- 1 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
- 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập
- 1 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
- 2 Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/VBHN-BTC | Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2022 |
Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019; được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước.[2]
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
a) Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn Nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý;
b) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
c) Dự trữ quốc gia;
d) Kho bạc Nhà nước.
2. Vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước về kế toán, xây dựng, kế hoạch đầu tư, thẩm định giá, đấu giá và các quy định khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì xử phạt theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan Nhà nước;
b) Đơn vị lực lượng vũ trang Nhân dân;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
e) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Cơ quan Nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính [3]
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công tại Điều 6 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc đầu tư, mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
d) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đi thuê tài sản tại Điều 7 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thuê tài sản và đưa vào sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
đ) Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp tại Điều 11 Nghị định này được xác định như sau:
- Hành vi tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất liền kề tự chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng công trình lấn chiếm sang không gian phần diện tích đất thuộc khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng xong công trình lấn chiếm; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại.
- Hành vi tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện.
e) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang được thực hiện là các hành vi quy định tại các Điều 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Nghị định này.
3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản và giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
b) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ theo nội dung sai mục đích, tôn chỉ của quỹ; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
c) Hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã hoàn thành việc chi tiền từ quỹ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
d) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
đ) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
e) Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp hành vi gây lãng phí trong quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp đã chấm dứt; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
g) Hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản, vật tư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong trường hợp đã thực hiện xong việc mua sắm tài sản; được xác định là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện trong các trường hợp còn lại;
h) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiết kiệm đang thực hiện là hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31, khoản 1, khoản 4 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này; hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản, vật tư quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 36 Nghị định này.
4. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia được quy định như sau:
a) Các hành vi vi phạm hành chính được xác định đang thực hiện là các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 41, Điều 42, Điều 47, các điểm b, c khoản 3 Điều 48, Điều 49 Nghị định này;
b) Trừ các hành vi vi phạm hành chính nêu tại điểm a khoản này, các hành vi vi phạm hành chính còn lại được xác định là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.
5. Thời điểm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc Nhà nước được xác định là đã kết thúc được quy định như sau:
a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 54, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm nộp hồ sơ, chứng từ tại Kho bạc Nhà nước;
b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 55, Điều 56, Điều 61 Nghị định này: thời điểm kết thúc là thời điểm Kho bạc Nhà nước nhận được kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vụ việc vi phạm không có dấu hiệu tội phạm.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
a) Hình thức xử phạt chính quy định tại Nghị định này bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền;
b) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công:
Tùy theo hành vi, tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
a) Buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản;
b) Buộc nộp lại số tiền do thực hiện hành vi vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc hoàn trả lại tài sản, trường hợp tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả bằng tiền hoặc trả bằng tài sản khác có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
d) Buộc phá dỡ công trình đã xây dựng trên phần diện tích lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
đ) Buộc hủy các báo cáo kê khai bị khai man, giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định trong việc đăng nhập, sử dụng số liệu về tài sản công;
e) Buộc điều chỉnh, bổ sung số liệu, thông tin, báo cáo kê khai bổ sung về tài sản công.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
a) Thu hồi nộp về quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước kinh phí sử dụng sai mục đích đối với hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước sai mục đích, tôn chỉ của quỹ do cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Buộc nộp lại quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước không đúng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ được cấp có thẩm quyền ban hành.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực dự trữ quốc gia:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do có hành vi vi phạm quy định về mua, bán, bảo quản, cấp phát, cứu trợ; vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia; vi phạm quy định về quản lý tiền vốn và phí trong hoạt động dự trữ quốc gia; hành vi vi phạm quy định về kinh doanh, cầm cố, thế chấp cho thuê, khai thác tài sản thuộc dự trữ quốc gia;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cơ sở, vật chất - kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
c) Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, phá hoại; vi phạm quy định về cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia;
d) Buộc thu hồi hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp không đúng quy định;
đ) Buộc khôi phục lại nguyên trạng tài sản đối với hành vi kinh doanh, cầm cố thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản là kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực kho bạc Nhà nước:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
a) Buộc thu hồi đối với các khoản đã chi từ việc lập hồ sơ, chứng từ thanh toán cho khối lượng công việc chưa thực hiện; khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán và phần đã thanh toán vượt giá trị hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng;
b) Buộc thu hồi đối với các khoản đã chi từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và các khoản chi sai từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai so với nội dung trên hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Buộc thu hồi toàn bộ các khoản đã chi từ việc sử dụng hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Buộc phải hoàn thiện lại hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước;
đ) Buộc phải làm thủ tục cam kết chi trước khi đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán, chi trả ngân sách Nhà nước hoặc buộc phải làm lại thủ tục cam kết chi đối với hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi;
e) Buộc phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn tạm ứng ngân sách Nhà nước;
g) Buộc phải phong tỏa tài khoản hoặc đóng tài khoản đối với các hành vi vi phạm về đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; buộc phải phong tỏa tài khoản đối với hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7.[4] Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách Nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 37 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền[5]
1. Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này).
