BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/VBHN-BTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019 |
QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội số 50/2017/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông.[2]
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông (sau đây viết tắt là TTATGT).
b) Thông tư này không điều chỉnh đối với nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ chi quản lý hành chính quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2017.
2. Đối tượng áp dụng.
a) Ủy ban An toàn giao thông quốc gia;
b) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban An toàn giao thông cấp huyện;
d) Các lực lượng trực tiếp tham gia đảm bảo TTATGT trực thuộc Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
đ) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT.
Điều 2. Nguồn kinh phí bảo đảm TTATGT
1. Ngân sách nhà nước bố trí từ nguồn chi các hoạt động kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương;
2. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Giai đoạn 2018 - 2020, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành (dự toán năm 2018 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2016; dự toán năm 2019 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2017 và dự toán năm 2020 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2018).
3. Các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo TTATGT;
4. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nội dung chi bảo đảm TTATGT
1. Nội dung chi chung
a)[3] Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT: Sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác (tờ rơi, áp-phích, pa-nô, khẩu hiệu, băng hình, video clip), tin nhắn qua điện thoại di động và mạng xã hội, tổ chức các buổi tọa đàm, cuộc thi, bình chọn, triển lãm ảnh, mít tinh và các hình thức, sản phẩm truyền thông khác để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền về TTATGT, phòng ngừa tai nạn giao thông. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, sản phẩm, nội dung truyền thông và phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện công việc trong phạm vi dự toán được giao theo thẩm quyền, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ;
b)[4] Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, hội thảo, tập huấn triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT;
c) Chi hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm TTATGT;
d) Chi tập huấn nghiệp vụ về TTATGT;
đ) Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ trực tiếp phục vụ công tác bảo đảm TTATGT theo quy định của pháp luật hiện hành;
e) Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành;
g) Chi xăng dầu, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT;
h) Chi thống kê, phân tích số liệu; xây dựng, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm TTATGT;
i) Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm TTATGT theo quy định của pháp luật;
k) Chi hợp tác quốc tế về TTATGT;
l) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”;
m) Chi khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm TTAGT.
2. Nội dung chi đặc thù bảo đảm TTATGT của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải
a) Chi xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia, các giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm TTATGT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện;
b) Chi công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương để giải quyết, khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, các vấn đề đột xuất, phức tạp bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước;
c) Chi khắc phục sự cố đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông;
d) Chi nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm TTATGT;
đ) Chi thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
e)[5] Chi vận hành số điện thoại đường dây nóng về TTATGT;
g)[6] Chi thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tăng cường bảo đảm TTATGT phát sinh đột xuất trong năm với các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc trung ương;
3. Nội dung chi đặc thù bảo đảm TTATGT tại Bộ Công an
a) Chi thực hiện quá trình điều tra tai nạn giao thông;
b) Chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng Cảng sát khác và công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết và Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP của Chính phủ)
c) Chi sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình sở chỉ huy, đội, đồn, trạm kiểm soát giao thông, nơi tạm giữ phương tiện vi phạm TTATGT;
d) Chi mua sắm tập trung một số phương tiện, trang thiết bị cần trang bị thống nhất phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành.
đ) Chi hỗ trợ công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành tiêu chí, nguyên tắc, nội dung hỗ trợ để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện.
4. Nội dung chi đặc thù bảo đảm TTATGT của địa phương
a) Chi xây dựng kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp (bao gồm cả cấp xã) trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT và khắc phục ùn tắc giao thông;
b) Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 3, Điều này;
c) Chi xây dựng các chương trình, đề án về bảo đảm TTATGT, nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm TTATGT;
d) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra;
đ) Chi khắc phục sự cố đảm bảo ATGT, chống ùn tắc giao thông;
e) Trường hợp địa phương thành lập Ban ATGT tại quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ: Nội dung chi bảo đảm TTATGT của quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định[7], đảm bảo phù hợp trên cơ sở nội dung quy định tại Thông tư này;
g) Chi thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm TTAGT do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định[8].
