Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/VBHN-NHNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG IN, ĐÚC TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Thông tư số 38/2018/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 14/2019/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.[1]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) theo phương thức chỉ định thương nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân là cơ sở in, đúc tiền được chỉ định để thực hiện việc in, đúc tiền theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ sở in, đúc tiền.

2. Ngân hàng Nhà nước; cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 3. Hình thức nhập khẩu

1. Danh mục hàng hóa chỉ định cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ định và cho phép cơ sở in, đúc tiền được nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Căn cứ và thủ tục nhập khẩu

1. Căn cứ văn bản chỉ định và cho phép cơ sở in, đúc tiền được nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này và hợp đồng in, đúc tiền giữa cơ sở in, đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước, cơ sở in, đúc tiền thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền.

2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ có văn bản xác nhận việc cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước theo hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức văn bản khác giữa cơ sở in, đúc tiền và đơn vị cung cấp hàng hóa.

3. Khi làm thủ tục nhập khẩu, cơ sở in, đúc tiền gửi Cơ quan hải quan 01 (một) bản chính văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước kèm hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Cơ quan hải quan.

Điều 5. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ

1. Kiểm tra, theo dõi và quản lý việc sử dụng hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền của cơ sở in, đúc tiền.

2. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ sở in, đúc tiền

1. Thực hiện nhập khẩu đúng số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.

2. Cơ sở in, đúc tiền phải sử dụng hàng hóa đã nhập khẩu đúng mục đích.

3.[2] Định kỳ hằng quý (chậm nhất vào ngày 18 của tháng đầu quý tiếp theo), cơ sở in, đúc tiền phải báo cáo bằng văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) về tình hình nhập khẩu và sử dụng hàng hóa đã nhập khẩu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.

Điều 7. Quy định chuyển tiếp

Văn bản xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ sở in, đúc tiền nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền theo quy định tại Thông tư số 15/2017/TT-NHNN ngày 05/10/2017 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tiếp tục thực hiện theo các nội dung tại văn bản xác nhận.

Điều 8. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 9. Hiệu lực thi hành[3]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2019.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 15/2017/TT-NHNN ngày 05/10/2017 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC HÀNG HÓA CHỈ ĐỊNH CƠ SỞ IN, ĐÚC TIỀN NHẬP KHẨU PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG IN, ĐÚC TIỀN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
 (Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-NHNN ngày 25 tháng 12 năm 2018
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

STT

TÊN HÀNG HÓA

MÃ SỐ THEO BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU

Chương

Nhóm

Phân nhóm

1

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại

 

 

 

 

 

- Bằng thép hợp kim

72

24

90

00

- Bằng thép không gỉ

72

18

99

00

- Bằng sắt, thép không hợp kim

72

06

90

00

2

Giấy in tiền

 

 

 

2.1

- Giấy in tiền cotton

 

 

 

 

 

-- Ở dạng tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông) không có chiều nào trên 36 cm ở dạng không gấp

48

02

69

11

-- Loại khác

48

02

69

19

2.2

- Giấy in tiền polymer

 

 

 

 

 

-- Từ các polymer trùng hợp

 

 

 

 

--- Dạng tấm và phiến

39

20

99

21

--- Loại khác

39

20

99

29

-- Từ các polymer trùng ngưng hoặc tái sắp xếp

 

 

 

 

--- Dạng tấm và phiến

39

20

99

31

--- Loại khác

39

20

99

39

-- Loại khác

39

20

99

90

3

Mực in tiền

 

 

 

 

 

- Mực in tiền màu đen được làm khô bằng tia cực tím

32

15

11

10

- Mực in tiền màu đen loại khác

32

15

11

90

- Mực in tiền màu khác

32

15

19

00

4

Máy ép foil chống giả

84

20

10

90

5

Foil chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý

49

11

99

90

6

Máy in tiền

 

 

 

 

6.1

Máy phủ Varnish

 

 

 

 

 

- Máy in phủ Varnish theo công nghệ in Flexo. Có thể in được mực không màu phát quang UV

84

43

16

00

- Máy in phủ Varnish theo công nghệ in Offset. Có thể in được mực không màu phát quang UV

84

43

13

00

- Máy in phủ Varnish kết hợp cả công nghệ Flexo và Offset. Có thể in được mực không màu phát quang UV

84

43

19

00

6.2

Máy in số

84

43

19

00

6.3

Máy in lõm

84

43

19

00

6.4

Máy in Offset

84

43

13

00

6.5

Máy in lưới

84

43

19

00

7

Máy đúc, dập tiền kim loại

84

62

49

10

 

Mẫu số 01[4]

CƠ SỞ IN ĐÚC TIỀN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:............

(Tỉnh, thành phố).... ngày...... tháng...... năm....

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU

VÀ SỬ DỤNG HÀNG HÓA CỦA CƠ SỞ IN ĐÚC TIỀN

(Kỳ báo cáo: Quý    /    )

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(Cục Phát hành và kho quỹ)

Phần I. Tình hình nhập khẩu và sử dụng hàng hóa

1. Số lượng từng chủng loại hàng hóa, nguyên vật liệu đã nhập khẩu trong kỳ báo cáo

2. Số lượng từng chủng loại hàng hóa, nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ báo cáo

3. Tình hình sử dụng giấy xác nhận của Ngân hàng nhà nước cấp cho cơ sở in đúc tiền để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu

Phần II. Đề xuất, kiến nghị (nếu có)

 

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đoàn Thái Sơn

 



[1] Thông tư số 14/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước.”

[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 14/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[3] Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 14/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 quy định như sau:

“Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Công ty thông tin tín dụng, Các cơ sở in, đúc tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

2. Thông tư này bãi bỏ các quy định sau:

a) Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 9 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010/TT-NHNN;

b) Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 44/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2012/TT-NHNN./”

[4] Mẫu này được bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 14/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.