2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Điều 6. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đầu tư, mua sắm tài sản công
1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Phạt tiền đối với hành vi đầu tư, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt dưới 50.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản đầu tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Việc xác định phần giá trị vượt so với tiêu chuẩn, định mức để làm căn cứ xử phạt được quy định như sau:
a) Trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị, tài sản khác vượt về số lượng so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt/01 đơn vị tài sản được xác định bằng đơn giá của tài sản đó theo giá mua ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng mua sắm tài sản;
b) Trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị, tài sản khác đúng về số lượng nhưng vượt về mức giá so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng giá trị của tài sản theo giá mua ghi trên hóa đơn hoặc hợp đồng mua sắm tài sản trừ đi (-) giá trị tài sản theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Trường hợp đầu tư, mua sắm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp vượt tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng chênh lệch giữa diện tích thực tế trừ đi (-) diện tích được sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức nhân với (x) đơn giá mua bình quân theo hóa đơn (hoặc theo hợp đồng mua sắm tài sản);
d) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này xác định giá trị vượt làm căn cứ xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
Điều 7. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về đi thuê tài sản
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đi thuê tài sản trong trường hợp hợp đồng thuê tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Hành vi thực hiện đi thuê tài sản khi không có quyết định về thuê tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Hành vi đi thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Hành vi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản nêu tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hợp đồng thuê tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền đã thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Giá trị hợp đồng đi thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt được xác định như sau:
a) Trường hợp hợp đồng đi thuê tài sản ghi cụ thể giá trị hợp đồng thì căn cứ xử phạt là giá trị ghi trong hợp đồng;
b) Trường hợp đi thuê tài sản mà không lập thành hợp đồng hoặc có lập hợp đồng nhưng không đủ thông tin để xác định giá trị theo quy định tại khoản a điểm này thì giá trị làm căn cứ xử phạt xác định bằng giá đi thuê của tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn, kỹ thuật tương đương trên thị trường tại thời điểm xảy ra vi phạm nhân với (x) thời hạn đi thuê tài sản tính từ thời điểm bắt đầu đi thuê đến thời điểm ra quyết định xử phạt hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này xác định giá trị làm căn cứ xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
1. Phạt tiền đối với hành vi giao tài sản công vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành (không đúng đối tượng, vượt diện tích, vượt số lượng, vượt mức giá) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản có giá trị vượt dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản có giá trị vượt từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản có giá trị vượt từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng);
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên);
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
3. Phạt tiền đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Việc xác định giá trị vượt so với tiêu chuẩn, định mức được quy định như sau:
a) Trường hợp giao, sử dụng tài sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị, tài sản khác vượt về số lượng so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng số lượng tài sản vượt nhân với (x) nguyên giá của tài sản trên sổ kế toán; trường hợp trên sổ kế toán không theo dõi nguyên giá tài sản thì lấy theo giá trị mua sắm mới tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn kỹ thuật, công năng sử dụng tương đương trên thị trường tại thời điểm xảy ra vi phạm;
b) Trường hợp giao, sử dụng tài sản là xe ô tô, máy móc, thiết bị, tài sản khác đúng về số lượng nhưng vượt về mức giá so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng số lượng vượt nhân với (x) (chênh lệch giữa nguyên giá của tài sản trên sổ kế toán trừ đi (-) giá trị tài sản theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định);
