Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/VBHN-NHNN

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2024

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

2. Thông tư số 12/2023/TT-NHNN ngày 12 tháng 10 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

3. Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09 tháng 8 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2024.

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11;

Căn cứ Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[1],[2],[3].

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định tại Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ bao gồm:

a) Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức (sau đây gọi là dự trữ ngoại hối chính thức);

b) Quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng), Kho bạc Nhà nước gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác;

c) Chế độ hạch toán, báo cáo, công bố và cung cấp thông tin liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (sau đây gọi là Ban điều hành);

b)[4] Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Pháp chế, Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Truyền thông.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Thu nhập từ đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức là các khoản lãi, lợi nhuận phát sinh từ việc gửi ngoại tệ và vàng ở nước ngoài; mua, bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài; mua, bán, nắm giữ chứng khoán và các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc).

2. Chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức là các khoản chi phí để mở và duy trì tài khoản các loại ngoại tệ và vàng tại các đối tác nước ngoài, phí môi giới, phí ủy thác đầu tư và các chi phí khác phát sinh trong quá trình đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trên thị trường quốc tế.

3. Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý bao gồm:

a) Vàng tiêu chuẩn quốc tế là vàng đạt tiêu chuẩn 99,99% có dấu kiểm định chất lượng, trọng lượng và có mác hiệu của nhà sản xuất vàng được chứng nhận bởi Hiệp hội Thị trường vàng London (LBMA);

b) Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và mã ký hiệu của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ;

c) Vàng tài khoản là số dư vàng trên tài khoản ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:

- Số dư vàng tiêu chuẩn quốc tế sẵn sàng chuyển về nước theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

- Số dư vàng sẵn sàng để chuyển đổi sang vàng tiêu chuẩn quốc tế;

- Số dư vàng sẵn sàng để bán hoặc chuyển đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

d) Vàng khác do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Điều 3. Xây dựng mức dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hằng năm và hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

1. Mức dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hằng năm được xây dựng trên cơ sở:

a) Mức dự trữ ngoại hối nhà nước đạt được năm trước;

b) Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước;

c) Dự báo cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại hối năm tiếp theo;

d) Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm tiếp theo;

đ)[5] Dự kiến về lượng ngoại hối can thiệp ròng trong năm và dự kiến về lượng ngoại hối sử dụng trong năm cho các yêu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

e)[6] (được bãi bỏ)

2.[7] Muộn nhất cuối quý I hằng năm hoặc sau khi có đủ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê xác định mức dự trữ ngoại hối nhà nước trong năm trình Thống đốc phê duyệt để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được xây dựng trên cơ sở:

a) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;

b) Tình hình cán cân thanh toán quốc tế năm trước và dự báo cán cân thanh toán quốc tế năm tiếp theo;

c)[8] Tình hình can thiệp và xu hướng can thiệp ròng trên thị trường trong nước, thị trường vàng trong nước.

4.[9] Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê xác định hạn mức của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ.

Điều 4. Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác

1. Tiêu chuẩn đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước:

a)[10] Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác đầu tư bao gồm: tiêu chuẩn lựa chọn đối tác gửi ngoại tệ và vàng; đối tác phát hành chứng khoán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; đối tác giao dịch ngoại tệ và vàng; đối tác giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá; đối tác lưu ký chứng khoán, giấy tờ có giá và vàng; đối tác thực hiện ủy thác đầu tư và đối tác thực hiện các hình thức đầu tư khác trên thị trường quốc tế theo mức xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thị trường quốc tế được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn để tham chiếu;

b) Tiêu chuẩn lựa chọn chứng khoán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ bao gồm: các loại chứng khoán, giấy tờ có giá và thời hạn đối với từng loại chứng khoán, giấy tờ có giá.

2.[11] Tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác bao gồm: đối tác xuất khẩu, nhập khẩu vàng; đối tác chuyển đổi vàng miếng sang vàng tiêu chuẩn quốc tế và các đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác của Ngân hàng Nhà nước.

3. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn đầu tư và lựa chọn đối tác:

a) Hệ thống xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thị trường quốc tế được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn để tham chiếu;

b) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;

c) Tình hình thị trường tài chính quốc tế.

4.[12] Hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:

a) Hạn mức tối đa được phép đầu tư theo đối tác (bao gồm cả đối tác lưu ký chứng khoán, giấy tờ có giá);

b) Hạn mức tối đa được phép đầu tư theo hình thức đầu tư.

5.[13] Định kỳ 06 tháng, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê đánh giá tình hình quản lý và thực hiện tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác; xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác cho kỳ tiếp theo báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.

6. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[14] có trách nhiệm:

a) Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác theo Quyết định của Thống đốc;

b) Lựa chọn đối tác đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác trên cơ sở tiêu chuẩn đã được Thống đốc quyết định;

c)[15] (được bãi bỏ)

6a.[16] Trường hợp thị trường tài chính trong nước và quốc tế có biến động, trường hợp phương pháp đánh giá xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín trên thế giới có thay đổi và các trường hợp khác có ảnh hưởng tới việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước báo cáo Trưởng Ban Điều hành. Trên cơ sở chỉ đạo của Trưởng Ban điều hành, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.

7. Thống đốc quyết định hoặc ủy quyền cho Trưởng Ban điều hành quyết định tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác trong từng thời kỳ.

Chương II

QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CHÍNH THỨC

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 5. Hình thức đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức

1. Dự trữ ngoại hối chính thức được đầu tư trên thị trường quốc tế thông qua các hình thức:

a) Gửi ngoại tệ và vàng ở nước ngoài;

b) Mua, bán ngoại tệ và vàng ở nước ngoài;

c) Mua, bán, nắm giữ chứng khoán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;

d) Ủy thác đầu tư;

đ) Các hình thức đầu tư khác.

2.[17] Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê nghiên cứu và báo cáo Trưởng Ban Điều hành trình Thống đốc phê duyệt:

a) Bổ sung hình thức đầu tư khác trong từng thời kỳ;

b) Hướng dẫn đầu tư đối với hình thức ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác đã được Thống đốc phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản này trong từng thời kỳ.

3.[18] Căn cứ phê duyệt của Thống đốc về bổ sung hình thức đầu tư, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước bổ sung hình thức đầu tư khác vào cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trình Thống đốc quyết định. Trên cơ sở Quyết định cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức của Thống đốc, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước bổ sung hình thức đầu tư khác vào phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức.

4.[19] Căn cứ phê duyệt của Thống đốc về hướng dẫn đầu tư đối với việc ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước trình Trưởng Ban điều hành phê duyệt đối tác, các nội dung thỏa thuận với đối tác. Trên cơ sở phê duyệt của Trưởng Ban điều hành, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện đầu tư và ủy thác đầu tư.

Điều 6. Xây dựng và tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức[20]

1. Nội dung cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm:

a) Cơ cấu theo ngoại tệ: loại ngoại tệ và tỷ lệ phần trăm theo loại ngoại tệ;

b) Cơ cấu theo thời hạn đầu tư ngoại tệ: tỷ lệ đầu tư ngắn hạn dưới 01 năm, trung hạn từ 01 đến dưới 03 năm và dài hạn từ 03 năm trở lên đối với Quỹ Dự trữ ngoại hối; tỷ lệ đầu tư không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 01 năm đối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;

c) Cơ cấu theo hình thức đầu tư ngoại tệ: tỷ lệ tiền gửi, các loại chứng khoán, giấy tờ có giá, ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác đối với Quỹ Dự trữ ngoại hối; tỷ lệ tiền gửi, các loại chứng khoán, giấy tờ có giá và các hình thức đầu tư khác đối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;

d) Cơ cấu vàng: khối lượng các loại vàng của Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;

đ) Mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

2. Định kỳ 06 tháng, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê đánh giá tình hình quản lý và thực hiện cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức; xây dựng cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức cho kỳ tiếp theo báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.

3. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức theo Quyết định của Thống đốc vào ngày làm việc cuối cùng của tháng.

4. Trường hợp thị trường tài chính trong nước và quốc tế có biến động, trường hợp thay đổi trong mục tiêu chính sách tiền tệ và xu thế đầu tư vào các loại ngoại tệ và vàng trong dự trữ quốc tế của các nước trên thế giới, trường hợp quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước biến động và các trường hợp khác có ảnh hưởng tới việc tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước báo cáo Trưởng Ban điều hành. Trên cơ sở chỉ đạo của Trưởng Ban điều hành, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.

5. Thống đốc quyết định hoặc ủy quyền cho Trưởng Ban điều hành quyết định cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức.

Điều 7. Xây dựng và thực hiện phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức

1. Nội dung của phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức bao gồm:

a) Các hình thức đầu tư dự kiến áp dụng;

b) Phương thức đầu tư dự kiến phân bổ theo các hình thức đầu tư;

c) Các công cụ phái sinh có thể áp dụng trong trường hợp cần thiết để phòng ngừa rủi ro trên cơ sở các nghiệp vụ phái sinh được phê duyệt theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức được xây dựng trên cơ sở:

a) Cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng đã được Thống đốc quyết định;

b) Hướng dẫn đầu tư đối với hình thức ủy thác đầu tư trong từng thời kỳ được Thống đốc quyết định;

c) Hình thức đầu tư khác và hướng dẫn đầu tư đối với các hình thức đầu tư khác được Thống đốc quyết định trong từng thời kỳ;

d) Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh và hạn mức áp dụng đối với từng nghiệp vụ được Thống đốc quyết định;

đ) Tình hình diễn biến lãi suất, tỷ giá các đồng tiền thuộc dự trữ ngoại hối chính thức và giá vàng trên thị trường quốc tế;

e)[21] Số dư dự trữ ngoại hối nhà nước tại thời điểm cuối quý trước, dự kiến về xu hướng can thiệp ngoại hối ròng trong quý, sử dụng ngoại hối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

3.[22] Định kỳ hằng quý hoặc khi cần thiết, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Dự báo, thống kê đánh giá tình hình thực hiện phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức kỳ trước và xây dựng phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức kỳ tiếp theo trình Trưởng Ban điều hành phê duyệt. Thời hạn phê duyệt phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức hằng quý muộn nhất vào ngày làm việc thứ 8 của tháng đầu tiên hằng quý.

4. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[23] chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức được Trưởng Ban điều hành phê duyệt.

Điều 8. Thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh[24]

1. Căn cứ nhu cầu quản trị rủi ro đối với hoạt động đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định việc sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh và hạn mức áp dụng đối với từng nghiệp vụ.

2. Trên cơ sở các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, hạn mức áp dụng đối với từng nghiệp vụ đã được Thống đốc quyết định và phương án đầu tư đã được Trưởng Ban điều hành phê duyệt, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tổ chức thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

Điều 9. Việc mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước[25]

1. Mua ngoại tệ từ ngân sách nhà nước:

Căn cứ vào kế hoạch bán ngoại tệ hằng năm của ngân sách nhà nước và văn bản đề nghị bán ngoại tệ của Bộ Tài chính và/hoặc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước từ ngân sách nhà nước với tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước:

a) Căn cứ văn bản đề nghị mua ngoại tệ của Bộ Tài chính để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xây dựng phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước trình Thống đốc phê duyệt và thông báo với Bộ Tài chính;

b) Căn cứ vào phương án cân đối bán ngoại tệ đã được Thống đốc phê duyệt, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện việc bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước với tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tỷ giá mua, bán ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước:

a) Trường hợp mua, bán đô la Mỹ, tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ bằng tỷ giá mua, bán giao ngay tại phương án can thiệp; nếu tại thời điểm thực hiện không có phương án can thiệp hoặc tại phương án can thiệp không có nội dung về tỷ giá giao ngay thì áp dụng tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ bằng tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng đối với ngày thực hiện giao dịch;

b) Trường hợp mua, bán ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ, tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ được áp dụng trên cơ sở tỷ giá tính chéo của tỷ giá xác định tại điểm a khoản này và tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán giữa loại ngoại tệ được mua, bán và đô la Mỹ được niêm yết trên thị trường ngoại hối quốc tế thông qua hệ thống mạng thông tin Refinitiv hoặc Bloomberg trước 10 giờ sáng của ngày giao dịch.

Điều 10. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng[26]

1. Căn cứ cơ cấu đầu tư vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ Quản lý ngoại hối và các đơn vị liên quan báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc phê duyệt việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng, bao gồm:

a) Khối lượng vàng xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Loại vàng cần xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Nguyên tắc xác định giá vàng xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu vàng;

đ) Các nội dung khác có liên quan.

2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng để đối ứng với khối lượng vàng đã mua, bán can thiệp thị trường vàng trong nước được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

3. Trên cơ sở phê duyệt của Thống đốc đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện việc giao dịch với đối tác nước ngoài, thực hiện thủ tục thanh toán và hướng dẫn giao, nhận. Cục Phát hành và Kho quỹ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục hải quan, giao vàng, nhận vàng.

Mục 2. QUẢN LÝ QUỸ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI

Điều 11. Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng[27]

1. Trong trường hợp số dư ngoại hối của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng không đáp ứng được yêu cầu can thiệp, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

2. Trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước trình Thống đốc ban hành Quyết định điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

3. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng theo Quyết định của Thống đốc.

Điều 12. Hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

1. Việc hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Đảm bảo tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức đã được phê duyệt;

b) Không làm thay đổi số dư quy đô la Mỹ của hai Quỹ tại thời điểm hoán đổi.

2. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[28] trình Thống đốc phê duyệt phương án hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

3. Thống đốc ủy quyền:

a) Trưởng Ban điều hành phê duyệt phương án hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng;

b) Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[29] quyết định việc thực hiện việc hoán đổi ngoại hối giữa Quỹ Dự trữ ngoại hối với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trên cơ sở phương án đã được phê duyệt.

Điều 13. Thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế

1. Căn cứ các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương, Vụ Hợp tác quốc tế làm đầu mối, phối hợp với Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[30], Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch xây dựng, trình Thống đốc ban hành quy trình tổ chức thực hiện các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương.

2. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[31] trình Thống đốc quyết định việc sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối thực hiện các thỏa thuận hoán đổi song phương và đa phương đã ký kết theo quy trình được quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước[32]

1.[33] Căn cứ vào đề xuất của Bộ Tài chính về việc sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì trình Thống đốc có ý kiến đối với đề xuất của Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và công văn đề nghị của Bộ Tài chính, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước trình Thống đốc ban hành Quyết định sử dụng ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước.

3. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện việc trích ngoại hối theo Quyết định của Thống đốc, báo cáo Trưởng Ban điều hành đồng gửi các Vụ có liên quan.

4. Trường hợp sử dụng ngoại hối để tạm ứng hoặc cho vay ngân sách nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có trách nhiệm hạch toán, theo dõi và thu hồi các khoản tạm ứng và cho vay theo Quyết định của Thống đốc, hằng quý báo cáo Thống đốc và Trưởng Ban điều hành tiến độ hoàn trả các khoản tạm ứng và cho vay, đồng gửi Vụ Kiểm toán nội bộ.

