- 1 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Thông tư 12/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/VBHN-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản[1].
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản nuôi, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản[2].
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản[3] trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở nuôi là nơi nuôi, lưu giữ động vật thủy sản bao gồm một hoặc nhiều ao, đầm, hồ, lồng, bè và các loại hình nuôi khác của tổ chức, cá nhân.
2. Bệnh mới là bệnh động vật thuỷ sản mới xuất hiện ở Việt Nam, chưa có trong Danh mục bệnh động vật thuỷ sản phải công bố dịch, có khả năng lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều động vật thủy sản.
3. Động vật thủy sản mắc bệnh là động vật thủy sản nhiễm mầm bệnh được khẳng định bằng kết quả xét nghiệm và có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh.
4. Động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh là động vật thủy sản có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh nhưng chưa được xét nghiệm xác định mầm bệnh.
5. Động vật thủy sản nhiễm bệnh là động vật thủy sản nhiễm mầm bệnh được khẳng định bằng kết quả xét nghiệm nhưng chưa có triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh.
6. Động vật thủy sản có nguy cơ nhiễm bệnh là động vật thủy sản cảm nhiễm ở trong cùng một thủy vực với động vật thủy sản mắc bệnh, động vật thủy sản nhiễm bệnh hoặc thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh.
7. Cơ quan quản lý hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản: Ở cấp Trung ương là Cục Thủy sản[4]; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[5].
8[6]. Đơn vị quan trắc môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc tổ chức có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được lựa chọn thực hiện dịch vụ quan trắc môi trường nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
9. Bản tin quan trắc môi trường: Bao gồm kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản và khuyến cáo khắc phục.
Điều 3. Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch
1. Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch bao gồm các bệnh được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch được rà soát, điều chỉnh, bổ sung khi có bệnh mới xuất hiện và khi có cơ sở khoa học, yêu cầu thực tiễn sản xuất cho thấy cần phải điều chỉnh, bổ sung.
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản
1. Phòng bệnh là chính, bao gồm giám sát mầm bệnh chủ động, quan trắc môi trường, thu thập thông tin bệnh, thông tin hoạt động nuôi trồng thủy sản kết hợp với thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn chủ cơ sở nuôi chủ động thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
2. Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản phải bảo đảm chủ động, tích cực, kịp thời và hiệu quả.
3. Phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản là trách nhiệm của tổ chức, chủ cơ sở nuôi, người buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.
4. Thông tin, dữ liệu dịch bệnh động vật thuỷ sản phải được ghi chép, quản lý, phân tích và báo cáo kịp thời, chính xác và đầy đủ theo hướng dẫn của Cục Thú y; thông tin, dữ liệu nuôi động vật thủy sản và quan trắc môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thủy sản[7].
Điều 5. Chế độ báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản
1. Báo cáo đột xuất ổ dịch:
a) Chủ cơ sở nuôi, người hành nghề thú y thủy sản, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, chết nhiều hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, bất thường phải báo cáo nhân viên thú y xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là nhân viên thú y xã) và Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản nơi gần nhất bằng một trong các hình thức: điện thoại, gặp trực tiếp, gửi văn bản hoặc gửi thư điện tử (email);[8]
b)[9] Nhân viên thú y xã khi phát hiện hoặc nhận được tin báo theo quy định tại điểm a khoản này: Báo cáo và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thú y;
c)[10] Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện khi nhận được thông tin theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Báo cáo và thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thú y;
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[11] báo cáo tình hình dịch bệnh xảy ra với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y vùng[12] và Cục Thú y;
đ) Chi cục Thú y vùng[13]: Tổng hợp và báo cáo cho Cục Thú y tình hình dịch bệnh động vật thủy sản của các địa phương trong vùng;
e) Cục Thú y báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; báo cáo cho các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc cam kết thực hiện;
g) Báo cáo về ổ dịch hoặc bệnh mới theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ của khoản này phải được thực hiện trong vòng 48 giờ đối với các xã thuộc vùng đồng bằng hoặc 72 giờ đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, truyền nhiễm[14];
h)[15] (được bãi bỏ).
2. Báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch:
a) Trước 12:00 giờ hằng ngày, nhân viên thú y xã báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[16] và Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình ổ dịch đã được Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[17] hoặc Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[18] xác nhận;
b) Trước 16:00 giờ hằng ngày, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[19] báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[20] và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trước 15:00 giờ thứ 6 hằng tuần, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[21] tổng hợp báo cáo diễn biến dịch bệnh trong tuần gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y vùng[22] và Cục Thú y;
d) Báo cáo cập nhật tình hình ổ dịch được thực hiện cho đến khi kết thúc ổ dịch, kể cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ.
đ)[23] Trường hợp ổ dịch có diễn biến bất thường, phạm vi lây lan nhanh, diện tích thủy sản nuôi mắc bệnh tăng nhanh trong ngày, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Thú y ngay sau khi nhận được báo cáo quy định tại điểm b khoản này.
3. Báo cáo kết thúc ổ dịch: Trong thời gian 07 ngày kể từ khi kết thúc ổ dịch theo quy định của pháp luật, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[24] có trách nhiệm báo cáo tổng kết ổ dịch, đánh giá kết quả phòng, chống dịch bệnh.
4. Báo cáo điều tra ổ dịch:
a) Báo cáo điều tra ổ dịch được áp dụng trong trường hợp ổ dịch đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y[25] xác định là bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật thuỷ sản phải công bố dịch hoặc bệnh mới;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[26] có trách nhiệm báo cáo kết quả điều tra ổ dịch cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y vùng[27] và Cục Thú y ngay sau khi kết thúc điều tra ổ dịch.
5[28]. Báo cáo bệnh mới:
a) Trong quá trình xác minh dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, nếu nghi ngờ xuất hiện bệnh mới, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện báo cáo ngay cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh để thực hiện điều tra ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch bệnh;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo ngay cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y vùng và Cục Thú y, đồng thời tổ chức điều tra, xác minh thông tin ổ dịch nghi ngờ bệnh mới và gửi mẫu đến phòng thử nghiệm trực thuộc Cục Thú y để tổ chức xét nghiệm, xác định tác nhân và nguyên nhân;
c) Cục Thú y có trách nhiệm hướng dẫn địa phương điều tra ổ dịch nghi ngờ bệnh mới, bệnh chưa xác định được nguyên nhân và các biện pháp phòng chống dịch; trường hợp cần thiết, Cục Thú y tổ chức xét nghiệm, điều tra xác định tác nhân, nguyên nhân gây bệnh mới theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Luật Thú y và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về diễn biến tình hình dịch bệnh.
6[29]. (được bãi bỏ).
7. Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[30] báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y vùng[31] và Cục Thú y kết quả giám sát, dự báo dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh của địa phương;
b)[32] Cục Thú y báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả giám sát, dự báo dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định và khi có yêu cầu;
c)[33] Thời điểm báo cáo kết quả từng đợt giám sát dịch bệnh trong vòng 03 ngày, kể từ ngày có kết quả giám sát.
8[34]. Báo cáo của phòng thử nghiệm có hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật thuỷ sản
a) Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có tác nhân gây bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch báo cáo ngay cho Chi cục Thú y vùng và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh nơi có động vật thuỷ sản mắc bệnh;
b) Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới hoặc bệnh chưa xác định được nguyên nhân phải báo ngay về Cục Thú y và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh để phối hợp nghiên cứu, xác định tác nhân, nguyên nhân gây bệnh theo quy định;
c) Hằng tháng hoặc đột xuất báo cáo Chi cục Thú y vùng và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh kết quả xét nghiệm bệnh động vật thuỷ sản quy định tại điểm a và điểm b khoản này và các bệnh động vật thuỷ sản khác.
9[35]. Hình thức báo cáo dịch bệnh quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 và các khoản 2, 3, 4, 5, 7 và khoản 8 Điều này thực hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Phương thức gửi báo cáo: nhập liệu trên Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam VAHIS - dịch bệnh động vật thuỷ sản hoặc qua thư điện tử, dịch vụ bưu chính, gửi trực tiếp hoặc các phương thức phù hợp khác.
Các biểu mẫu báo cáo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 và các khoản 2, 3, 4, 5, 7 và khoản 8 Điều này theo hướng dẫn của Cục Thú y.
Trường hợp báo cáo định kỳ, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BNNPTNT ngày 16/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 6. Xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản
Hằng năm, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[36] chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch) theo các bước sau:
1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả và chỉ rõ những nguyên nhân vướng mắc, tồn tại, bất cập trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của năm đang thực hiện; đề xuất nội dung cần điều chỉnh, bổ sung cho Kế hoạch năm sau.
2. Đánh giá cụ thể về vai trò, tầm quan trọng, hiện trạng và xu hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; tổng hợp, phân tích số liệu diện tích nuôi các động vật thủy sản chủ lực tại địa phương.
3. Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường; các nguồn nước chính cung cấp cho vùng nuôi; thực trạng xả thải tại các vùng nuôi; kết quả giám sát dịch bệnh động vật thuỷ sản, tình hình dịch bệnh (mô tả chi tiết theo không gian, thời gian và động vật thủy sản mắc bệnh); các yếu tố nguy cơ liên quan đến quá trình phát sinh, lây lan dịch bệnh động vật thủy sản ở địa phương; các chỉ tiêu dịch tễ và chỉ tiêu liên quan cần xét nghiệm nhằm xác định mức độ nguy cơ phát sinh, dự báo khả năng phát sinh, lây lan dịch bệnh động vật thủy sản tại địa phương.
4. Xác định các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Nhân lực, vật lực, tài chính để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ chủ cơ sở nuôi, giám sát môi trường, dịch bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch.
5. Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam và văn bản hướng dẫn về giám sát, điều tra dịch bệnh, điều kiện vệ sinh môi trường nuôi trồng thủy sản, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, diện tích nuôi trồng thủy sản để đề xuất các chỉ tiêu, tần suất, vị trí thu mẫu, số lượng mẫu động vật thủy sản, môi trường.
6. Xây dựng Kế hoạch gồm các nội dung quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
7. Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí trước ngày 30/11 hằng năm.
8. Gửi Kế hoạch đã được phê duyệt đến Chi cục Thú y vùng[37] và Cục Thú y để phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát thực hiện.
9. Tổ chức triển khai Kế hoạch.
10. Trường hợp điều chỉnh Kế hoạch, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[38] gửi Kế hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt đến Chi cục Thú y vùng[39] và Cục Thú y.
Điều 7. Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản
1. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 10 của Thông tư này.
2. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch.
3. Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi khi công bố dịch và cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch.
4. Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.
5. Kiểm dịch giống; kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất tại địa phương.
6. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức thú y thủy sản: Các quy định của pháp luật về nuôi, phòng chống dịch bệnh, yêu cầu chất lượng sản phẩm, các văn bản hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành thú y, nuôi trồng thủy sản.
7. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch.
8. Họp sơ kết, tổng kết, phân tích và nhận định tình hình dịch bệnh; đánh giá các biện pháp phòng, trị bệnh đã triển khai và đưa ra những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả.
1. Thực hiện quy định tại Điều 14, khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thiết kế cơ sở đảm bảo các hoạt động vệ sinh, khử trùng, khoanh vùng và xử lý khi dịch bệnh xảy ra thuận lợi, hiệu quả.
3. Nguồn nước phải được xử lý mầm bệnh, kiểm soát các yếu tố môi trường, bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh thú y trước khi đưa vào sản xuất; nước thải, chất thải phải xử lý đạt yêu cầu theo quy định trước khi xả thải.
4. Sử dụng giống thủy sản:
a) Phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh và đáp ứng các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản;
b) Giống thủy sản từ cơ sở sản xuất ngoài tỉnh, nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch; kiểm tra chất lượng theo quy định.
5. Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống phải đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
6. Thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.
7. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật về nuôi, phòng bệnh, quản lý môi trường theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản trong quá trình hoạt động của cơ sở; khuyến khích sử dụng vắc xin được phép lưu hành trong phòng bệnh động vật thủy sản.
8[40]. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
Điều 9. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Nguyên tắc về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Quan trắc, cảnh báo môi trường phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý thủy sản, thú y; cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết;
b)[41] Cục Thủy sản hướng dẫn Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan triển khai công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
2. Xây dựng Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Cục Thủy sản[42] chủ trì, phối hợp với Cục Thú y và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tổng thể về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 05 (năm) năm và cụ thể hằng năm, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và bố trí kinh phí triển khai thực hiện;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[43] chủ trì và phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[44] và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí triển khai thực hiện;
c)[45] Nội dung của Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm: mục tiêu, nội dung thực hiện, giải pháp và nhiệm vụ, nhu cầu và nguồn kinh phí triển khai, tổ chức thực hiện.
3. Tiêu chí xác định vùng, điểm và đối tượng quan trắc môi trường phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Vùng quan trắc môi trường bao gồm: Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, được xác định theo địa giới hành chính, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường; vùng nuôi có diện tích từ 10 ha trở lên đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, từ 200 ha trở lên đối với hình thức nuôi khác, từ 1000 m3 trở lên đối với nuôi lồng, bè;
b) Điểm quan trắc: Có tính ổn định và đại diện cho toàn vùng; xác định được tọa độ và được đánh dấu trên bản đồ;
c)[46] Đối tượng quan trắc: Là chất lượng nước vùng nuôi động vật thủy sản được nuôi tập trung theo các quy định hiện hành về phát triển nuôi trồng thuỷ sản của địa phương (bao gồm chất lượng nước cấp và nước tại cơ sở nuôi).