c) Trường hợp tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp: Giá trị vượt được xác định bằng chênh lệch giữa diện tích thực tế trừ đi (-) diện tích được sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức nhân với (x) đơn giá bình quân theo sổ kế toán; trường hợp trên sổ kế toán không theo dõi thì đơn giá tính theo suất đầu tư của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành áp dụng tại thời điểm hành vi vi phạm xảy ra;
d) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này xác định giá trị vượt làm căn cứ xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
Điều 9. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về cho mượn tài sản công
1. Phạt tiền đối với hành vi cho mượn, sử dụng tài sản công không đúng quy định (cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tài sản công không phân biệt có hợp đồng cho mượn hay không có hợp đồng cho mượn, không phân biệt thời hạn cho mượn) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc hoàn trả lại tài sản cho mượn. Trường hợp tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với số tiền thuê tài sản trong thời gian cho mượn. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
1. Phạt tiền đối với hành vi trao đổi tài sản công không đúng quy định (dùng tài sản công của tổ chức để đổi lấy tài sản của tổ chức, cá nhân khác mà không được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tài sản dùng để trao đổi có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tài sản dùng để trao đổi có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tài sản dùng để trao đổi là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tặng cho tài sản công không đúng quy định (sử dụng tài sản công để làm quà tặng vi phạm Quy chế tặng quà do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành).
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả tài sản hoặc trả lại bằng tiền tương ứng với giá trị tài sản đã trao đổi, tặng cho đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp (tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất liền kề tự chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất hoặc xây dựng công trình lấn chiếm sang không gian phần diện tích đất thuộc khuôn viên trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị).
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và trả lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị lấn chiếm;
b) Buộc phá dỡ công trình đã xây dựng trên phần diện tích lấn chiếm;
c) Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với số tiền thuê tài sản trong thời gian lấn chiếm. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
Điều 12. Hành vi chiếm đoạt tài sản công
1. Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
1. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi không có quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công tại thời điểm thực hiện hành vi theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thành lập Hội đồng định giá, Hội đồng thẩm định giá tài sản không đúng thành phần;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị của tài sản sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng trình tự theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết sai mục đích so với đề án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi quy định tại khoản 1 Điều này gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
1. Tổ chức đã được cấp có thẩm quyền giao dự toán bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản dẫn đến tài sản bị hư hỏng thì bị xử phạt theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên và tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị hư hỏng được quy định như sau:
a) Đối với tài sản bị hư hỏng không thể khắc phục được, số tiền phải nộp lại được xác định tương ứng với giá mua mới tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn, công năng sử dụng tương đương trên thị trường nhân với tỷ lệ chất lượng còn lại tại thời điểm xác định giá trị;
b) Đối với tài sản bị hư hỏng có thể khắc phục được, số tiền phải nộp lại là chi phí để sửa chữa tài sản đó;
c) Người đứng đầu tổ chức giao cơ quan tài chính thuộc phạm vi quản lý làm đầu mối xác định số tiền phải nộp; trên cơ sở đó người đứng đầu tổ chức quyết định số tiền phải nộp và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Điều 15. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về xử lý tài sản công
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng vẫn còn sử dụng được và cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu sử dụng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hình thức xử lý cho phù hợp).
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức để hư hỏng, thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý.