5.[34] Trường hợp các khoản tạm ứng và cho vay theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Quỹ Dự trữ ngoại hối cho các nhu cầu đột xuất, cấp bách của Nhà nước không được hoàn trả, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc có ý kiến với Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thu hồi.

Mục 3. QUẢN LÝ QUỸ BÌNH ỔN TỶ GIÁ VÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG

Điều 15. Can thiệp thị trường trong nước[35]

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường trong nước thông qua các hình thức sau:

a) Mua, bán ngoại tệ với đồng Việt Nam dưới hình thức mua, bán ngoại tệ giao ngay; mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; mua, bán quyền chọn mua, quyền chọn bán ngoại tệ hoặc các hình thức mua bán khác do Thống đốc quyết định;

b) Hoán đổi ngoại tệ với đồng Việt Nam;

c) Các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Vụ Chính sách tiền tệ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:

a) Báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các hình thức can thiệp thị trường trong nước khác được quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Trình Thống đốc quyết định các hình thức mua bán khác được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Đề xuất phương án can thiệp thị trường trong nước báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc phê duyệt.

3. Việc bán ngoại tệ cho các dự án đã được Chính phủ bảo lãnh và cam kết chuyển đổi ngoại tệ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn quy trình chuyển đổi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho các dự án được Chính phủ cam kết bảo lãnh và hỗ trợ chuyển đổi ngoại tệ.

4. Nội dung phương án can thiệp thị trường trong nước bao gồm: Thời gian can thiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá can thiệp, số lượng ngoại tệ can thiệp, hình thức can thiệp, đối tác thực hiện can thiệp và các nội dung khác có liên quan.

5. Cơ sở xây dựng phương án can thiệp thị trường trong nước:

a) Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá;

b) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;

c) Các nội dung có liên quan về tình hình thị trường ngoại tệ và/hoặc tình hình thanh khoản đồng Việt Nam;

d) Các yếu tố khác (nếu cần thiết).

6. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện phương án can thiệp thị trường trong nước đã được phê duyệt.

Điều 16. Can thiệp thị trường vàng trong nước

1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp thị trường vàng trong nước thông qua các hình thức sau:

a) Mua vàng bằng đồng Việt Nam;

b) Bán vàng thu đồng Việt Nam;

c) Hoán đổi vàng với đồng Việt Nam;

d) Các hình thức can thiệp thị trường vàng khác được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ và Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[36] báo cáo Thống đốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các hình thức can thiệp thị trường vàng khác.

3. Trường hợp cần can thiệp thị trường vàng, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ và Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[37] đề xuất phương án can thiệp thị trường vàng báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc phê duyệt.

4. Nội dung phương án can thiệp thị trường vàng bao gồm: Thời điểm can thiệp, khối lượng can thiệp, hình thức can thiệp, giá vàng can thiệp và các nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật về hoạt động mua, bán vàng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước.

5. Cơ sở xây dựng phương án can thiệp thị trường vàng:

a) Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và quản lý thị trường vàng;

b) Quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước;

c) Diễn biến cung, cầu vàng trong nước;

d) Diễn biến giá vàng trên thị trường ngoại hối trong nước.

6. Giá mua, bán vàng của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước.

7. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[38] thực hiện phương án can thiệp thị trường vàng đã được phê duyệt và báo cáo Thống đốc, Trưởng Ban điều hành và đồng gửi các Vụ có liên quan.

8. Thống đốc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[39] quyết định việc thực hiện mua, bán vàng trên thị trường trong nước và quốc tế theo phương án can thiệp thị trường vàng đã được phê duyệt.

Điều 17. Bán hoặc tạm ứng ngoại tệ cho các nhu cầu ngoại hối phát sinh từ các nghiệp vụ tác nghiệp, quản lý của Ngân hàng Nhà nước[40]

 1. Các nhu cầu ngoại hối phát sinh từ các nghiệp vụ tác nghiệp, quản lý của Ngân hàng Nhà nước bao gồm trả phí nước ngoài, góp vốn và các nhu cầu ngoại hối khác phục vụ tác nghiệp, quản lý của Ngân hàng Nhà nước, trừ việc bán ngoại tệ cho cán bộ đi công tác nước ngoài.

2. Căn cứ lượng ngoại hối phát sinh từ các nghiệp vụ tác nghiệp, quản lý của Ngân hàng Nhà nước được phê duyệt, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[41] sử dụng ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng để bán hoặc tạm ứng ngoại tệ cho các nhu cầu ngoại hối đó với tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

Điều 18. Mua ngoại tệ từ tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác khác trên thị trường trong nước[42]

Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[43] thực hiện việc mua ngoại tệ bằng đồng Việt Nam từ tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác khác trên thị trường trong nước với tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

Điều 19. Mua, bán vàng đối ứng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường vàng trong nước

1. Vụ Quản lý ngoại hối làm đầu mối đề xuất việc mua vàng, bán vàng trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng hoặc bán vàng ra nước ngoài để đối ứng với khối lượng vàng đã bán, mua can thiệp tại phương án can thiệp thị trường vàng báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định.

2. Căn cứ các quy định của pháp luật về hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước và Quyết định của Thống đốc về cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[44] lựa chọn đối tác, mở tài khoản, mua vàng, bán vàng trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng hoặc bán vàng ra nước ngoài để đối ứng với khối lượng vàng đã bán, mua can thiệp theo phương án can thiệp thị trường vàng đã được phê duyệt.

3. Việc mua vàng, bán vàng trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng theo khoản 2 Điều này thực hiện trong thời hạn 01 giờ kể từ thời điểm kết thúc thời hạn xác nhận giao dịch mua, bán vàng miếng giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hoạt động mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp xảy ra các sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nêu trên.

4. Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[45] quyết định khối lượng, giá (theo giá thị trường quốc tế tại thời điểm quyết định mua, bán), đối tác mua, bán khi thực hiện giao dịch mua, bán vàng theo quy định tại khoản 2 Điều này. Mức chênh lệch tối đa giữa tổng khối lượng vàng mua, bán trên thị trường quốc tế với tổng khối lượng vàng miếng Ngân hàng Nhà nước bán, mua với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp theo văn bản xác nhận giao dịch đã ký kết được quy đổi theo đơn vị đo lường tiêu chuẩn trên thị trường vàng quốc tế là 01 ki-lo-gam.

5. Việc quy đổi khối lượng vàng quy định tại khoản 4 Điều này thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) 1 lượng = 37,5 gram;

b) 1 gram = 0,0321507465 troy ounce;

c) Số lượng vàng tính theo troy ounce (gross weight) = số lượng vàng tính theo lượng x 37,5 x 0,0321507465;

d) Số lượng vàng tính theo fine troy ounce (fine gold content) = số lượng vàng tính theo troy ounce (gross weight) x hàm lượng (99,99%).

Điều 20. Tổ chức sản xuất vàng miếng

1. Căn cứ nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước và cơ cấu vàng thuộc Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, Vụ Quản lý ngoại hối phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[46] và các đơn vị có liên quan báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định phương án sản xuất vàng miếng.

2. Việc tổ chức sản xuất vàng miếng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quyết định của Thống đốc về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 21. Chuyển đổi từ vàng miếng và vàng khác sang vàng tiêu chuẩn quốc tế

1. Căn cứ vào nhu cầu can thiệp thị trường vàng trong nước, cơ cấu vàng thuộc Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[47] và các đơn vị liên quan xây dựng phương án chuyển đổi vàng miếng và vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối chính thức sang vàng tiêu chuẩn quốc tế trình Thống đốc quyết định.

