Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2020

 

THÔNG TƯ[1]

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP .

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.[2]

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Điều 2. Người nộp phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài khi nộp đơn, hồ sơ yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Tổ chức thu phí, lệ phí

Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là tổ chức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (dưới đây gọi là tổ chức thu phí, lệ phí).

Điều 4. Mức thu phí, lệ phí

1.[3] Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có quy định về mức phí sở hữu công nghiệp khác với Thông tư này (trừ phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam quy định tại điểm 6.4 mục B Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này) thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Phí, lệ phí quy định tại Thông tư này được thu bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp thu phí thông qua Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được thu bằng Franc Thụy Sỹ (CHF) trên cơ sở quy đổi mức thu bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái chính thức của Liên hợp quốc.

3. Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp bằng tiền mặt hoặc qua dịch vụ bưu chính cho tổ chức thu phí, lệ phí hoặc chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí, lệ phí.

Đối với phí thu qua Văn phòng quốc tế của WIPO: Phí được chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng Việt Nam.

Điều 5. Kê khai, nộp phí, lệ phí

1. Chậm nhất thứ 2 hàng tuần, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.

2. Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai phí, lệ phí theo tháng, quyết toán phí, lệ phí theo năm theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và nộp phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.

Điều 6. Quản lý và sử dụng phí, lệ phí

1. Tổ chức thu lệ phí nộp toàn bộ số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

2.[4] Tổ chức thu phí được để lại 50% số tiền phí thu được để trang trải các chi phí cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phí và lệ phí và nộp 50% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 7. Tổ chức thực hiện[5]

1. Thông tư này có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2017; thay thế Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp; khoản 1 Điều 1 Thông tư số 152/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 158/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Đối với các yêu cầu thực hiện công việc về sở hữu công nghiệp đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa hoàn thành và chưa nộp phí, lệ phí, nay có yêu cầu và được thực hiện thì phải nộp phí, lệ phí theo mức thu được quy định tại Thông tư này.

3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

4. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí, lệ phí và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính)

STT

Danh mục phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Mức thu (nghìn đồng)

Sáng chế

(bao gồm cả giải pháp hữu ích)

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

Chỉ dẫn địa lý

Thiết kế bố trí mạch tích hợp

A. Lệ phí sở hữu công nghiệp

1

Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

1.1

Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi)

150

1.2

Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn)

120

2

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

2.1

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ

120

 

- Đối với đơn sáng chế có trên 01 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ, đơn kiểu dáng công nghiệp có trên 01 phương án của từng sản phẩm, đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/ dịch vụ, từ điểm độc lập/ phương án/nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi điểm độc lập/phương án/nhóm

100

100

100

 

 

2.2

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

120

3

Lệ phí duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

3.1

Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (đối với sáng chế/giải pháp hữu ích (mỗi năm) cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ; đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ; đối với kiểu dáng công nghiệp (5 năm) cho mỗi phương án của từng sản phẩm)

100

100

100

 

 

3.2

Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn)

10% lệ phí duy trì/gia hạn

 

 

3.3

Lệ phí yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

50

4

Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp

4.1

Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

200

4.2

Lệ phí công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp)

150

4.3

Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin); Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp)

150

B. Phí sở hữu công nghiệp

1

Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp

1.1

Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp; yêu cầu sửa đổi thu hẹp phạm vi bảo hộ; để giải quyết khiếu nại (đối với sáng chế cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, đối với chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp cho mỗi đơn). Đối với sáng chế: phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu

900

700

550

1200

180

 

- Nếu bản mô tả sáng chế có trên 6 trang, đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

40

 

120

 

 

 

- Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp (mỗi phân nhóm); hàng hóa, dịch vụ đối với nhãn hiệu (cho mỗi nhóm có không quá 6 sản phẩm/dịch vụ)

100

100

100

 

 

 

+ Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

 

 

20

 

 

1.2

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)

600

600

600

 

 

1.3

Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (cho mỗi nội dung sửa đổi của mỗi đơn) - trừ sửa đổi theo Văn bằng bảo hộ đã cấp ở nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức thu phí