4[47]. Thông số quan trắc
a) Nhóm I (thông số môi trường thông thường): PH, nhiệt độ, độ mặn/độ dẫn điện, độ kiềm, độ trong, TSS (chất rắn lơ lửng);
b) Nhóm II (thông số hữu cơ và dinh dưỡng): DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4, SO42-, S2-/H2S;
c) Nhóm III (thông số vi sinh): Coliform, E.coli , Vibrio spp., Aeromonas spp. và các tác nhân khác gây bệnh ở động vật thủy sản nuôi;
d) Nhóm IV (thực vật phù du): Tảo, tảo độc hại, chlorophyll a;
đ) Nhóm V (thuốc bảo vệ thực vật): Nhóm Clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ, nhóm carbamate, nhóm cúc tổng hợp, nhóm neonicotinoid, nhóm avermectin, thuốc trừ cỏ và tổng độ phóng xạ a, b;
e) Nhóm VI (kim loại nặng): Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg, Cr3+, Cr6+, Ni, Mn, Al và Fe tổng số (Fets);
g) Nhóm khác (các chất hữu cơ gây ô nhiễm): Chất hoạt động bề mặt, dầu, mỡ, phenol, CN.
Căn cứ thực tiễn sản xuất, mục đích và nhu cầu quan trắc theo từng giai đoạn, Cục Thủy sản hướng dẫn lựa chọn thông số quan trắc môi trường quy định tại khoản này.
5. Đơn vị quan trắc môi trường có trách nhiệm thực hiện quan trắc:
a) Thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc môi trường từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp và bổ sung kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Thực hiện đo, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo Kế hoạch quan trắc môi trường;
c)[48] Thời gian gửi báo cáo và bản tin thông báo kết quả quan trắc môi trường đến Cục Thuỷ sản và cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh trong thời hạn sau đây:
Đối với các thông số Nhóm I, II (trừ BOD5), không quá 03 (ba) ngày, kể từ khi thu mẫu;
Đối với thông số BOD5 và thông số nhóm III, IV, V, VI và nhóm khác, không quá 07 (bảy) ngày, kể từ khi thu mẫu.
6. Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[49]: Cung cấp thông tin hoạt động nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của đơn vị quan trắc môi trường; trong vòng 01 (một) ngày kể từ khi nhận kết quả quan trắc, gửi báo cáo kết quả cho Cục Thủy sản[50], cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện, ủy ban nhân dân xã vùng quan trắc và các đơn vị liên quan.
7. Báo cáo kết quả quan trắc:
a) Cục Thủy sản[51], Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận: Báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 6 Điều này và báo cáo đột xuất về kết quả quan trắc môi trường thủy sản từ Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[52];
b) Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan: Cung cấp thông tin về môi trường cho các đơn vị quan trắc môi trường, Cục Thủy sản[53], Cục Thú y sau các đợt điều tra, khảo sát, các hoạt động nghiên cứu có liên quan;
c) Khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại một địa phương, đơn vị quan trắc môi trường báo cáo ngay cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[54] ra quyết định cảnh báo và ứng phó kịp thời; đồng thời báo cáo Cục Thủy sản[55], thông báo cho Cục Thú y, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[56] và các đơn vị liên quan phối hợp xử lý;
d) Khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản từ hai địa phương trở lên (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương), Cục Thủy sản[57] trình Bộ ra quyết định cảnh báo và chỉ đạo các biện pháp ứng phó kịp thời, thông báo cho Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[58] và các đơn vị liên quan phối hợp xử lý;
đ)[59] Các biểu mẫu báo cáo và bản tin quan trắc môi trường quy định tại điểm c khoản 5, khoản 6 và các điểm a, b, c, d khoản này thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thủy sản.
8. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản:
a)[60] Cục Thủy sản căn cứ kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ Bộ giao và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quan trắc môi trường thuộc Bộ, tham mưu trình Bộ giao đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường nuôi trồng thuỷ sản hoặc tổ chức lựa chọn đơn vị thực hiện quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc quản lý hoạt động quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản trên phạm vi toàn quốc; hướng dẫn, tập huấn, nâng cao năng lực quan trắc cho địa phương; xây dựng và hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, chia sẻ dữ liệu quan trắc giữa các cơ quan quan trắc, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản và thú y của Trung ương và địa phương; thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y về phạm vi, địa điểm lấy mẫu quan trắc môi trường;
b)[61] Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, đơn vị được giao hoặc đơn vị được lựa chọn thực hiện quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc ứng dụng kết quả quan trắc môi trường vào thực tế; triển khai các biện pháp khắc phục; thông tin, thông báo kết quả quan trắc môi trường; cập nhật vào cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường, báo cáo Cục Thủy sản và các đơn vị liên quan kết quả quan trắc môi trường; căn cứ kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ được giao và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị quan trắc môi trường, tham mưu trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc lựa chọn đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường nuôi trồng thuỷ sản; thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y về phạm vi, địa điểm lấy mẫu quan trắc môi trường;
c) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc; cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc môi trường kịp thời, hiệu quả;
d)[62] Đơn vị được giao hoặc được lựa chọn thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan, thực hiện Kế hoạch quan trắc môi trường đã được phê duyệt; khuyến cáo, hướng dẫn, triển khai các biện pháp khắc phục; thông tin, thông báo kết quả quan trắc môi trường; cập nhật vào cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường, báo cáo Cục Thủy sản và các đơn vị liên quan kết quả quan trắc môi trường.
Điều 10. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
1. Chủ cơ sở nuôi thực hiện giám sát lâm sàng phát hiện bệnh như sau:
a) Hằng ngày, theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 15 và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh; đồng thời báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
2. Nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản chủ động (gọi chung là kế hoạch giám sát) bao gồm:
a) Loài động vật thủy sản được giám sát, địa điểm, thời gian, tần suất lấy mẫu, loại mẫu động vật thủy sản, mẫu môi trường, mẫu thức ăn, số lượng mẫu, các thông tin liên quan và mầm bệnh cần xác định;
b) Dự trù vật tư, hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu, quy trình xét nghiệm, nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch giám sát;
c) Kinh phí chi tiết để triển khai kế hoạch giám sát, bao gồm cả công lấy mẫu, mua mẫu, xử lý và xét nghiệm mẫu; thu thập thông tin, dữ liệu, tổng hợp, quản lý, phân tích, báo cáo kết quả giám sát; tập huấn triển khai, hội thảo, các cuộc họp sơ kết, tổng kết kế hoạch giám sát;
d) Thu thập, tổng hợp, quản lý và phân tích thông tin, dữ liệu giám sát;
đ) Các biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, nhiễm bệnh;
e) Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch giám sát.