3. Phạt tiền đối với hành vi xử lý tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp bán, điều chuyển, thanh lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
4. Hành vi kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý (dẫn đến việc quyết định xử lý tài sản không đúng quy định) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo trong trường hợp kê khai tài sản có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp kê khai tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp kê khai tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp kê khai tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc phải nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này được quy định như sau:
a) Đối với tài sản bị mất hoặc hư hỏng không thể khắc phục được, số tiền phải nộp lại được xác định tương ứng với giá mua mới tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn, công năng sử dụng tương đương trên thị trường tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm.
Giá trên thị trường có thể căn cứ báo giá của các nhà cung cấp trên thị trường đã được niêm yết, thông báo trên thị trường hoặc từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố được khai thác qua mạng Internet.
b) Đối với tài sản bị hư hỏng có thể khắc phục được, số tiền phải nộp lại là chi phí để sửa chữa tài sản đó.
Điều 16. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về tổ chức xử lý tài sản công
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Quá thời hạn quy định mà vẫn chưa triển khai thực hiện phương án xử lý đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Hành vi quá thời hạn được xác định theo thời hạn xử lý quy định tại quyết định xử lý tài sản. Trường hợp tại quyết định xử lý tài sản không quy định thời hạn cụ thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý gia hạn việc xử lý tài sản thì thời hạn quy định được xác định theo thời hạn sau khi đã được gia hạn.
b) Không thực hiện bàn giao tài sản có quyết định điều chuyển, thu hồi cho cơ quan tiếp nhận đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thành lập không đúng thẩm quyền Hội đồng định giá theo quy định của pháp luật;
b) Thành lập không đúng thành phần Hội đồng định giá theo quy định của pháp luật;
c) Lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để xử lý tài sản không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện không đầy đủ thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công (không thực hiện niêm yết về việc bán đấu giá tài sản công tại những địa điểm quy định; không thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo nhưng không đủ thời gian đối với việc bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; nội dung niêm yết, thông báo công khai không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản).
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Hội đồng định giá theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi xử lý tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức bán; không thực hiện bán đấu giá tài sản đối với những trường hợp theo quy định của pháp luật phải thực hiện bán đấu giá:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản công như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập Báo cáo kê khai về tài sản để đăng nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công không đúng hồ sơ, giấy tờ pháp lý, không phù hợp với hiện trạng tài sản của đơn vị;
b) Thực hiện phân cấp nhập dữ liệu cho đơn vị cấp dưới khi không có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính;
c) Nhập, duyệt dữ liệu về tài sản công không đúng so với báo cáo kê khai của tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tẩy, xóa, sửa chữa báo cáo kê khai tài sản làm sai lệch số liệu về tài sản công so với hiện trạng của tài sản;
b) Truy cập, xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi số liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, cấu trúc chương trình phần mềm;
c) Khai thác thông tin tài sản công trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị không thuộc phạm vi quản lý;
d) Sử dụng số liệu về tài sản công trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công vào mục đích cá nhân mà không được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép (sử dụng thông tin lưu giữ trong Cơ sở vào các mục đích khác ngoài các mục đích theo quy định pháp luật về quản lý, khai thác Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản công mà không được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép).
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc hủy các báo cáo kê khai bị khai man, giả mạo;
b) Buộc sửa chữa số liệu cho khớp đúng với thực tế hiện trạng tài sản của đơn vị;
c) Buộc lập bổ sung báo cáo kê khai chưa được lập khi nghiệp vụ tài sản có biến động phát sinh;
d) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Xử phạt tổ chức có hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
3. Xử phạt tổ chức có hành vi mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
Việc xác định giá trị tài sản vượt so với tiêu chuẩn, định mức thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này.
4. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản để phục vụ công tác quản lý của các dự án sử dụng vốn Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
1. Xử phạt tổ chức có hành vi giao, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc không đúng mục đích thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Xử phạt tổ chức có hành vi cho mượn tài sản của dự án sử dụng vốn Nhà nước không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Xử phạt tổ chức có hành vi trao đổi, biếu, tặng cho tài sản của dự án sử dụng vốn Nhà nước không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
4. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của Ban quản lý dự án sử dụng vốn Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
5. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài sản của dự án sử dụng vốn Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
6. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn Nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
7. Xử phạt tổ chức có hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản của dự án sử dụng vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kiểm kê, báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý tài sản theo thời hạn quy định;
b) Không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản do các chuyên gia ODA, nhà thầu tư vấn, giám sát chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để tài sản bị hư hỏng, thất thoát trong thời gian chờ xử lý;
b) Tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản.
3. Xử phạt tổ chức có hành vi bán, điều chuyển, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
4. Xử phạt tổ chức có hành vi kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này.
5. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng. Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định;
b) Chuyển giao tài sản cho các cơ quan chức năng để xử lý không đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để tài sản bị hư hỏng, thất thoát trong thời gian chờ xử lý;
b) Tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải trả lại bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng. Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định này.
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Không báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
b) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi:
a) Không lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
b) Lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
3. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Mục 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH, MỨC XỬ PHẠT TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG
Điều 24. Hành vi vi phạm trong khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng khi không có quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về xác định giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thành lập Hội đồng định giá không đúng thành phần hoặc không đúng thẩm quyền;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá để xác định giá cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng sai mục đích so với đề án đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm trong xử lý tài sản kết cấu hạ tầng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện kê khai, lập phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn nhu cầu sử dụng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định hình thức xử lý cho phù hợp);
c) Không báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Để hư hỏng, thất thoát tài sản trong thời gian chờ xử lý;
b) Kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý, dẫn đến việc quyết định xử lý tài sản không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xử lý tài sản khi không có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải nộp lại số tiền tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Việc xác định số tiền phải nộp lại tương ứng với giá trị tài sản bị thất thoát, hư hỏng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Nghị định này.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quá thời hạn quy định mà vẫn chưa triển khai thực hiện phương án xử lý đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thực hiện bàn giao tài sản có quyết định điều chuyển, thu hồi cho cơ quan tiếp nhận đúng thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thành lập không đúng thẩm quyền, không đúng thành phần Hội đồng xác định giá, Hội đồng tiêu hủy tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện không đầy đủ việc thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản (không thực hiện niêm yết về việc bán đấu giá tài sản tại những địa điểm quy định; không thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo nhưng không đủ thời gian đối với việc bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; nội dung niêm yết, thông báo công khai không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản).
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Hội đồng xác định giá, Hội đồng tiêu hủy tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để xử lý tài sản không đúng hình thức, trình tự theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện việc thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thẩm định giá để làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi xử lý tài sản kết cấu hạ tầng theo hình thức bán.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản kết cấu hạ tầng
Xử phạt đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Điều 28. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này;
b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 29, Điều 30 Nghị định này ra quyết định xử phạt.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[6];
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c)[7] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c)[8] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c)[9] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, điện, nước, xăng, dầu, sách báo, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước bằng kinh phí ngân sách Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền đối với hành vi mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách Nhà nước cấp không đúng danh mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua sắm trang thiết bị có tổng giá trị trang thiết bị không đúng danh mục trong một lần mua dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp mua sắm trang thiết bị có tổng giá trị trang thiết bị không đúng danh mục trong một lần mua từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp mua sắm trang thiết bị có tổng giá trị trang thiết bị không đúng danh mục trong một lần mua từ 100.000.000 đồng trở lên.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hành vi mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do ngân sách Nhà nước cấp vượt tiêu chuẩn, định mức thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Điều 32. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách[10]
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Hành vi sử dụng quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách[11] sai mục đích, tôn chỉ của quỹ do cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Hành vi sử dụng quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách[12] không đúng quy chế hoạt động, cơ chế tài chính của quỹ được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, vượt định mức, đơn giá theo quy định của pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi nộp về quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách[13] kinh phí sử dụng sai mục đích đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách[14] số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện các dự án sử dụng tài nguyên tái chế.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không đúng quy hoạch, kế hoạch, quy trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; các văn bản có liên quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước gây lãng phí.