160

160

160

160

160

1.4

Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn (mỗi đơn đăng ký)

160

160

160

 

160

1.5

Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ)

230

230

230

 

230

1.6

Phí thẩm định yêu cầu gia hạn, duy trì, sửa đổi văn bằng bảo hộ; gia hạn, chấm dứt trước thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ); ghi nhận thay đổi thông tin đại diện sở hữu

160

160

160

160

160

 

công nghiệp liên quan đến đối tượng sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký Quốc gia; sửa đổi Giấy chứng nhận hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm: Sửa đổi phạm vi chuyển giao, sửa đổi kéo dài thời hạn (mỗi văn bằng bảo hộ liên quan đến nội dung sửa đổi) và sửa đổi khác (mỗi Giấy chứng nhận chuyển giao quyền sử dụng)

 

 

 

 

 

1.7

Phí thẩm định yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ)

180

180

180

180

180

1.8

Phí thẩm định yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ (mỗi văn bằng bảo hộ)

390

390

390

390

390

1.9

Phí thẩm định hồ sơ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn)

300

1.10

Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (mỗi môn)

150

1.11

Phí thẩm định Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, Giấy chứng nhận Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp, Hồ sơ yêu cầu xóa tên người đại diện sở

250

 

hữu công nghiệp, ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp)

 

2

Phí giải quyết yêu cầu phản đối đơn về sở hữu công nghiệp

 

Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập, đối với chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí cho mỗi đơn)

550

550

550

550

550

3

Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp

 

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định, giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/ dịch vụ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ, đối với chỉ dẫn địa lý cho mỗi đơn); tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ)

600

480

180

180

 

 

- Nếu đối tượng tra cứu là nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/ dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/ dịch vụ từ thứ 7 trở đi

 

 

30

 

 

4

Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp

4.1

Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp

120

120

120

120

120

 

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

60

60

 

 

60

 

- Nếu bản mô tả sáng chế có trên 6 trang, từ trang thứ 7 trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang

10

 

 

 

 

4.2

Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp

120

120

120

120

120

5

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ

5.1

Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với sáng chế, giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ cho mỗi năm, đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm cho 5 năm

 

700

700

 

 

 

- Năm thứ 1; Năm thứ 2 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

300

 

 

 

 

 

- Năm thứ 3; Năm thứ 4 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

500

 

 

 

 

 

- Năm thứ 5; Năm thứ 6 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

800

 

 

 

 

 

- Năm thứ 7; Năm thứ 8 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

1200

 

 

 

 

 

- Năm thứ 9; Năm thứ 10 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

1800

 

 

 

 

 

- Năm thứ 11 - Năm thứ 13 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

2500

 

 

 

 

 

- Năm thứ 14 - Năm thứ 16 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

3300

 

 

 

 

 

- Năm thứ 17 - Năm thứ 20 đối với sáng chế, giải pháp hữu ích

4200

 

 

 

 

6

Phí thẩm định đăng ký quốc tế về sở hữu công nghiệp

6.1

Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế

300

 

 

 

 

6.2[6]

Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (đối với mỗi kiểu dáng công nghiệp) có nguồn gốc Việt Nam - không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế

 

 2000

2000

 

 

6.3

Phí thẩm định sửa đổi, chuyển nhượng, gia hạn, mở rộng lãnh thổ, hạn chế danh mục sản phẩm, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam

 

 

1000

 

 

6.4

Phí riêng đối với đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid có chỉ định Việt Nam

 

 

 

 

 

 

- Phí thẩm định đơn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ

 

 

3600

 

 

 

- Phí thẩm định đơn gia hạn cho mỗi nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ

 

 

3200

 

 

 



[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

-  Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

-  Thông tư số 31/2020/TT-BTC ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (Sau đây gọi là Thông tư số 31/2020/TT-BTC).

Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư nêu trên.

[2] Thông tư số 31/2020/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.”

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 31/2020/TT-BTC , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 31/2020/TT-BTC , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020

[5] Điều 2 Thông tư số 31/2020/TT-BTC quy định như sau:

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ 01 tháng 7 năm 2020.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn./.”

[6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 31/2020/TT-BTC , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.