3[63]. Xử lý kết quả giám sát: Thực hiện theo quy định tại Điều 15 và Điều 19 của Thông tư này
4. Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b)[64] Cơ sở tham gia giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo Kế hoạch quy định tại Điều 6 Thông tư này, thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản làm giống theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Thú y hoặc được xem xét vận chuyển động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản ra khỏi vùng có dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch;
c) Tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cơ quan quản lý chuyên ngành thú y[65] trong việc lấy mẫu theo kế hoạch giám sát được quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Nhân viên thú y xã có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch giám sát.
6. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[66] có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn nhân viên thú y xã và phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch giám sát, bao gồm cả việc lấy mẫu động vật thủy sản và mẫu môi trường;
b)[67] Tổ chức lấy mẫu, bảo quản và gửi mẫu đến phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm (lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu xét nghiệm bệnh động vật) theo quy định của pháp luật và quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này;
c) Hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh;
d) Báo cáo kết quả giám sát về Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[68].
7. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[69] có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại khoản 5 Điều 16 của Luật thú y;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền của địa phương phê duyệt và bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản của địa phương với nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này; tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát sau khi được phê duyệt;
c) Chỉ đạo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[70] và nhân viên thú y xã phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch giám sát;
d) Phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh[71] và các đơn vị có liên quan thu thập thông tin về kết quả kiểm tra các chỉ tiêu môi trường của cơ sở nuôi;
đ)[72] Tổ chức xét nghiệm mẫu giám sát hoặc hướng dẫn Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện gửi mẫu đến phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật và quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này;
e) Sau khi nhận được kết quả phân tích, xét nghiệm, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[73] thông báo kết quả kèm theo hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng bệnh cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[74] để hướng dẫn chủ cơ sở nuôi thực hiện;
g) Báo cáo kết quả giám sát về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y vùng[75] và Cục Thú y theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Thông tư này để phân tích và định hướng trong công tác phòng dịch bệnh động vật thủy sản.
8. Cục Thú y có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản trên phạm vi toàn quốc; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch giám sát của các địa phương;
c) Xây dựng và hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về giám sát dịch bệnh động vật thủy sản;
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh của các cơ quan Trung ương và địa phương;
đ) Định kỳ rà soát, bổ sung trang thiết bị cơ bản cho các cơ quan thực hiện việc giám sát dịch bệnh của Trung ương.
Điều 11. Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải đảm bảo những nội dung sau:
1. Đối tượng thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn, bao gồm: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quan trắc cảnh báo môi trường, sản xuất, thu gom, ương dưỡng, nuôi trồng, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản, phòng chống dịch bệnh.
2. Nội dung: Chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản.
3. Hình thức: Bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau (tờ rơi, báo đài, hội thảo, tập huấn…) nhưng phải đảm bảo thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả.
4. Thời điểm: Phải được thực hiện trước mùa vụ nuôi, trước thời điểm phát sinh nhiều dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện.
5. Trách nhiệm:
a) Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Cục Thủy sản[76] xây dựng và hướng dẫn triển khai các chương trình, kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[77] chủ trì, phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[78] xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản ở phạm vi địa phương.
1. Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân hoặc chết do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
2. Trong trường hợp dịch bệnh lây lan nhanh trên phạm vi rộng, gây chết nhiều động vật thủy sản, chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, nhân viên thú y xã, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[79] có thể báo cáo vượt cấp lên chính quyền và Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[80], Cục Thú y để kịp thời tổ chức chống dịch.
1. Nguyên tắc điều tra ổ dịch:
a) Điều tra ổ dịch chỉ được thực hiện đối với: Ổ dịch bệnh mới xuất hiện; ổ dịch bệnh thuộc Danh mục bệnh phải công bố dịch xảy ra ở phạm vi rộng, làm chết nhiều động vật thủy sản; khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ cơ sở nuôi;
b) Điều tra ổ dịch phải được thực hiện trong vòng 01 (một) ngày đối với vùng đồng bằng và 02 (hai) ngày đối vùng sâu, vùng xa kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông tin động vật thủy sản chết, có dấu hiệu mắc bệnh;
c) Thông tin về ổ dịch phải được thu thập chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời;
d) Trước khi điều tra phải thu thập đầy đủ thông tin về môi trường nuôi, dịch bệnh; nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, hoá chất cần thiết cho điều tra ổ dịch; dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu; các quy định hiện hành về phòng chống dịch bệnh; nguồn nhân lực, vật lực, tài chính cần thiết và các trang thiết bị bảo hộ; biểu mẫu, dụng cụ thu thập thông tin.
2. Nội dung điều tra ổ dịch:
a) Thu thập thông tin ban đầu về các chỉ tiêu quan trắc môi trường ở thời điểm trước và trong thời gian xảy ra dịch bệnh; xác định các đặc điểm dịch tễ cơ bản và sự tồn tại của ổ dịch; truy xuất nguồn gốc ổ dịch;
b) Điều tra và cập nhật thông tin về ổ dịch tại cơ sở có động vật thủy sản mắc bệnh, bao gồm: Kiểm tra, đối chiếu với những thông tin được báo cáo trước đó; các chỉ tiêu, biến động môi trường (nếu có); kiểm tra lâm sàng, số lượng, loài, lứa tuổi, ngày phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh; diện tích (hoặc số lượng) động vật thủy sản mắc bệnh, độ sâu mực nước nuôi, diện tích (hoặc số lượng) thả nuôi; thức ăn, thuốc, hóa chất đã được sử dụng; hình thức nuôi, quan sát diễn biến tại nơi có dịch bệnh động vật thủy sản; nguồn gốc con giống, kết quả xét nghiệm, kiểm dịch trước khi thả nuôi;
c) Mô tả diễn biến của ổ dịch theo thời gian, địa điểm, động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh; đánh giá về nguyên nhân ổ dịch;
d) Đề xuất tiến hành nghiên cứu các yếu tố nguy cơ; lấy mẫu kiểm tra bệnh khi cần thiết để xét nghiệm xác định mầm bệnh;
đ) Tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra chẩn đoán xác định ổ dịch, xác định dịch bệnh, phương thức lây lan;
e) Báo cáo kết quả điều tra ổ dịch, nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh trong thời gian tiếp theo, đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch.
3. Trách nhiệm điều tra ổ dịch:
a) Nhân viên thú y xã có trách nhiệm đến cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để xác minh thông tin và báo cáo theo biểu mẫu; đồng thời báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này; hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm xác định mầm bệnh;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[81] cử cán bộ đến cơ sở nuôi có động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh để hướng dẫn xử lý ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, xác minh nguồn gốc dịch bệnh và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[82], Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[83] phải báo cáo ngay cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[84];
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[85] thực hiện điều tra theo nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại Điều 14 và báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[86], Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[87] báo cáo ngay cho Chi cục Thú y vùng [88]và Cục Thú y;
d) Chi cục Thú y vùng[89] hướng dẫn, hỗ trợ Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[90] thực hiện điều tra ổ dịch;
đ) Cục Thú y chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc điều tra ổ dịch của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[91]. Trong trường hợp Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[92] cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc triển khai các bước điều tra ổ dịch chưa đạt yêu cầu hoặc ổ dịch có diễn biến phức tạp, Cục Thú y tiến hành điều tra ổ dịch.
