh toán cước phí điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động theo đúng Quyết định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Người nào ra quyết định trang bị điện thoại hoặc thanh toán cước phí không đúng với Quyết định này phải tự chịu trách nhiệm về vật chất; trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 



[1] Văn bản này được hợp nhất từ 03 Quyết định sau:

- Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2001;

- Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002;

- Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2005. Văn bản hợp nhất này không thay thế 03 Quyết định nêu trên.

[2] - Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002 (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Để thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ban hành ngày 26 tháng 02 năm 1998; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,”

- Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Quyết định số 128-QĐ/TƯ ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể;

Căn cứ Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính”.

[3] - Điều 2 Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002 (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002 quy định như sau:

“Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này bị bãi bỏ”.

- Điều 2 Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2005 quy định như sau:

“Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các sửa đổi, bổ sung về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động quy định tại Quyết định này thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

Những quy định khác trong Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/ QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ vẫn có hiệu lực thi hành”.

[4] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2005.

[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 8 năm 2005.

[6] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002 (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002.

[7] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002 (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002.

[8] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002 (ban hành kèm theo Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ), có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2002.