2. Trên cơ sở phương án chuyển đổi vàng miếng và vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối chính thức sang vàng tiêu chuẩn quốc tế đã được Thống đốc phê duyệt, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[48] phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Pháp chế và Cục Phát hành và Kho quỹ ký hợp đồng với đối tác để thực hiện việc chuyển đổi; Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[49] thực hiện thủ tục thanh toán và hướng dẫn giao, nhận vàng; Cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện thủ tục hải quan, giao vàng, nhận vàng.

Điều 22. Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ Dự trữ ngoại hối.

1. Muộn nhất ngày 10 của tháng đầu hàng quý, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[50] thông báo hạn mức ngoại hối của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng áp dụng trong quý gửi các đơn vị thành viên Ban điều hành và Vụ Kiểm toán nội bộ.

2.[51] Số dư thực tế của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng vào ngày làm việc cuối cùng của tháng phải đảm bảo phù hợp với hạn mức đã được thông báo trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp số dư Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng vượt hạn mức cho phép, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[52] trình Thống đốc phê duyệt và thực hiện điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ Dự trữ ngoại hối để đảm bảo số dư thực tế của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng tuân thủ hạn mức đã được thông báo.

3.[53] Trường hợp số dư Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng vượt hạn mức cho phép nhưng việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ Dự trữ ngoại hối ảnh hưởng tới việc tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức, muộn nhất vào 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[54] trình Thống đốc phê duyệt và thực hiện điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ Dự trữ ngoại hối.

4.[55] Thống đốc ủy quyền cho Trưởng ban điều hành quyết định việc điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng sang Quỹ Dự trữ ngoại hối đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Chương III

QUẢN LÝ TIỀN GỬI NGOẠI TỆ VÀ VÀNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN NGOẠI HỐI KHÁC

Điều 23. Nghiệp vụ quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác

1. Tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác được quản lý thông qua các nghiệp vụ sau:

a) Đầu tư ngắn hạn trên thị trường quốc tế bao gồm:

- Gửi ngoại tệ và vàng ngắn hạn ở nước ngoài;

- Mua, bán, nắm giữ chứng khoán, giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường quốc tế;

- Các hình thức đầu tư ngắn hạn khác;

b) Tiền mặt ngoại tệ tại quỹ;

c) Vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng miếng và vàng khác lưu tại các kho của Ngân hàng Nhà nước;

d) Các nghiệp vụ quản lý khác.

2.[56] Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị có liên quan báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định việc bổ sung các hình thức đầu tư ngắn hạn khác và các nghiệp vụ quản lý khác quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này trong từng thời kỳ.

Điều 24. Nguyên tắc đầu tư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác

Việc đầu tư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Bảo đảm an toàn thông qua việc tuân thủ tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước đã được phê duyệt.

2. Thời hạn đầu tư dưới 01 năm.

3. Đảm bảo thanh khoản theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngoại hối của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khi cần thiết.

Điều 25. Hướng dẫn đầu tư đối với tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác[57]

1. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Dự báo, thống kê và các đơn vị có liên quan báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định hướng dẫn đầu tư đối với tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác trong từng thời kỳ.

2. Căn cứ hướng dẫn đầu tư đã được Thống đốc quyết định, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tổ chức thực hiện đầu tư đối với nguồn tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác.

Chương IV

CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, CÔNG BỐ VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN

Điều 26. Chế độ hạch toán

1. Thu nhập và chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức không bao gồm:

a) Chênh lệch từ việc đánh giá lại các tài sản thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước;

b)[58] Thu nhập và chi phí liên quan đến việc tuân thủ cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trong các trường hợp cần thiết theo phê duyệt của Thống đốc, đáp ứng nhu cầu ngoại hối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Chi phí liên quan đến gia công, chế tác, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển đổi, lưu kho vàng;

d)[59] Chi phí liên quan đến các hoạt động can thiệp thị trường trong nước, thị trường vàng trong nước;

đ) Thu nhập và chi phí liên quan đến nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương;

e) Thu nhập và chi phí liên quan đến quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác;

g) Các khoản thu nhập và chi phí khác không liên quan đến đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức.

2.[60] Nguyên tắc xác định giá vàng:

a) Giá vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước tính theo đơn vị USD/g và VND/g và được làm tròn đến 3 chữ số sau dấu thập phân;

b) Giá vàng tiêu chuẩn quốc tế thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được xác định như sau:

Giá 01g vàng quy USD = giá Bid trên màn hình Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo * 0,0321507465;

Giá 01g vàng quy VND = giá Bid trên màn hình Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo * 0,0321507465 * tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày báo cáo;

c) Vàng tài khoản, vàng miếng và vàng khác do Ngân hàng Nhà nước quản lý hạch toán theo giá vàng tiêu chuẩn quốc tế.

3.[61] Tỷ giá hạch toán đối với các ngoại tệ khác ngoài đô la Mỹ thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước công bố và tỷ giá giữa các loại ngoại tệ niêm yết trên màn hình Refinitiv hoặc Bloomberg hoặc các phương tiện khác trước 10 giờ sáng ngày giao dịch.

 4.[62] Nguyên tắc làm tròn số đối với tỷ giá quy đổi giữa các loại ngoại tệ có trong dự trữ ngoại hối nhà nước với đồng Việt Nam: làm tròn số đến đơn vị đồng Việt Nam và nếu số ngay sau dấu phẩy của tỷ giá sau khi tính toán có giá trị từ 5 (năm) trở lên sẽ tăng thêm một đơn vị, nếu nhỏ hơn 5 (năm) sẽ không tính.

Điều 27. Chế độ báo cáo[63]

1. Muộn nhất vào ngày 15 tháng 8 hằng năm, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng trình Thống đốc phê duyệt Báo cáo diễn biến quy mô và tình hình sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước 06 tháng đầu năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính.

2.[64] Muộn nhất vào ngày 31 tháng 3 hằng năm, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Dự báo, thống kê xây dựng trình Thống đốc phê duyệt Báo cáo về tình hình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước năm trước báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính.

3. Muộn nhất vào ngày làm việc cuối cùng hằng tháng, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước báo cáo Thống đốc và Trưởng Ban điều hành, đồng gửi các đơn vị thành viên Ban điều hành và Vụ Kiểm toán nội bộ về tình hình quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tháng trước.

