Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG

Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống, có hiệu lực kể từ ngày 05/3/2005 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nông nghiệp,[1]

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống”.

Điều 2[2]. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để đăng tải);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, CN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005 /QĐ-BNN ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nuôi lợn đực giống để sản xuất tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo hoặc để phối giống trực tiếp (sau đây gọi là người nuôi lợn đực giống).

Điều 2. Người nuôi lợn đực giống phải tuân thủ đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Các thuật ngữ dùng trong Quy định này được hiểu như sau:

1. Cơ sở nuôi lợn đực giống là nơi nuôi lợn đực để phối giống trực tiếp hoặc để sản xuất tinh sử dụng thụ tinh nhân tạo lợn, bao gồm:

a) Các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu và trang trại chăn nuôi;

b) Trạm thụ tinh nhân tạo lợn;

c) Hộ chăn nuôi gia đình.

2. Chứng chỉ chất lượng giống là văn bản của cơ quan quản lý ngành nông nghiệp chứng nhận phẩm cấp giống đối với lợn đực giống theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành.

Điều 4. Người nuôi lợn đực giống phải công bố chất lượng giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN, ngày 08 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành Danh mục hàng hoá giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng; Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN về việc ban hành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi phải công bố chất lượng và Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN về việc ban hành Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG ĐỂ THỤ TINH NHÂN TẠO

Điều 5. Người nuôi lợn đực giống để sản xuất tinh sử dụng cho thụ tinh nhân tạo phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Lợn đực nuôi để sản xuất tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo là lợn đực đã được kiểm tra năng suất cá thể và phải đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm tra năng suất cá thể. Lợn đực giống phải có lý lịch rõ ràng, kèm theo phiếu kiểm dịch thú y, chứng chỉ chất lượng giống do cơ quan quản lý nhà nước ngành nông nghiệp có thẩm quyền cấp. Mỗi đực giống đều được đánh số và vào sổ theo dõi theo quy định hiện hành.

2. Số lượng lợn đực giống trong một trạm thụ tinh nhân tạo không ít hơn bốn con và trong một trang trại phải phù hợp với quy mô đàn nái.

3. Chuồng trại phải bảo đảm vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m2/con đối với lợn nội và 6 m2/con đối với lợn ngoại.

4. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp chăn nuôi thú y trở lên và được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật khai thác, pha chế, bảo quản và vận chuyển tinh dịch.

5. Có sổ sách theo dõi chất lượng tinh dịch, đủ trang thiết bị và vật tư chuyên ngành được quy định tại Phụ lục 1, 2, 3, 45 kèm theo văn bản này.

Điều 6. Trong thời gian sản xuất tinh, lợn đực giống phải được theo dõi và kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần các chỉ tiêu sức đề kháng của tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K). Mỗi lần khai thác tinh phải kiểm tra các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, lượng xuất tinh đã lọc (V), hoạt lực của tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C). Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch phải được ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định tại phụ lục kèm theo văn bản này.

Điều 7. Việc sản xuất, pha chế, kiểm tra chất lượng, bảo tồn, phân phối, vận chuyển và vệ sinh thú y tinh dịch lợn phải tuân thủ theo các quy định tại Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Các lọ đựng tinh phải được gắn nhãn, trên đó ghi rõ tên và số hiệu lợn đực giống; khối lượng tinh dịch; tên cơ sở sản xuất; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu và thời hạn sử dụng.

Điều 8. Người nuôi lợn đực giống phải thực hiện nghiêm túc việc bình tuyển, giám định lợn giống hàng năm theo các tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp đã ban hành. Nếu lợn đực không đạt tiêu chuẩn giống, người chăn nuôi lợn đực giống phải dừng ngay việc khai thác tinh dịch lợn đồng thời loại thải kịp thời và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ chất lượng giống trên địa bàn.