Điều 14. Lấy mẫu, chẩn đoán, xét nghiệm xác định mầm bệnh
1[93]. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định mầm bệnh. Trong vòng 01 (một) ngày kể từ khi kết thúc việc lấy mẫu, mẫu phải được gửi đến phòng thử nghiệm theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2[94]. Khi nhận được mẫu bệnh phẩm, phòng thử nghiệm có trách nhiệm thu thập thông tin về mẫu, tổ chức xét nghiệm và trả lời kết quả cho tổ chức, cá nhân gửi mẫu trong thời hạn sau đây:
a) Đối với bệnh do vi rút, ký sinh trùng không quá 02 (hai) ngày;
b) Đối với bệnh do vi khuẩn, nấm không quá 04 (bốn) ngày;
c) Chẩn đoán, xét nghiệm tìm tác nhân không quá 07 (bảy) ngày.
3. Trường hợp không chẩn đoán xác định được mầm bệnh, phòng thử nghiệm[95] thông báo cho cơ quan gửi mẫu và phối hợp với các phòng thử nghiệm khác để thực hiện hoặc báo cáo Cục Thú y để chỉ đạo, hướng dẫn chẩn đoán xác định mầm bệnh.
4. Trường hợp mẫu bệnh phẩm không đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng, phòng thử nghiệm[96] trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan lấy mẫu lại, lấy mẫu bổ sung để chẩn đoán xét nghiệm.
5. Trong cùng một xã, phường, thị trấn, cùng một vùng nuôi có chung nguồn nước cấp và trong cùng giai đoạn có dịch bệnh, khi đã có kết quả xét nghiệm cho những ổ dịch đầu tiên, không nhất thiết phải lấy mẫu xét nghiệm ở những ổ dịch tiếp theo. Kết luận về các ổ dịch tiếp theo được dựa vào dấu hiệu lâm sàng của động vật thủy sản mắc bệnh, môi trường nước nuôi. Trường hợp các ổ dịch tiếp theo có động vật thủy sản mắc bệnh với triệu chứng, bệnh tích lâm sàng không giống với bệnh đã được xác định thì tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm xác định mầm bệnh.
6[97]. Xét nghiệm mẫu để xác định mầm bệnh
a) Trường hợp nghi ngờ, phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới, mẫu bệnh phẩm phải được gửi tới phòng thử nghiệm thuộc Cục Thú y để tổ chức xét nghiệm theo quy trình, hướng dẫn của Cục Thú y hoặc của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng thuỷ sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương (NACA);
b) Trường hợp sử dụng kết quả xác định mầm bệnh để kết luận ổ dịch, công bố dịch, ban hành Quyết định tiêu hủy, mẫu bệnh phẩm phải được xét nghiệm tại phòng thử nghiệm thuộc Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu xét nghiệm bệnh động vật) theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Phòng thử nghiệm sử dụng quy trình, phép thử theo phương pháp đã phê duyệt trên cơ sở hướng dẫn của Cục Thú y hoặc theo hướng dẫn của WOAH/ NACA;
c) Trường hợp sử dụng kết quả xét nghiệm để phục vụ chương trình giám sát dịch bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh của cơ quan có thẩm quyền, mẫu phải được xét nghiệm tại phòng thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu xét nghiệm bệnh động vật) theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và phải sử dụng quy trình, phép thử theo hồ sơ phương pháp đã được phê duyệt.
Điều 15. Xử lý ổ dịch bệnh động vật thuỷ sản
1[98]. Thực hiện quy định tại Điều 33 Luật Thú y; áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của Cục Thú y.
2. Chủ cơ sở nuôi thực hiện xử lý động vật thủy sản mắc bệnh bằng một trong các hình thức sau:
a) Thu hoạch động vật thủy sản mắc bệnh: Thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này đối với động vật thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác;
b) Chữa bệnh động vật thủy sản: Thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh được cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị động vật thủy sản mắc bệnh;
c) Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh: Thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này đối với động vật thủy sản mắc bệnh không thuộc quy định tại điểm a, b khoản này.
3[99]. Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật thủy sản, Cục Thú y ban hành hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng, chống dịch đối với một số bệnh nguy hiểm trên động vật thuỷ sản
Điều 16. Thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch
1. Chủ cơ sở nuôi thu hoạch động vật thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện những yêu cầu sau:
a) Thông báo với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[100] về mục đích sử dụng, khối lượng, các biện pháp xử lý, kế hoạch thực hiện và biện pháp giám sát việc sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh;
b) Không sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh làm giống, thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản khác;
c) Chỉ vận chuyển động vật thủy sản đến các cơ sở thu gom, mua, bán, sơ chế, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở tiếp nhận) và bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh trong quá trình vận chuyển.
2. Ngay sau khi nhận được thông báo của chủ cơ sở, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[101] có trách nhiệm:
a)[102] Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp xã, nhân viên thú y xã và chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản thu hoạch động vật thủy sản, giám sát việc thu hoạch và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 33 Luật Thú y, bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh;
b)[103] Tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, người mua bán, vận chuyển động vật thủy sản thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y để ngăn chặn dịch bệnh động vật lây lan theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Thú y;
c) Báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[104] kết quả thực hiện.
3. Cơ sở tiếp nhận phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về an toàn dịch bệnh trong quá trình sơ chế, chế biến.
Điều 17. Chữa bệnh động vật thủy sản
1. Nguyên tắc chữa bệnh động vật thủy sản:
a) Chỉ chữa bệnh đối với những bệnh có phác đồ điều trị, động vật thủy sản bị bệnh có khả năng được chữa khỏi bệnh và đã xác định được bệnh;
b) Trường hợp chữa bệnh, nhưng động vật thủy sản không khỏi hoặc bị chết trong quá trình chữa bệnh thì thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này; không sử dụng động vật thủy sản không đáp ứng quy định về ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch để làm thực phẩm.
2. Trách nhiệm của chủ cơ sở nuôi:
a) Chủ động chữa bệnh động vật thủy sản mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b)[105] Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 32 Thông tư này.
3. Trách nhiệm của nhân viên thú y xã, thú y tư nhân:
a) Chữa bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[106], Cục Thú y;
b) Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học có trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[107]:
a) Tham gia hướng dẫn thực hiện phác đồ điều trị động vật thủy sản mắc bệnh cho nhân viên thú y xã, thú y tư nhân và người nuôi thủy sản;
b) Báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[108] về hiệu quả của việc áp dụng phác đồ điều trị.
5. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[109]:
a) Hướng dẫn, phổ biến phác đồ điều trị động vật thủy sản mắc bệnh cho nhân viên thú y xã, thú y tư nhân và người nuôi động vật thủy sản;
b) Phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh[110], cơ sở nuôi, các tổ chức, cá nhân thử nghiệm phác đồ điều trị;
c) Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y về hiệu quả của việc áp dụng phác đồ điều trị; đề xuất thử nghiệm, ban hành phác đồ điều trị mới có hiệu quả hơn.
6. Trách nhiệm của Cục Thú y:
a) Ban hành phác đồ điều trị cho một số bệnh động vật thuỷ sản nguy hiểm, có khả năng điều trị;
b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá các phác đồ điều trị; việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học để điều trị bệnh.
Điều 18. Tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh
1[111]. Trình tự thực hiện tiêu hủy:
a) Căn cứ kết quả xét nghiệm xác định mầm bệnh của phòng thử nghiệm quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 14 Thông tư này hoặc văn bản của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết luận động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới theo quy định của pháp luật, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện thông báo cho ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức tiêu huỷ động vật thuỷ sản; báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh để theo dõi và hỗ trợ chuyên môn;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêu huỷ động vật thủy sản mắc bệnh theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan;
c) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định tiêu hủy, Tổ tiêu hủy có trách nhiệm triển khai thực hiện khoanh vùng ổ dịch, tổ chức tiêu hủy và lập biên bản tiêu hủy theo quy định hiện hành.
2. Hóa chất sử dụng để tiêu hủy, khử trùng được xuất từ Quỹ dự trữ Quốc gia, Quỹ dự phòng địa phương, của chủ cơ sở nuôi hoặc các loại hóa chất có công dụng tương đương trong Danh mục thuốc thú y dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
3[112]. Chi phí tiêu hủy động vật thủy sản mắc bệnh và xử lý ổ dịch thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
Điều 19. Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch
1. Chủ cơ sở thực hiện:
a) Khử trùng nước trong bể, ao, đầm; khử trùng công cụ, dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hoá chất được phép sử dụng sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy động vật thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường;
b) Thông báo cho cơ sở nuôi liên kề, có chung nguồn cấp thoát nước để áp dụng các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
2. Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, không làm phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường và cơ sở nuôi khác.
Điều 20[113]. Công bố dịch và tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản
Việc công bố dịch thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Thú y và tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng có dịch thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Thú y
Điều 21. Kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản trong vùng có dịch
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[114] phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản ngay khi quyết định công bố dịch có hiệu lực.
2. Động vật thủy sản chỉ được phép vận chuyển ra ngoài vùng có dịch sau khi đã xử lý theo đúng hướng dẫn và có giấy chứng nhận kiểm dịch của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[115] đối với trường hợp vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
3. Hạn chế vận chuyển qua vùng có dịch giống thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đang công bố. Trường hợp phải vận chuyển qua vùng có dịch phải thông báo và thực hiện theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[116].
Chủ cơ sở nuôi cần áp dụng các biện pháp sau:
1. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi trồng thủy sản.
2. Tăng cường chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho động vật thủy sản nuôi.
3. Không thả mới hoặc thả bổ sung động vật thủy sản mẫn cảm với bệnh dịch đã công bố trong thời gian công bố dịch.
4. Đối với cơ sở nuôi ao, đầm: Hạn chế tối đa bổ sung nước, thay nước trong thời gian địa phương có công bố dịch hoặc cơ sở nuôi xung quanh có thông báo xuất hiện bệnh.
5. Tăng cường giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm động vật thủy sản mắc bệnh, báo cáo với chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y xã và áp dụng biện pháp phòng chống kịp thời.
Điều 23[117]. Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản
Việc công bố hết dịch bệnh động vật thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Thú y.
Điều 24. Trách nhiệm của Cục Thú y
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản;
chương trình giám sát dịch bệnh phục vụ xuất khẩu thủy sản; chương trình nghiên cứu chuyên sâu về dịch tễ, điều tra ổ dịch và xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh động vật thuỷ sản; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; xử lý các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
3. Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất từ Quỹ dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
4. Ban hành và hướng dẫn các địa phương thống nhất sử dụng các biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản.
5. Tổ chức tập huấn về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản cho các Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[118], Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[119] và các đơn vị trực thuộc Cục Thú y.
6[120]. Cung cấp, chia sẻ với Cục Thủy sản thông tin dịch bệnh động vật thuỷ sản.
7. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
8. Cung cấp thông tin dịch bệnh động vật ở phạm vi cả nước cho người dân, cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.
9[121]. Trong trường hợp có dịch bệnh đối với các bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch hoặc bệnh mới mà trong nước chưa có sẵn thuốc thú y để phòng, chống dịch bệnh, Cục Thú y trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc sử dụng thuốc thú y chưa được lưu hành tại Việt Nam để phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp theo quy định tại điểm c, khoản 6 Điều 15 Luật Thú y.
Điều 25. Trách nhiệm của Cục Thủy sản[122]
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Thú y xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về quan trắc môi trường trong nuôi thủy sản; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[123] xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường, hướng dẫn người nuôi thực hiện quan trắc môi trường trong sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; ban hành và hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu ghi chép trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
3. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu an toàn dịch bệnh.
4. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc sử dụng giống, thức ăn, các loại hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường; quản lý môi trường nuôi thủy sản.
5. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát việc thực hiện mùa vụ, việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản, nuôi thủy sản thương phẩm.
6. Định kỳ cung cấp số liệu nuôi trồng thủy sản cho Cục Thú y để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
7. Phối hợp với Cục Thú y trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
Điều 26. Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các ban ngành liên quan của địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản.
2. Bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, hỗ trợ các cơ sở có động vật thủy sản mắc bệnh, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch, khi công bố dịch.
Điều 27. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phê duyệt Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường và Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản;
b) Thành lập Quỹ dự phòng của địa phương về vật tư, hóa chất, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống, bao gồm cả hỗ trợ cho người nuôi có thủy sản mắc bệnh buộc phải tiêu hủy, cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch và khi công bố dịch;
c) Phân công trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Kế hoạch quan trắc môi trường; tổ chức giám sát dịch bệnh động vật thủy sản nuôi và quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương;
d) Chỉ đạo các đơn vị liên quan của địa phương phối hợp với Cục Thú y trong việc tổ chức phòng, chống, giám sát, điều tra dịch bệnh động vật thủy sản tại địa phương;
đ) Chỉ định, chỉ đạo, giám sát việc xử lý, tiêu hủy động vật thủy sản nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh và huy động lực lượng tham gia chống dịch ở địa phương theo đề nghị của cơ quan thú y. Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất từ Quỹ dự trữ quốc gia, Quỹ dự phòng của địa phương theo quy định.
2. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Thông tư này.
3. Quản lý cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh tại địa phương.
4. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản tại địa phương theo quy định tại Thông tư này.
Điều 28. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[124]
1. Điều tra, khảo sát thực địa và xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, bao gồm giám sát, thông tin tuyên truyền về dịch bệnh động vật thủy sản hằng năm tại địa phương; tổ chức thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Chỉ đạo[125], hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh, điều trị và chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở nuôi, buôn bán, bảo quản, vận chuyển động vật thủy sản.
3. Chỉ đạo và hướng dẫn các Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[126], nhân viên thú y xã và chủ cơ sở nuôi thực hiện việc báo cáo dịch bệnh động vật thủy sản theo biểu mẫu; chịu trách nhiệm cấp phát và hướng dẫn Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[127] và người phụ trách công tác thú y xã trong việc sử dụng các biểu mẫu báo cáo.
4. Tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch bệnh cho cán bộ thú y và người nuôi thủy sản; hướng dẫn, chỉ đạo Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[128] phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức tập huấn cho các cơ sở nuôi trên địa bàn quản lý.
5. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật thủy sản.
6. Hướng dẫn, kiểm tra và chỉ đạo các Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện[129] tổ chức giám việc vận chuyển thủy sản được thu hoạch từ ổ dịch về cơ sở sơ chế, chế biến.
7. Phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[130] và sử dụng các thông tin về chỉ tiêu quan trắc môi trường trong xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
8. Định kỳ cung cấp số liệu dịch bệnh động vật thủy sản cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[131] để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp quản lý nuôi trồng thủy sản.
9. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[132] cung cấp thông tin dịch bệnh động vật ở phạm vi địa phương quản lý cho chính quyền, người dân, cơ quan thông tấn báo chí để tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh.
Điều 29. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[133]
1. Hằng năm điều tra, khảo sát thực địa và xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch quan trắc môi trường tại địa phương; tổ chức thực hiện Kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, các cơ sở nuôi theo quy hoạch của địa phương; khôi phục sản xuất sau khi xử lý dịch bệnh.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc áp dụng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, ghi chép biểu mẫu về sản xuất động vật thủy sản giống và nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu an toàn dịch bệnh.
4. Thực hiện hoặc quản lý thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
5. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc sử dụng thức ăn, hóa chất, thuốc, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; xử lý, cải tạo môi trường; thực hiện mùa vụ nuôi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất giống thủy sản và nuôi thủy sản thương phẩm.
6. Định kỳ cung cấp số liệu nuôi trồng thủy sản, quan trắc cảnh báo môi trường cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[134] để làm căn cứ xây dựng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
7. Phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[135], Chi cục Thú y vùng[136], Cục Thú y, Cục Thủy sản[137] trong công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh động vật thủy sản.
8. Đối với những tỉnh không có Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[138] thì các đơn vị được giao quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm như Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[139] trong phòng chống dịch bệnh trên động vật thủy sản.
Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh
1. Phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[140] giám sát thu hoạch, vận chuyển động vật thủy sản mắc bệnh để chế biến thực phẩm khi được yêu cầu.
2. Giám sát việc tiếp nhận động vật thủy sản mắc bệnh tại các cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm thủy sản khi nhận được thông báo của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[141].
3. Chia sẻ thông tin về mất an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản cho Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[142] để làm cơ sở điều tra nguồn gốc thuốc thú y và cảnh báo.
Điều 31. Trách nhiệm của đơn vị quan trắc môi trường
1. Thực hiện quan trắc môi trường theo Kế hoạch quan trắc môi trường được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Thu thập các thông tin có liên quan đến hoạt động quan trắc môi trường và cung cấp kịp thời kết quả quan trắc môi trường cho cơ quan quản lý hoạt động quan trắc môi trường và các đơn vị liên quan.
3. Hướng dẫn và tham gia tập huấn về quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của chủ cơ sở nuôi và các tổ chức, cá nhân hoặc của cơ quan quản lý hoạt động quan trắc.
Điều 32. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ cơ sở nuôi
1. Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; chấp hành các quy định về kiểm dịch, quan trắc môi trường, báo cáo dịch bệnh, lưu trữ các loại hồ sơ liên quan tới quá trình hoạt động của cơ sở như con giống, cải tạo ao đầm, chăm sóc, quản lý động vật thủy sản; xử lý ổ dịch, chất thải và nước thải theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[143], cơ quan chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
2. Hợp tác với Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[144], Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[145] trong việc lấy mẫu thủy sản và mẫu môi trường để kiểm tra các thông số môi trường, dịch bệnh, thu thập thông tin xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến môi trường và dịch bệnh động vật thủy sản.
3. Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu về quan trắc môi trường, giám sát, phòng, chống bệnh động vật thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
4[146]. Chỉ sử dụng thuốc thú y có tên trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y hoặc theo quy định tại khoản 9 Điều 24 Thông tư này; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Sử dụng đúng liều lượng của thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản; ghi chép quá trình sử dụng các loại sản phẩm này.
5. Tham dự các khóa tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, kỹ thuật nuôi do Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh[147], Cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh[148], khuyến nông, khuyến ngư tổ chức.
6. Được hưởng hỗ trợ của nhà nước về phòng, chống dịch theo quy định hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2024.
2. Quy định chuyển tiếp: Đối với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phòng chống dịch bệnh động vật thuỷ sản, quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục triển khai theo chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt.
3. Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC BỆNH ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN PHẢI CÔNG BỐ DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tên bệnh (tên tiếng Anh) | Tác nhân gây bệnh | Một số động vật thủy sản nuôi cảm nhiễm với bệnh[150] |
1 | Bệnh đốm trắng (White spot disease) | White spot syndrome virus (WSSV) |
|
| Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND) | Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực |
|
3 | Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis disease) | Infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) |
|
4 | Bệnh đầu vàng (Yellow head disease) | Yellow head virus (YHV) |
|
5 | Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis disease) | Infectious myonecrosis virus (IMNV) |
|
6 | Hội chứng Taura (Taura syndrome) | Taura syndrome virus (TSV) |
|
| Bệnh sữa trên tôm hùm (Milky haemolymph disease of spiny lobsters - MHDSL) | Rickettsia-like |
|
8 | Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring viraemia of carp) | Spring viraemia of carp virus (SVCV) |
|
9 | Bệnh do KHV (Koi herpesvirus disease) | Koi herpesvirus (KHV) |
|
10 | Bệnh hoại tử thần kinh (Viral nervous necrosis/Viral encephalopathy and retinopathy) | Betanodavirus |
|
11 | Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn (Enteric septicaemia of catfish) | Edwardsiella ictaluri |
|
12 | Bệnh do Perkinsus | Perkinsus marinus, P. olseni |
|
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐỐM TRẮNG DO VI RÚT Ở TÔM NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Được bãi bỏ)
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH Ở TÔM NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Được bãi bỏ)
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH GAN THẬN MỦ, BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Được bãi bỏ)
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỮA TRÊN TÔM HÙM NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Được bãi bỏ)
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TIÊU HỦY ĐỘNG VẬT THỦY SẢN MẮC BỆNH, CHẾT VÌ BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Bước 1: Yêu cầu khu cách ly và hố xử lý động vật thủy sản
- Khu cách ly phải được đặt ở vị trí khô ráo, cách khu vực nuôi, nguồn nước cấp, nhà ở và nguồn nước sinh hoạt tối thiểu 50 m.