Điều 28. Chế độ cung cấp thông tin[65]

Việc cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước được thực hiện như sau:

1. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước cung cấp:

a) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN:

Hằng ngày: Số liệu về dự trữ ngoại hối nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

Muộn nhất ngày 05 hằng tháng: Báo cáo tình hình mua, bán sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Muộn nhất ngày 05 hằng tháng: Báo cáo cơ cấu dự trữ ngoại hối chính thức của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Muộn nhất ngày 15 hằng tháng:

Báo cáo tình hình đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;

Báo cáo tình hình đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài theo đối tác đầu tư của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Muộn nhất vào ngày cuối tháng đầu mỗi quý hoặc khi cần thiết: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước cung cấp cho Vụ Kiểm toán nội bộ tài liệu đánh giá xếp hạng các đối tác của Ngân hàng Nhà nước quý trước bao gồm tài liệu của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và tài liệu đánh giá của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế;

đ) Báo cáo Thống đốc và Trưởng Ban điều hành kết quả đấu thầu vàng miếng trong nước và mua vàng đối ứng trên thị trường quốc tế trong ngày Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu, đồng gửi Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Kiểm toán nội bộ;

e) Cung cấp cho các đơn vị thành viên Ban điều hành và Vụ Kiểm toán nội bộ:

Quyết định của Thống đốc về cơ cấu dự trữ ngoại hối chính thức, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước trong từng thời kỳ;

Hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ;

g) Cung cấp cho Vụ Tài chính - Kế toán và Vụ Kiểm toán nội bộ các Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

h) Cách thức lấy số liệu để lập báo cáo theo các mẫu biểu tại Phụ lục số 02, Phụ lục số 06 và Phụ lục số 07 đính kèm Thông tư này như sau:

- Đối với tiền gửi: giá trị ghi sổ của tiền gửi là số tiền gửi thực tế tại thời điểm báo cáo;

- Đối với chứng khoán:

Giá trị ghi sổ của chứng khoán

=

Mệnh giá

+

Lãi dồn tích trước khi mua

-

Lãi nhận trước khi mua

-

Chiết khấu chưa phân bổ

+

Phụ trội chưa phân bổ

2. Vụ Dự báo, thống kê cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:

a) Muộn nhất ngày 25 hằng tháng: Số liệu liên quan đến diễn biến thanh khoản ngoại tệ và tình hình tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước của tháng trước;

b) Muộn nhất sau 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý báo cáo: Số liệu thực hiện cán cân thanh toán quý;

c) Muộn nhất sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm báo cáo: Số liệu thực hiện cán cân thanh toán năm;

d) Muộn nhất vào ngày thứ 60 của năm hoặc sau khi có số liệu dự báo cán cân thanh toán năm: Số liệu dự báo cán cân thanh toán tổng thể năm;

đ) Muộn nhất ngày cuối cùng hằng tháng: Bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và Bảng cân đối tiền tệ toàn ngành của tháng trước.

3. Vụ Chính sách tiền tệ cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:

a) Định kỳ 6 tháng: Báo cáo tỷ trọng các loại ngoại tệ trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo về điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và các giải pháp điều hành.

4. Muộn nhất ngày 15 tháng đầu hằng quý và khi có thay đổi, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo về khối lượng tồn kho vàng tiêu chuẩn quốc tế, vàng miếng và vàng khác tại các kho của Ngân hàng Nhà nước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Muộn nhất vào ngày 31 tháng 01 hằng năm, Vụ Hợp tác quốc tế cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước số liệu giải ngân dự kiến theo quý của các chương trình, dự án hỗ trợ ngân sách trực tiếp từ các tổ chức, đối tác quốc tế trong năm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Muộn nhất ngày 15 hằng tháng, Vụ Tài Chính - Kế toán cung cấp số dư tài khoản Vốn do đánh giá lại tài sản - Đánh giá lại ngoại tệ và Chênh lệch tỷ giá hối đoái của tháng trước cho các đơn vị gồm:

a) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN, đơn vị nhận gồm Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Sở Giao dịch, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ;

b) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN, đơn vị nhận gồm: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ.

7. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị liên quan cung cấp cho Vụ Kiểm toán nội bộ các thông tin cần thiết về dự trữ ngoại hối nhà nước theo yêu cầu về kiểm toán nội bộ.

 8. Vụ Quản lý ngoại hối cung cấp cho Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:

a) Định kỳ 06 tháng: Tỷ lệ các loại ngoại tệ trong hoạt động vay trả nợ nước ngoài của Việt Nam;

b) Tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế, khả năng can thiệp thị trường vàng và nhu cầu nhập khẩu vàng (nếu có).

9. Sở Giao dịch cung cấp:

a) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN:

Hằng ngày: Số liệu về dự trữ ngoại hối nhà nước của ngày làm việc hôm trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

Hằng tháng: Báo cáo tình hình mua, bán sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước của tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN:

Hằng ngày: Báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này;

Hằng tháng: Báo cáo tình hình tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác tháng trước theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 29. Công bố thông tin[66]

Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phối hợp với Vụ Truyền thông và Vụ Hợp tác quốc tế công bố thông tin về dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN[67],[68],[69]

Điều 30. Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước

1. Thống đốc quyết định thành lập Ban điều hành và ban hành Quyết định về việc thành lập và tổ chức hoạt động của Ban điều hành.

2.[70] Ban điều hành có chức năng điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định tại Thông tư này và tham mưu cho Thống đốc về các nội dung sau:

a)[71] Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

Hạn mức Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trong từng thời kỳ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này;

Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này;

Hình thức can thiệp thị trường trong nước khác khi cần thiết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và hình thức can thiệp thị trường vàng khác khi cần thiết theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;

b) Quyết định:

- Bổ sung các hình thức đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức khác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

- Hướng dẫn đầu tư đối với việc ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác đã được Thống đốc quyết định trong từng thời kỳ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

- Cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và tiêu chuẩn lựa chọn đối tác thực hiện các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước khác định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính;

- Sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh và hạn mức áp dụng đối với từng nghiệp vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này;

- Điều chuyển ngoại hối từ Quỹ Dự trữ ngoại hối sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

- Các hình thức mua bán khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

- Mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu vàng đối ứng trên thị trường quốc tế phục vụ can thiệp thị trường vàng trong nước theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;

- Bổ sung các hình thức đầu tư ngắn hạn khác và các nghiệp vụ khác để quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này;

- Hướng dẫn đầu tư đối với tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư này;

- Bổ sung loại ngoại tệ được phép đầu tư trong cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

- Bổ sung các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

- Thẩm quyền quyết định của Trưởng Ban điều hành và Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[72] trong từng thời kỳ;

c)[73] Phê duyệt:

Mức dự trữ ngoại hối nhà nước trong năm theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;

Phương án can thiệp thị trường trong nước theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 và phương án can thiệp thị trường vàng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này;

Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng; phương án sản xuất vàng miếng và phương án chuyển đổi từ vàng miếng và vàng khác thuộc dự trữ ngoại hối chính thức sang vàng tiêu chuẩn quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều 10, khoản 1 Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Thông tư này;

Phương án cân đối bán ngoại tệ cho ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

Điều 31. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban điều hành và Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[74]

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban điều hành:

a) Phê duyệt phương án đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này;

b) Quyết định thực hiện các khoản đầu tư theo thẩm quyền đã được Thống đốc phê duyệt;

c) Phê duyệt đối tác ủy thác đầu tư và nội dung thỏa thuận với đối tác ủy thác đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước theo ủy quyền của Thống đốc.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước[75]:

a) Quyết định thực hiện các khoản đầu tư theo thẩm quyền đã được Thống đốc phê duyệt;

b) Đại diện Ngân hàng Nhà nước ký kết thỏa thuận liên quan đến đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước với các đối tác của Ngân hàng Nhà nước theo ủy quyền của Thống đốc;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước theo ủy quyền của Thống đốc.