2. Đối với hành vi vi phạm quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước gây lãng phí thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập và quản lý, sử dụng các quỹ trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước không đúng mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước gây lãng phí và hành vi mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản, vật tư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước không đúng với quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản công, quản lý đầu tư xây dựng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố định, vật tư và các tài sản khác trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vốn Nhà nước không đúng định mức, đơn giá, tiêu chuẩn, chế độ quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Nghị định này;
b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 38, Điều 39 Nghị định này ra quyết định xử phạt.
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Chánh Thanh tra Sở, các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:
a) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ có quyền:
a) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về mua, bán hàng dự trữ quốc gia
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc niêm yết công khai về đối tượng tham gia mua, bán; phương thức mua, bán; giá mua, bán; thời hạn mua, bán; số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:
Thực hiện không đúng các quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành về phương thức mua, bán đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mua hàng dự trữ quốc gia khi đã có đủ các điều kiện theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Mua, bán hàng dự trữ quốc gia khi không có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
c) Mua, bán hàng dự trữ quốc gia khi thời hạn về mua, bán hàng dự trữ quốc gia đã hết hiệu lực;
d) Mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng về số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Không thực hiện các quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành về phương thức mua, bán đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thay đổi giá mua, bán hàng dự trữ quốc gia để trục lợi.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hàng dự trữ quốc gia
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không mở sổ sách theo dõi về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng dự trữ quốc gia trong quá trình bảo quản;
b) Không thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về điều chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về điều chuyển hàng dự trữ quốc gia;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về điều chuyển hàng dự trữ quốc gia.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng dự trữ quốc gia đã điều chuyển không đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về bảo quản hàng dự trữ quốc gia
1. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời về bảo quản hàng dự trữ quốc gia do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; không chấp hành đúng quy định về thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia; bảo quản hàng dự trữ quốc gia không đúng địa điểm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo các mức phạt sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động cất giữ, bảo quản, luân chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thuê tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện để bảo quản hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 triệu đồng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xâm phạm trái phép vào cơ sở vật chất - kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
3. Phạt tiền đối với hành vi xâm phạm, phá hoại hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại hàng dự trữ quốc gia;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cơ sở vật chất - kỹ thuật, kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, phá hoại hàng dự trữ quốc gia tại khoản 3 Điều này.
Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động cấp phát, cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác về dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các thủ tục cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng trong thời gian quy định.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi sử dụng hàng dự trữ quốc gia không đúng mục đích; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia không đảm bảo về chủng loại, số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn, quy cách theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền đối với hành vi làm thất thoát hàng dự trữ quốc gia dùng để cấp phát, cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng đối tượng theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc cấp phát, cứu trợ hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm trễ, trì hoãn trong việc phân phối hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều này;
b) Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị thất thoát, sử dụng không đúng mục đích hoặc cấp phát không đúng đối tượng đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này;
c) Buộc hoàn trả hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất, không đủ số lượng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi cản trở hoạt động nhập, xuất, vận chuyển hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quy định;