- Yêu cầu về hố xử lý:
+ Có hình vuông hoặc hình chữ nhật, sâu tối thiểu 1m; tùy theo số lượng động vật thủy sản cần tiêu hủy mà thiết kế hố xử lý có kích thước phù hợp;
Ví dụ: Nếu cần chôn 1 tấn cá thì hố xử lý cần có kích thước là 1,5-2 m (sâu) x 1,5-2 m (rộng) x 1,5-2 m (dài).
+ Có thể làm theo kiểu bể xi măng; nếu là hố đất thì xung quanh và đáy hố xử lý phải được lót kín bằng các vật liệu không thấm nước (như bạt nilon); trên miệng hố phải có nắp đậy kín và có hàng rào để ngăn chặn động vật xâm nhập và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Bước 2: Vớt toàn bộ động vật thủy sản chết ra khỏi ao/bể nuôi ngay khi phát hiện bằng vợt chuyên dụng và cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín và có nắp đậy và vận chuyển động vật thủy sản chết đến hố xử lý. Đối với các trường hợp động vật thủy sản mắc bệnh, nhiễm bệnh nếu không thực hiện vớt động vật thủy sản được thì tiến hành tiêu hủy tại ao/bể bằng hóa chất có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y.[155]
Bước 3: Tiêu hủy bằng hóa chất
- Loại hóa chất và liều lượng: sử dụng các hóa chất có tác dụng tiêu độc khử trùng mạnh thuộc Danh mục hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam như: Chlorine, formol, thuốc tím, vôi bột.
- Cách tiêu hủy: rải một lớp vôi bột xuống đáy hố (1 kg/m2), đổ động vật thủy sản vào, phun thuốc sát trùng (ví dụ Chlorine) hoặc rắc vôi bột lên trên, lấp đất; phải đảm bảo lớp đất phủ lên động vật thủy sản phải dày ít nhất là 1m. Phun sát trùng khu vực chôn lấp./.
[1] Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024) có căn cứ ban hành như sau:
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.
[2] Bổ sung cụm từ “quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản” sau cụm từ “động vật thuỷ sản nuôi” theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[3] Bổ sung cụm từ “quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản” sau cụm từ “động vật thuỷ sản” theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[4] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[5] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[6] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[7] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[8] Bổ sung cụm từ “bằng một trong các hình thức: điện thoại, gặp trực tiếp, gửi văn bản hoặc gửi thư điện tử (email)” sau cụm từ “nơi gần nhất” theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[9] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[10] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-
BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[11] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[12] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[13] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[14] Bổ sung cụm từ “truyền nhiễm” sau cụm từ “có dấu hiệu mắc bệnh” theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[15] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[16] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[17] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[18] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[19] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[20] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024,có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[21] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[22] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[23] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[24] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[25] Cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y" theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[26] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[27] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[28] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[29] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[30] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[31] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[32] Điểm này sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[33] Điểm này sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[34] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[35] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[36] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[37] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[38] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[39] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[40] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[41] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[42] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[43] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[44] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[45] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[46] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[47] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[48] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[49] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[50] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[51] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[52] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[53] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[54] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[55] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[56] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[57] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[58] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[59] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[60] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[61] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[62] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[63] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[64] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[65] Cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y" theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[66] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[67] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[68] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[69] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[70] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024
[71] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[72] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[73] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[74] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[75] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024
[76] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[77] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[78] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[79] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[80] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[81] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[82] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[83] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[84] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[85] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[86] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[87] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[88] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[89] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[90] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[91] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[92] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[93] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[94] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[95] Cụm từ “phòng thử nghiệm được chỉ định” được thay thế bằng cụm từ “phòng thử nghiệm” theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[96] Cụm từ “phòng thử nghiệm được chỉ định” được thay thế bằng cụm từ “phòng thử nghiệm” theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[97] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[98] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[99] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[100] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024
[101] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024
[102] Điểm này được sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 23 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[103] Điểm này được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[104] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[105] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[106] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[107] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024
[108] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[109] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[110] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[111] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[112] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 25 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[113] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[114] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[115] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[116] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[117] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 27 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[118] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024
[119] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[120] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[121] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[122] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[123] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[124] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[125] Bổ sung cụm từ “chỉ đạo” trước cụm từ “hướng dẫn kiểm tra và giám sát…” theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[126] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[127] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[128] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[129] Cụm từ “Trạm Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện” theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[130] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[131] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[132] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[133] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[134] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[135] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[136] Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay thế bằng cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[137] Cụm từ “Tổng cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cục Thủy sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[138] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[139] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[140] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[141] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[142] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[143] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[144] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[145] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[146] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 29 Điều 1 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[147] Cụm từ “Chi cục Thú y” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024
[148] Cụm từ “Chi cục Thủy sản” được thay thế bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh” theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[149] Điều 3 của Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024 quy định như sau:
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2024.
2. Quy định chuyển tiếp: Đối với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về phòng chống dịch bệnh động vật thuỷ sản, quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, tiếp tục triển khai theo chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt.
3. Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Thủy sản, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
[150] Cột này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[151] Phụ lục II được bãi bỏ theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[152] Phụ lục III được bãi bỏ theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[153] Phụ lục IV được bãi bỏ theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[154] Phụ lục V được bãi bỏ theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.
[155] Thay thế cụm từ “Bước 2: Vớt toàn bộ động vật thủy sản chết ra khỏi ao ngay khi phát hiện bằng vợt chuyên dụng và cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín và có nắp đậy. Vận chuyển động vật thủy sản chết đến hố xử lý” bằng cụm từ “Bước 2: Vớt toàn bộ động vật thủy sản chết ra khỏi ao/bể nuôi ngay khi phát hiện bằng vợt chuyên dụng và cho vào thùng kim loại hoặc thùng nhựa đáy kín và có nắp đậy và vận chuyển động vật thủy sản chết đến hố xử lý. Đối với các trường hợp động vật thủy sản mắc bệnh, nhiễm bệnh nếu không thực hiện vớt động vật thủy sản được thì tiến hành tiêu hủy tại ao/bể bằng hóa chất có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan thú y.” theo quy định tại khoản 16 Điều 2 Thông tư số 12/2024/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2024, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2024.