Điều 32. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước

1.[76] Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước:

a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị liên quan xây dựng, báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Kiểm toán nội bộ xây dựng và báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc ban hành Quyết định về thành lập và tổ chức hoạt động của Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Quyết định về thẩm quyền quyết định của Trưởng Ban điều hành và Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước trong từng thời kỳ;

c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định sử dụng các nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối chính thức khác theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

d) Chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý ngoại hối và Vụ Dự báo, thống kê báo cáo Trưởng Ban điều hành trình Thống đốc quyết định bổ sung thêm loại ngoại tệ được phép đầu tư trong cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức theo Điều 7 Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

đ)[77] Xác định giá vàng quy đô la Mỹ và đồng Việt Nam của vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước và tỷ giá của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ áp dụng cho việc hạch toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Thông tư này và thông báo cho các đơn vị liên quan;

e) Xây dựng quy trình nghiệp vụ quản lý nội bộ tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước để tổ chức thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo các quy định tại Thông tư này;

g) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan đàm phán các điều khoản và điều kiện tại các thỏa thuận của Ngân hàng Nhà nước với các đối tác nước ngoài liên quan đến quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

h) Đại diện Ngân hàng Nhà nước ký kết biên bản kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước với đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính trên cơ sở phê duyệt của Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách;

i) Đề xuất trình Trưởng Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước phê duyệt việc mua, bán ngoại tệ đối với tổ chức tín dụng thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban điều hành quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

k)[78] Công bố trên mạng giao dịch FXT hoặc các phương tiện khác một số nội dung của phương án can thiệp theo phê duyệt của Thống đốc tại từng phương án can thiệp thị trường trong nước;

l) Công bố tỷ giá tham khảo giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ có trong cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống mạng thông tin Refinitiv;

m) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước theo hướng dẫn của Vụ Tài chính - Kế toán;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.

2.[79] Sở Giao dịch:

a) Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước theo hướng dẫn của Vụ Tài chính - Kế toán;

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.

3. Vụ Tài chính - Kế toán:

a) Hướng dẫn cụ thể việc hạch toán kế toán dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.

4. Vụ Kiểm toán nội bộ

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước tham mưu cho Thống đốc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước của Bộ Tài chính;

b) Thực hiện kiểm toán nội bộ công tác quản lý dự trữ ngoại hối theo quy định tại Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20/5/2014 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và tại Thông tư này.

5.[80] Vụ Chính sách tiền tệ:

 a) Công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Thông tư này.

6.[81] Trường hợp Trưởng Ban điều hành vắng mặt, các đơn vị đầu mối lấy ý kiến các đơn vị có liên quan theo quy định tại Thông tư này và trình Thống đốc phê duyệt hoặc quyết định.

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015.

2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:

a) Quyết định số 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày 20/10/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài;

b) Quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 về việc ban hành quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

c) Quyết định số 845/2003/QĐ-NHNN ngày 31/7/2003 về việc sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 20 Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước ban hành kèm Quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN;

d) Quyết định số 425/2005/QĐ-NHNN ngày 13/4/2005 về việc sửa đổi khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 18 quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN ngày 17/5/2001 của Thống đốc;

đ) Quyết định số 23/QĐ-NHNN.m ngày 23/8/2007 về việc mua, bán ngoại tệ giữa Ngân hàng Nhà nước với Kho bạc nhà nước, các Tổ chức quốc tế và tổ chức tín dụng;

e) Thông tư số 01/2013/TT-NHNN.Tm ngày 12/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

Điều 34. Tổ chức thi hành

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ và Giám đốc Sở Giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01[82]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024  của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO SỐ DƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

(Ngày.... tháng.... năm....)

Đơn vị: USD

Stt

Chỉ tiêu

Số dư

1

Quỹ Dự trữ ngoại hối

 

1.1

Ngoại tệ

 

1.2

Vàng

 

2

Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

 

2.1

Ngoại tệ

 

2.2

Vàng

 

3

Tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác

 

3.1

Kho bạc Nhà nước

 

3.2

Tổ chức tín dụng

 

3.3

Các nguồn ngoại hối khác

 

4

Tổng dự trữ ngoại hối nhà nước

 

    

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng:

- Sở Giao dịch thực hiện đến khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.

- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.

2. Thời hạn gửi báo cáo:

2.1. Trong giai đoạn Sở Giao dịch lập báo cáo này: Ngày làm việc ngay sau ngày báo cáo.

2.2. Kể từ khi Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước lập báo cáo này: 2 ngày làm việc ngay sau ngày báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo:

4.1. Trong giai đoạn Sở Giao dịch lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.

4.2. Kể từ khi Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.

- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.

- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.

- Chỉ tiêu 1.2 và 2.2 phản ánh số dư vàng quy USD của Quỹ Dự trữ ngoại hối và Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng bao gồm: vàng tại kho, vàng trên tài khoản của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài, vàng đang trên đường vận chuyển.

- Chỉ tiêu 4 = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + Chỉ tiêu 3.

 

PHỤ LỤC SỐ 02[83]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2023/TT-NHNN ngày 12/10/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO CƠ CẤU DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CHÍNH THỨC

(Ngày... tháng... năm....)

 Đơn vị: Nguyên tệ, USD, kg, Phần trăm

Stt

Chỉ tiêu

Quỹ Dự trữ ngoại hối

Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

 

 

Nguyên tệ

Quy USD

Tỷ lệ

Nguyên tệ

Quy USD

Tỷ lệ

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

1.6

1.7

...

Cơ cấu theo ngoại tệ

USD

EUR

JPY

GBP

SDR

CHF

AUD

...

 

 

 

 

 

 

2

2.1

2.2

2.3

2.4

Cơ cấu theo thời hạn đầu tư ngoại tệ

Không kỳ hạn

Có kỳ hạn dưới 01 năm

Có kỳ hạn từ 01 đến dưới 03 năm

Có kỳ hạn từ 03 năm trở lên

 

 

 

 

 

 

3

3.1

 

 

3.1.1

3.1.2

3.2

3.2.1

3.2.2

...

3.3

3.4

Cơ cấu theo hình thức đầu tư ngoại tệ

Tiền gửi

Trong đó: Ngoại tệ còn lại được phép để mua vàng trên thị trường quốc tế (*)

Không kỳ hạn

Có kỳ hạn

Chứng khoán, giấy tờ có giá

Trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trái phiếu Chính phủ Đức

...

Ủy thác đầu tư

Hình thức đầu tư khác

 

 

 

 

 

 

4

4.1

4.2

...

Cơ cấu vàng (khối lượng, giá trị vàng)

Vàng tiêu chuẩn quốc tế

Vàng miếng

...

 

 

5

Số dư ngoại tệ quy USD

 

 

 

6

6.1

6.2

...

 

Nghiệp vụ ngoại hối phái sinh

Nghiệp vụ A

Nghiệp vụ B

...

Nguyên tệ

Quy USD

Nguyên tệ

Quy USD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 05 của tháng ngay sau tháng báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.

- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.

- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.

- Chỉ tiêu 5 phản ánh: Số dư ngoại tệ quy USD của Quỹ Dự trữ ngoại hối; Số dư ngoại tệ quy USD của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

- Cột (4) = Cột (3)/Số dư ngoại tệ quy USD của Quỹ Dự trữ ngoại hối (Chỉ tiêu 5) * 100.

- Cột (7) = Cột (6)/Số dư ngoại tệ quy USD của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng (Chỉ tiêu 5) * 100.

- (*) Ngoại tệ còn lại được phép mua vàng trên thị trường quốc tế là số dư ngoại tệ còn được sử dụng trong mức ngoại tệ tối đa để mua vàng trên thị trường quốc tế của Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng.

 

PHỤ LỤC SỐ 03[84]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO TÌNH HÌNH MUA BÁN VÀ SỬ DỤNG
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC

(Tháng.... năm....)

Đơn vị: USD

Stt

Chỉ tiêu

Số tiền (*)

Quỹ Dự trữ ngoại hối

1

Thu

 

1.1

1.2

1.2.1

1.2.2

...