b) Giao hàng không đúng về số lượng, chủng loại, quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng đối với hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng không đúng về chủng loại, quy cách, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 100.000.000 đồng khi không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc thu hồi hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp không đúng quy định đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia không theo đúng thời gian, địa điểm theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về thủ tục, trình tự tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia (hàng dự trữ quốc gia được xuất cho cứu trợ hoặc thực thi một nhiệm vụ khác của cơ quan có thẩm quyền) khi hàng đã có đầy đủ các điều kiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 47. Hành vi can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi can thiệp trái pháp luật trong hoạt động dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp không gây thiệt hại;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp gây thiệt hại về hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về quản lý tiền vốn và phí trong hoạt động dự trữ quốc gia
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo việc sử dụng tiền xuất từ vốn dự trữ quốc gia để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thanh toán khi không có hợp đồng mua, bán hàng dự trữ quốc gia;
b) Thanh toán khi hàng dự trữ quốc gia không đúng về số lượng hoặc không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ;
c) Thanh toán khi không có biên bản thanh lý hợp đồng hoặc bảng kê chứng từ nhập kho có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị đối với các trường hợp mua trực tiếp không qua đấu thầu;
d) Thanh toán khi không được Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia chuẩn chi;
đ) Sử dụng phí nhập, phí xuất, phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia không đúng nội dung, vượt định mức quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng vốn dự trữ quốc gia là tiền không đúng mục đích;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý tiền được xuất từ vốn dự trữ quốc gia;
c) Không nộp số tiền còn lại sau khi đã thực hiện xong việc mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh, cầm cố, thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản thuộc dự trữ quốc gia (trừ kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia) theo các mức phạt sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị dưới 70.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi kinh doanh, cầm cố, thế chấp, cho thuê, khai thác trái phép tài sản là kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo các mức phạt sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia có giá trị dưới 500.000.000 đồng;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại nguyên trạng tài sản đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Mục 2. THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 50. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia quy định tại các Điều 51, 52 và 53 Nghị định này;
b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dự trữ quốc gia.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại các Điều 51, 52 và 53 Nghị định này ra quyết định xử phạt.
Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c)[15] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c)[16] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực ra quyết định thành lập có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c)[17] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c)[18] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
1. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c)[19] Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dự trữ quốc gia có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi cho những nội dung, công việc không có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi vượt dự toán hoặc kế hoạch vốn năm được cấp có thẩm quyền giao hoặc vượt dự toán các khoản chi phí được phê duyệt (đối với các công việc không thông qua hợp đồng);
c) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi sai so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao (chi sai nguồn dự toán; chi sai mục đích, đối tượng, nội dung so với dự toán được giao); chi sai nguồn vốn đầu tư, chi sai danh mục dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc chưa thực hiện;
b) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán cho khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán;
c) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi thanh toán vượt giá trị hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi đối với các khoản đã chi từ việc lập hồ sơ, chứng từ thanh toán cho khối lượng công việc chưa thực hiện; khối lượng công việc đang thực hiện dở dang, chưa đủ điều kiện thanh toán và phần đã thanh toán vượt giá trị hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng trước khi có kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp).
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi không đúng tiêu chuẩn về chức danh, đối tượng sử dụng;
b) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi vượt định mức chi về số lượng, giá trị;
c) Lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước để chi các khoản chi sai chế độ (chi không đảm bảo điều kiện, nguyên tắc của chế độ chi).
Trường hợp tổ chức có hành vi mua sắm hoặc thuê tài sản Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ gửi Kho bạc Nhà nước sai so với các nội dung trên hồ sơ, hóa đơn, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi đối với các khoản đã chi từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai chế độ quy định và các khoản chi sai từ việc lập hồ sơ, chứng từ sai so với nội dung trên hồ sơ, chứng từ gốc tại đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
1.[20] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán, chi trả các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp (loại trừ các khoản chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên).