Điều 9. Người nuôi lợn đực giống để sản xuất tinh sử dụng thụ tinh nhân tạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ sáu tháng/lần chất lượng lợn giống, chất lượng tinh dịch lợn với cơ quan quản lý nhà nước về ngành nông nghiệp có thẩm quyền.

Điều 10. Lợn đực giống phải được tiêm phòng định kỳ vacxin phòng bệnh, phải được kiểm tra huyết thanh các bệnh truyền nhiễm theo quy định của thú y. Nghiêm cấm khai thác tinh, lưu hành và sử dụng tinh dịch lợn đực giống đang bị bệnh.

Điều 11. Số lần khai thác tinh không quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/tuần đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm rưỡi.

Điều 12.[3]

Môi trường mới để pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu lần đầu chỉ được đưa vào sử dụng và lưu thông trên thị trường sau khi đã được khảo nghiệm và có quyết định của Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho phép ứng dụng trong sản xuất trên cơ sở kết quả nghiệm thu, đánh giá của Hội đồng khoa học do Cục thành lập. Phí khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu chịu trách nhiệm.

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn để khảo nghiệm phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu (Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Các thông tin về các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của cơ quan dịch thuật;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Điều 13.[4]

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tinh lợn giống phải làm hồ sơ đăng ký nhập khẩu gửi về Cục Chăn nuôi. Đối với tinh lợn giống chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam chỉ được đưa vào sử dụng và lưu thông trên thị trường (Việt Nam) sau khi đã được khảo nghiệm và có quyết định của Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho phép ứng dụng trong sản xuất trên cơ sở kết quả nghiệm thu, đánh giá của Hội đồng khoa học do Cục Chăn nuôi thành lập. Phí khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu chịu trách nhiệm. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu bao gồm:

a) Đơn đăng ký nhập khẩu (Phụ lục 2a ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Hồ sơ lý lịch giống của tinh có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của cơ quan dịch thuật;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.

Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG ĐỂ PHỐI GIỐNG TRỰC TIẾP

Điều 14. Người nuôi lợn đực giống để phối giống trực tiếp phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1, Điều 19 và điểm a, b khoản 2, Điều 20 của Pháp lệnh giống vật nuôi.

Điều 15. Lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp phải được sản xuất từ cơ sở giống lợn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng, phiếu kiểm dịch thú y, chứng chỉ chất lượng giống do cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện cấp và được người chăn nuôi đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có cơ sở chăn nuôi.

Điều 16. Lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp không quá ba lần /tuần. Tuổi lợn đực bắt đầu phối giống trực tiếp không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm.

Điều 17. Lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp phải được tiêm phòng định kỳ vacxin phòng bệnh và kiểm tra huyết thanh các bệnh truyền nhiễm theo quy định của ngành thú y. Nghiêm cấm khai thác, sử dụng lợn đực giống đang bị bệnh.

Điều 18. Người nuôi lợn đực giống để phối giống trực tiếp phải thực hiện nghiêm túc việc bình tuyển, giám định lợn giống hàng năm theo các tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp đã ban hành. Nếu lợn đực giống không đạt tiêu chuẩn phải loại thải kịp thời và báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký nuôi lợn đực giống.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG

Điều 19. Phân cấp quản lý nhà nước đối với chăn nuôi lợn đực giống như sau:

1. Cục Nông nghiệp có trách nhiệm:

a)[5] (được bãi bỏ);

b) Tổ chức xây dựng và ban hành các biểu mẫu theo dõi, đánh giá chất lượng giống, các phần mềm quản lý và những quy định đánh số thống nhất đối với lợn đực giống trên phạm vi cả nước;

c) Thẩm định hồ sơ, tổ chức khảo nghiệm và cấp phép nhập khẩu tinh lợn, môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn;

d) Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng lợn đực giống của các cơ sở chăn nuôi lợn đực giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, các công ty có 100% vốn nước ngoài.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a)[6] (được bãi bỏ);