1.3

Thu hồi tạm ứng

Thu nợ cho vay từ Bộ Tài chính

Đối tượng vay A

Đối tượng vay B

...

Điều chuyển từ Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

 

2

Chi

 

2.1

2.1.1

2.1.2

...

2.2

Trích ngoại tệ chuyển cho Bộ Tài chính

Đối tượng A

Đối tượng B

...

Điều chuyển sang Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

 

3

Trích Quỹ Dự trữ ngoại hối lũy kế trong năm...

 

3.1.

...

 

3.2.

...

 

4

Hoán đổi với Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng (**)

 

5

Hoán đổi theo thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương (**)

 

5.1

5.2

Ngân hàng trung ương

Tổ chức tài chính quốc tế

 

Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

1

Thu

 

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5

Mua từ Bộ Tài chính

Mua từ các tổ chức tín dụng

Mua từ các tổ chức quốc tế

Mua khác

Điều chuyển từ Quỹ Dự trữ ngoại hối

 

2

Chi

 

2.1

2.2

2.2.1

 

2.2.2

2.3

2.4

Bán cho Bộ Tài chính

Bán cho các tổ chức tín dụng

Bán cho các dự án được Chính phủ bảo lãnh và cam kết chuyển đổi ngoại tệ

Bán cho các mục đích khác

Hình thức can thiệp ngoại tệ khác

Điều chuyển sang Quỹ Dự trữ ngoại hối

 

3

Vàng thuộc Quỹ Bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng

 

3.1

3.2

3.3

Mua vàng từ thị trường

Bán vàng can thiệp thị trường

Hình thức can thiệp vàng khác

 

4

Hoán đổi với Quỹ Dự trữ ngoại hối (**)

 

Tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác

1

Gửi ngoại tệ và vàng

 

1.1

1.2

1.3

Kho bạc Nhà nước

Tổ chức tín dụng

Các nguồn ngoại hối khác

 

2

Rút ngoại tệ và vàng

 

2.1

2.2

2.3

Kho bạc Nhà nước

Tổ chức tín dụng

Các nguồn ngoại hối khác

 

Thu nhập và chi phí đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước

1

Thu nhập

 

1.1

1.2

 

Từ đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức

Từ đầu tư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác

 

2

Chi phí

 

2.1

2.2

 

Từ đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức

Từ đầu tư tiền gửi ngoại tệ và vàng của Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước và các nguồn ngoại hối khác

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng:

- Sở Giao dịch thực hiện đến khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.

- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 05 của tháng ngay sau tháng báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo:

4.1. Trong giai đoạn Sở Giao dịch lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.

4.2. Kể từ khi Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước lập báo cáo này: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.

- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.

- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.

- (*) Số tiền = Số tiền theo nguyên tệ phát sinh trong kỳ * Tỷ giá nguyên tệ/Tỷ giá USD.

- (**) Việc hoán đổi không thay đổi số dư quy USD của hai Quỹ tại thời điểm hoán đổi. Sau thời điểm hoán đổi, giá trị khoản hoán đổi sẽ được đánh giá lại theo quy định hiện hành.

 

PHỤ LỤC SỐ 04[85]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO KHỐI LƯỢNG VÀNG TRONG KHO

(Quý.... năm....)

Đơn vị: Kg

Stt

Chỉ tiêu

Vàng tiêu chuẩn quốc tế

Vàng miếng

Vàng khác

1

Kho 1

 

 

 

2

Kho 2

 

 

 

3

Tổng

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Cục Phát hành và Kho quỹ.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 15 tháng đầu của quý ngay sau quý báo cáo. Trường hợp có thay đổi khối lượng vàng tồn kho, Cục Phát hành và Kho quỹ báo cáo ngay khi có thay đổi.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo:

- Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Sở Giao dịch, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ.

- Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Kiểm toán nội bộ.

5. Hướng dẫn lập báo cáo: Chỉ tiêu 3 = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2.

 

PHỤ LỤC SỐ 05[86]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2023/TT-NHNN ngày 12/10/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO DỰ KIẾN TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

(Năm...)

     Đơn vị: Nguyên tệ, USD

Stt

Chỉ tiêu

Tổng số tiền giải ngân dự kiến của Chương trình/dự án

Số tiền dự kiến giải ngân

 

 

Nguyên tệ

Quy USD

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

1

Chương trình/dự án A

 

 

 

 

 

 

2

Chương trình/dự án B

 

 

 

 

 

 

...

...

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Vụ Hợp tác quốc tế.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 31/01 của năm báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá mua tham khảo do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước niêm yết trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm báo cáo.

- Tổng số = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + ...

 

PHỤ LỤC SỐ 06[87]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC TẠI NƯỚC NGOÀI

(Tháng.... năm.....)

Bảng A. Đầu tư ngoại tệ thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài

Đơn vị: Nguyên tệ, USD, Phần trăm

Stt

Loại ngoại tệ

Nguyên tệ

Quy USD

Số dư quy USD

Tỷ trọng theo ngoại tệ

Tiền gửi
không kỳ hạn

Tiền gửi
có kỳ hạn

Trái phiếu
Chính phủ

Ủy thác
đầu tư

Hình thức
đầu tư khác

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

USD

 

 

 

 

 

 

 

 

2

EUR

 

 

 

 

 

 

 

 

3

JPY

 

 

 

 

 

 

 

 

4

GBP

 

 

 

 

 

 

 

 

...

....

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng B. Đầu tư vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước tại nước ngoài

Đơn vị: USD

Stt

Chỉ tiêu

Số dư

1

Vàng tiêu chuẩn quốc tế

 

2

Vàng tài khoản

 

...

...

 

Tổng

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 15 của tháng ngay sau tháng báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo:

c) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Sở Giao dịch.

d) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.

- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.

- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.

- Bảng A: Cột (9) = Cột (3)/Tổng Cột (3)*100.

- Bảng B: Chỉ tiêu 1 phản ánh số dư vàng tiêu chuẩn quốc tế dưới dạng vàng vật chất được đầu tư ở nước ngoài.

 

PHỤ LỤC SỐ 07[88]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI NHÀ NƯỚC
TẠI NƯỚC NGOÀI THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ

(Tháng.... năm....)

Đơn vị: Nguyên tệ, USD

Stt

Chỉ tiêu

Loại ngoại tệ

Số dư cuối kỳ

Nguyên tệ

Quy USD

1

Tổng tiền gửi không kỳ hạn

1.1

1.2

...

Đối tác A

Đối tác B

.....

 

 

 

2

Tổng tiền gửi có kỳ hạn

2.1

2.2

...

Đối tác A

Đối tác B

.....

 

 

 

3

Tổng trái phiếu

3.1

3.2

...

Trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trái phiếu Chính phủ Đức

....

 

 

 

4

Tổng ủy thác đầu tư

4.1

4.2

...

Đối tác A

Đối tác B

.....

 

 

 

5

Tổng đầu tư vàng

5.1

5.2

...

Đối tác A

Đối tác B

.....

 

 

 

6

Tổng hình thức đầu tư khác

6.1

6.1.1

6.1.2

...

6.2

6.2.1

6.2.2

...

Hình thức 1

Đối tác A

Đối tác B

...

Hình thức 2

Đối tác A

Đối tác B

...

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 15 của tháng ngay sau tháng báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo:

a) Trong giai đoạn trước khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Sở Giao dịch.

b) Kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN: Thống đốc, các Phó Thống đốc có liên quan, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.

- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.

- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.

- Chỉ tiêu 1 = Chỉ tiêu 1.1 + Chỉ tiêu 1.2 + ...