2.[21] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư từ 500.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi toàn bộ các khoản đã chi từ việc sử dụng hồ sơ, chứng từ giả mạo để chi ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 57. Hành vi vi phạm chế độ thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ đề nghị Kho bạc Nhà nước chuyển tiền thanh toán không đúng tên hoặc số hiệu tài khoản đơn vị thụ hưởng đã được ghi trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán chi ngân sách Nhà nước không phù hợp với các điều khoản thanh toán đã được quy định trong hợp đồng, phụ lục hợp đồng giữa đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Sai về giá trị hợp đồng;
b) Sai về thời hạn thanh toán;
c) Sai về phương thức thanh toán;
d) Sai về tỷ lệ thanh toán (bao gồm cả thanh toán tạm ứng);
đ) Sai về điều khoản thanh toán khác quy định trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải hoàn thiện lại hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 58. Hành vi vi phạm thủ tục kiểm soát cam kết chi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không gửi cam kết chi ngân sách Nhà nước đến Kho bạc Nhà nước đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi theo quy định;
b) Gửi đề nghị cam kết chi ngân sách Nhà nước đến Kho bạc Nhà nước chậm quá thời hạn quy định đối với các khoản chi thuộc phạm vi phải thực hiện cam kết chi theo quy định;
c) Gửi đề nghị cam kết chi vượt kế hoạch vốn đầu tư năm, số dư dự toán năm còn được phép sử dụng hoặc vượt quá giá trị của hợp đồng còn được phép cam kết chi.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải làm thủ tục cam kết chi trước khi đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán, chi trả ngân sách Nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc phải làm lại thủ tục cam kết chi đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 59. Hành vi vi phạm thủ tục, thời hạn thanh toán tạm ứng ngân sách Nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Làm thủ tục thanh toán tạm ứng sau thời hạn cuối cùng phải thực hiện thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên không có hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc khoản chi không phải gửi hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ đến Kho bạc Nhà nước theo quy định;
b) Không làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên, có hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ theo chế độ quy định trong lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng;
b) Không làm thủ tục thanh toán hết tạm ứng đối với các khoản chi vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu hoặc chi thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách Nhà nước và nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên có tổng mức đầu tư trên 500.000.000 đồng khi giá trị thanh toán (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đạt đến 80% giá trị hợp đồng;
c) Không làm hoặc làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với khoản chi bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sau thời hạn theo quy định phải thanh toán vốn tạm ứng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải làm thủ tục thanh toán tạm ứng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH, MỨC XỬ PHẠT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Điều 60. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải phong tỏa tài khoản hoặc đóng tài khoản đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ, giấy tờ giả mạo gửi Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục đăng ký sử dụng tài khoản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải phong tỏa tài khoản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 3. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Điều 62. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc Nhà nước
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc Nhà nước gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước quy định tại Điều 63, Điều 64 Nghị định này;
b) Công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua kho bạc Nhà nước.
c)[22] Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 63, Điều 64 Nghị định này ra quyết định xử phạt.
Điều 63. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Sở Tài chính, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh thành lập và Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước thành lập có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tài chính có quyền:
a)[23] Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
1. Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
2. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2019.
2. Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước và Nghị định số 58/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
1. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước quy định tại Nghị định này.
3. Các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ (nếu có) hoặc thông báo tới người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này để xem xét, xử lý.
Trường hợp các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công thuộc trường hợp phải thu hồi tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để ra quyết định thu hồi đối với tài sản theo quy định. Việc xử lý tài sản sau khi thu hồi được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Nghị định sau:
- Nghị định số 63/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2019;
- Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập; có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 (sau đây gọi là Nghị định số 102/2021/NĐ-CP).
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Nghị định trên.
[2] Nghị định số 102/2021/NĐ-CP có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.”
[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[6] Cụm từ “có giá trị không vượt quá mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản này” được bãi bỏ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[7] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[8] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[9] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[10] Cụm từ “quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước” được thay thế bởi “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách” theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[11] Cụm từ “quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước” được thay thế bởi “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách” theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[12] Cụm từ “quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước” được thay thế bởi “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách” theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[13] Cụm từ “quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước” được thay thế bởi “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách” theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[14] Cụm từ “quỹ có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước” được thay thế bởi “quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách” theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[15] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[16] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[17] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[18] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[19] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[20] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[21] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[22] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[23] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[24] Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 102/2021/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 7. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì được giải quyết theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết để xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
3. Đối với hồ sơ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã được cơ quan thuế tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn để giải quyết theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.”