b) Hàng năm xây dựng kế hoạch giám định, bình tuyển lợn đực giống trên phạm vi của địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về ngành nông nghiệp cấp huyện và cấp tương đương tổ chức thực hiện việc bình tuyển, giám định đàn lợn đực giống của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn do tỉnh, thành phố quản lý;

c) Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng lợn đực giống của các cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn do tỉnh, thành phố quản lý;

d) Định kỳ một lần/năm báo cáo Cục Nông nghiệp về công tác quản lý nhà nước chất lượng lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, thành phố.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về ngành Nông nghiệp cấp huyện có trách nhiệm:

a) Quản lý nhà nước đối với chất lượng lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp nuôi tại hộ gia đình trên địa bàn;

b)[7] (được bãi bỏ);

c) Tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp trên địa bàn huyện;

d) Định kỳ một lần/năm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác quản lý nhà nước về chất lượng lợn đực giống trên địa bàn.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Cục trưởng Cục Nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này.

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1:

YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ SẢN XUẤT TINH DỊCH TRONG TRẠM THỤ TINH NHÂN TẠO LỢN

STT

Tên thiết bị, dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng đối với quy mô

4 - 30 lợn đực giống

31 - 50 lợn đực giống

51 - 100 lợn đực giống

 

Dụng cụ lấy tinh

 

 

 

 

1

Giá nhảy cho lợn đực

Chiếc

1 - 2

2 - 3

3 – 5

2

Cốc hứng tinh

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

3

Khăn lọc tinh

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

4

Khăn sạch

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

5

Găng tay cao su

Đôi

5 - 30

30 - 50

50 - 100

6

Thảm cao su

Chiếc

2 - 5

5 - 10

7 - 15

 

Dụng cụ kiểm tra, đánh giá, pha loãng tinh dịch

 

 

 

 

1

Kính hiển vi

Chiếc

1 - 2

3 - 5

5 - 6

2

Lamen

Chiếc

300 - 500

500 - 1000

1000 - 2000

3

Phiến kính

Chiếc

300 - 500

500 - 1000

1000 - 2000

4

5

Buồng đếm (hồng cầu, bạch cầu)

Máy đo pH (pH metter)

Chiếc

Chiếc

2

1

5 - 10

2 - 3

20 - 50

3 – 5

6

Cốc đong các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

7

Bình tam giác

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

8

Ống hút (pipet) các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

9

Đũa thủy tinh

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

10

Giấy lọc

Gói

10 - 50

30 - 50

70 - 100

11

Giấy quỳ tím

Gói

10 - 50

30 - 50

70 - 100

12

Cân điện tử

Chiếc

1

1 - 2

2 - 3

13

Giá để ống nghiệm

Chiếc

1

5

10

14

Ống nghiệm

Chiếc

100 - 300

500 - 700

1000 - 1500

15

Máy khuấy từ tự làm nóng môi trường pha chế tinh.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

16

Máy chưng cất nước 2 lần công suất 3-4 lít/giờ.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

17

Máy xác định tinh trùng quang phổ.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

 

Dụng cụ đóng gói và bảo tồn tinh dịch:

 

 

 

 

1

Lọ đựng liều tinh (hoặc túi nilon)

Chiếc

500 - 1000

1000 - 1500

1500 - 2000

2

Tủ lạnh

Chiếc

1

3

5

3

Tủ bảo ôn

Chiếc

1

3

5

 

Các thiết bị, dụng cụ rửa và khử trùng:

 

 

 

 

1

Bồn rửa bằng INOX

Chiếc

4 - 6

6 - 7

6 - 10

2

Chổi lông các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 15

15 - 20

3

Giá để dụng cụ sau khi rửa

Chiếc

3 - 5

5 - 7

7 - 10

4

Xà phòng trung tính (hộp 5 lít)

Hộp

5 - 10

10 - 15

15 - 20

5

Tủ sấy

Chiếc

1

2

3

6

Tủ đựng dụng cụ sau khi khử trùng

Chiếc

1

1

1

7

Ống khử trùng dẫn tinh quản

Chiếc

1

1

1

8

Đèn khử trùng

Chiếc

1

1

1


PHỤ LỤC 2:

MẪU SỔ THEO DÕI PHẨM CHẤT TINH DỊCH LỢN

(Áp dụng đối với lợn đực giống TTNT)

Số hiệu con đực

 

Ngày lấy tinh

Giờ lấy tinh

Ôn độ không khí

Phẩm chất tinh dịch

Pha loãng

Người kiểm tra

Ghi chú

Màu sắc

V

ml

A

C

106/ml

VAC

109

R

Tỷ lệ kỳ hình %

Tỷ lệ sống chết

%

pH

Loại môi trường sử dụng

Mức độ pha loãng

Số liều tinh sản xuất

Số liều tinh tiêu thụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3:

MẪU SỔ THEO DÕI PHẨM CHẤT TINH DỊCH LỢN

(Áp dụng đối với đực giống phối giống trực tiếp)

Số hiệu con đực

Ngày lấy tinh

Ôn độ không khí

Phẩm chất tinh dịch lợn

Ghi chú

V

(ml)

A

 

C

(106/ml)

VAC

(109)

Tỷ lệ kỳ hình %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC 4:

LỊCH LẤY TINH HOẶC PHỐI GIỐNG

Ngày, tháng, năm

Số hiệu lợn đực

Ghi chú

Đực số 1

Đực số 2

Đực số 3

Đực sô 4

20-10-04

+

 

+

 

 

21-10-04

 

+

 

+

 

22-10-04

 

 

 

 

 

23-10-04

 

 

 

 

 

24-10-04

+

 

+

 

 

25-10-04

 

+

 

+

 

 

PHỤ LỤC 5:

 PHIẾU PHÂN PHỐI TINH DỊCH LỢN

1. Cơ sở sản xuất tinh:…………………………………………………………

2. Ngày sản xuất:………………………………………………………………

3. Giống và số tai lợn đực:……………………………………………………..

4. Sức hoạt động của tinh trùng (tinh nguyên):………………………………..

5. Nồng độ tinh trùng:………………………………………………………….

6. Sức hoạt động của tinh trùng sau khi pha loãng:…………………………….

7. Sức hoạt động của tinh trùng lúc phân phối:………………………………..

8. Số liều tinh phân phối:……………………………………………………….

 

Người quản lý cơ sở chăn nuôi

(ký tên, đóng dấu)

Người phân phối tinh

(ký và ghi rõ họ tên tên)

 

Phụ lục 1a[8]:

Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày ......... tháng .......... năm ...........

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU
MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG, BẢO TỒN TINH…

Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ..............................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ..........................................

Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ............... nhập khẩu môi trường dùng để pha loãng, bảo tồn tinh..................có số lượng và một số chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:

Số TT

Tên môi trường pha loãng, bảo tồn

Thành phần và chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường

Số lượng

Xuất xứ

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Thời gian nhập khẩu: ...............................................................................................

Cảng nhập khẩu: .....................................................................................................

 

 

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Phụ lục 2a[9]:

Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu tinh
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày ......... tháng .......... năm ...........

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TINH...

Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ..............................................................................

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ..........................................

Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ............................. nhập khẩu................ tinh................... Cụ thể như sau:

Số TT

Tên giống

Phẩm cấp giống

Số hiệu đực giống (hoặc số hiệu con bố và mẹ của phôi)

Số lượng tinh/phôi

Năm sản xuất

Xuất xứ

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

Thời gian nhập khẩu: ...............................................................................................

Cảng nhập khẩu: .....................................................................................................

 

 

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

 

 



[1] Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP  ngày 15 tháng 12 năm 2010, có các căn cứ ban hành sau:

“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 như sau:"

[2] Điều 11 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP  ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể  từ ngày 21 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:

“Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”

[3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1, Điều 1 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[4] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[5] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[6] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[7] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[8] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm a, Điều 12 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

[9] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm a, Điều 13 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.