- Chỉ tiêu 2 = Chỉ tiêu 2.1 + Chỉ tiêu 2.2 + ...

- Chỉ tiêu 3 = Chỉ tiêu 3.1 + Chỉ tiêu 3.2 + ...

- Chỉ tiêu 4 = Chỉ tiêu 4.1 + Chỉ tiêu 4.2 + ...

- Chỉ tiêu 5 = Chỉ tiêu 5.1 + Chỉ tiêu 5.2 + ...

- Chỉ tiêu 6 = Chỉ tiêu 6.1 + Chỉ tiêu 6.2 + ...

- Chỉ tiêu 6.1 = Chỉ tiêu 6.1.1 + Chỉ tiêu 6.1.2 + ...

- Chỉ tiêu 6.2 = Chỉ tiêu 6.2.1 + Chỉ tiêu 6.2.2 + ...

- Tổng = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + Chỉ tiêu 3 + Chỉ tiêu 4 + Chỉ tiêu 5 + Chỉ tiêu 6.

 

PHỤ LỤC SỐ 08[89]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO TỶ TRỌNG CÁC LOẠI NGOẠI TỆ MUA BÁN
GIỮA CÁC TCTD VÀ KHÁCH HÀNG

(Từ tháng... năm... đến tháng... năm....)

    Đơn vị: Phần trăm

Stt

Loại ngoại tệ

Tỷ trọng

 

(1)

(2)

1

USD

 

2

EUR

 

3

JPY

 

...

.....

 

Tổng

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Vụ Chính sách tiền tệ.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày cuối cùng của tháng 02 và tháng 8 năm báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

 

PHỤ LỤC SỐ 09[90]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO SỐ DƯ TIỀN GỬI NGOẠI TỆ VÀ VÀNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN NGOẠI HỐI KHÁC

(Ngày.... tháng.... năm....)

 Đơn vị: USD

Stt

Chỉ tiêu

Số dư

1

Kho bạc Nhà nước

 

2

Tổ chức tín dụng

 

3

Các nguồn ngoại hối khác phát sinh tại Sở giao dịch

 

4

Tổng

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Sở Giao dịch thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Ngày làm việc ngay sau ngày báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Kiểm toán nội bộ.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.

- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.

- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.

- Chỉ tiêu 4 = Chỉ tiêu 1 + Chỉ tiêu 2 + Chỉ tiêu 3.

 

PHỤ LỤC SỐ 10[91]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2024/TT-NHNN ngày 09/8/2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Đơn vị báo cáo:.......

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TIỀN GỬI NGOẠI TỆ VÀ VÀNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC, CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGUỒN NGOẠI HỐI KHÁC

(Tháng.... năm....)

 Đơn vị: USD

Stt

Chỉ tiêu

Số tiền (*)

1

Gửi ngoại tệ và vàng

 

1.1

Kho bạc Nhà nước

 

1.2

Tổ chức tín dụng

 

1.3

Các nguồn ngoại hối khác phát sinh tại Sở giao dịch

 

2

Rút ngoại tệ và vàng

 

2.1

Kho bạc Nhà nước

 

2.2

Tổ chức tín dụng

 

2.3

Các nguồn ngoại hối khác phát sinh tại Sở giao dịch

 

 

 

Hà Nội, ngày.... tháng.... năm......

Lập biểu

Kiểm soát

Thủ trưởng đơn vị

 

 

 

 

 

1. Đối tượng áp dụng: Sở Giao dịch thực hiện kể từ khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.

2. Thời hạn gửi báo cáo: Muộn nhất ngày 03 của tháng ngay sau tháng báo cáo.

3. Hình thức báo cáo: Văn bản hoặc báo cáo điện tử.

4. Đơn vị nhận báo cáo: Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

5. Hướng dẫn lập báo cáo:

- Tỷ giá để quy đổi từ các loại ngoại tệ ra USD là tỷ giá do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của giá mua và giá bán được niêm yết trên Refinitiv trước 10 giờ sáng ngày báo cáo.

- Giá vàng để quy đổi ra USD là giá vàng do Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước xác định hàng ngày.

- Các số liệu trong báo cáo là giá trị ghi sổ trên tài khoản kế toán vào ngày báo cáo.

- (*) Số tiền = Số tiền theo nguyên tệ phát sinh trong kỳ * Tỷ giá nguyên tệ/Tỷ giá USD.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. THỐNG ĐỐC
 PHÓ THỐNG ĐỐC




Đoàn Thái Sơn

 



[1] Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có căn cứ ban hành như sau:

       “Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước (sau đây gọi là Thông tư 01/2014/TT-NHNN)”.

[2] Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có căn cứ ban hành như sau:

       “Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.”

[3] Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 50/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.”

[4] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[5] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[6] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[8] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[9] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[10] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[11] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[12] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[13] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[14] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[15] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[16] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[17] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[18] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[19] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[20] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[21] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[22] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[23] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[24] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[25] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[26] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[27] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[28] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[29] Cụm từ “Giám đốc Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm c khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[30] Cụm từ “Vụ Quản lý ngoại hối” được thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[31] Cụm từ “Vụ Quản lý ngoại hối” được thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[32] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[33] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[34] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[35] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[36] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[37] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[38] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[39] Cụm từ “Giám đốc Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm c khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[40] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[41] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[42] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[43] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[44] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[45] Cụm từ “Giám đốc Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm c khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[46] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[47] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[48] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[49] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[50] Cụm từ “Vụ Quản lý ngoại hối” được thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[51] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[52] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[53] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[54] Cụm từ “Sở Giao dịchđược thay thế bằng cụm từ “Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm b khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[55] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[56] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[57] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[58] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[59] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[60] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[61] Khoản này được được sửa đổi theo quy định tại điểm d khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[62] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[63] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[64] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[65] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[66] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[67] Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021 quy định như sau:

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 01/2017/TT-NHNN.m ngày 29 tháng 9 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN.m ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước./.”

[68] Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023 quy định như sau:

Điều 12. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp

Sở Giao dịch tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước cho đến khi Thống đốc quyết định về việc phân công nhiệm vụ hạch toán giữa Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Sở Giao dịch.

Điều 14. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 27/11/2023.

2. Thông tư này bãi bỏ các quy định sau:

a) Khoản 2, khoản 11, khoản 12, khoản 14 và khoản 15 Điều 1 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 31/12/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10/12/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

b) Khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12/2015/TT-NHNN ngày 28/8/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-NHNN ngày 12/3/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

c) Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 37/2018/TT-NHNN ngày 25/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.”

[69] Điều 3 và Điều 4 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 9 năm 2024 quy định như sau:

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1.  Thông tư này có hiệu lực từ ngày 23/9/2024.

2.  Thông tư này bãi bỏ khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 9, khoản 16 Điều 1, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN.

3.  Thông tư này bãi bỏ điểm a khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 8, khoản 12 và khoản 16, điểm b khoản 20 Điều 1 và Phụ lục số 09 Thông tư số 12/2023/TT-NHNN.”

[70] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2021.

[71] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[72] Cụm từ “Giám đốc Sở Giao dịch” được thay thế bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm c khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[73] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[74] Cụm từ “Giám đốc Sở Giao dịch” được thay thế bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm c khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[75] Cụm từ “Giám đốc Sở Giao dịch” được thay thế bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước” theo quy định tại điểm c khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[76] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[77] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[78] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[79] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[80] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[81] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[82] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[83] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại điểm a khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[84] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[85] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[86] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại điểm a khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 12/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc triển khai nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 11 năm 2023.

[87] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[88] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[89] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[90] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.

[91] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 43/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23/9/2024.