h[9]) Chi vận hành số điện thoại đường dây nóng về TTATGT;
i)[10] Chi xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác, đảm bảo không trùng lắp với các nguồn kinh phí khác;
k)[11] Chi thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tăng cường bảo đảm TTATGT phát sinh đột xuất trong năm với các Sở, ngành, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Mức chi cho công tác bảo đảm TTATGT thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Đối với nội dung chi chưa có mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng mức chi của các nhiệm vụ, nội dung chi có tính chất tương tự đã được cấp có thẩm quyền quy định, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Một số mức chi quy định như sau:
a) Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
b) Chi tập huấn nghiệp vụ về TTATGT thực hiện theo quy định của pháp luật về việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
c) Chi khen thưởng theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua khen thưởng.
d) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết:
- Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/người bị tử vong; không quá 02 triệu đồng/người bị thương nặng;
- Trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”: Chi thăm hỏi không quá 02 triệu đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
đ) Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ): tối đa 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên).
Điều 5. Lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm TTATGT
1. Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm TTATGT thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
2. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung về lập và phân bổ dự toán:
Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ bảo đảm TTATGT lập dự toán kinh phí bảo đảm TTATGT và tổng hợp chung vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; trong đó:
a) Đối với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải lập dự toán kinh phí đảm bảo TTATGT, tổng hợp kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia do Văn phòng Ủy ban lập.
b) Đối với Bộ Công an
Bộ Công an lập dự toán chi đảm bảo TTATGT nguồn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông được giao.
Giai đoạn 2018 - 2020, Bộ Công an lập dự toán chi đảm bảo TTATGT tương ứng 30% nguồn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng năm trước liền kề năm hiện hành, trong đó chi tiết:
- Phần Bộ Công an và các đơn vị trực thuộc trực tiếp thực hiện;
- Phần hỗ trợ công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn.
c)[12] Đối với địa phương:
Đối với địa phương:
- Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban An toàn giao thông các cấp lập dự toán kinh phí đảm bảo TTATGT theo nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. Riêng đối với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an phường, thị trấn, gửi cơ quan tài chính cùng cấp địa phương, đồng gửi Bộ Công an để theo dõi, quản lý chung lực lượng của ngành Công an.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn; quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên địa bàn theo quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước; kết quả phân bổ và giao dự toán cho lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng gửi Bộ Công an để theo dõi, quản lý chung kinh phí đảm bảo TTATGT của ngành Công an.
Riêng năm 2019, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương về ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, ưu tiên cho lực lượng Công an, Thanh tra giao thông vận tải và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định tại Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
- Kinh phí bố trí để lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu, ngân sách địa phương) được thực hiện bằng hình thức rút dự toán.
Riêng năm 2019, trường hợp địa phương đã cấp kinh phí cho lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục thực hiện chi ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền đối với phần dự toán đã cấp theo quy định. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, dự toán kinh phí năm 2019 còn lại chưa thực hiện cấp bằng hình thức lệnh chi tiền được thực hiện bằng hình thức rút dự toán.
3. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT phải chi theo nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong dự toán chi ngân sách nhà nước đã được giao, đảm bảo đúng chế độ chi hiện hành của nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí hàng năm theo quy định pháp luật hiện hành.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Sở Giao thông vận tải và Ban An toàn giao thông có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ quan, đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ và kinh phí bảo đảm TTATGT.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2018.
2. Thông tư số 137/2013/TT-BTC ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm TTATGT do ngân sách nhà nước cấp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:
- Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 (Đã được đính chính bởi Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13/6/2018 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông).
- Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019 (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2019/TT-BTC).
Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư nêu trên.
[2] Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 50/2017/QH14 ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Thông báo số 25/TB-VPCP ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại buổi họp về triển khai giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong thời gian tới;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT.”
[3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[5] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[6] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[7] Cụm từ này đã được đính chính theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13/6/2018 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
[8] Cụm từ này đã được đính chính theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13/6/2018 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
[9] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[10] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[11] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[12] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
[13] Điều 2 Thông tư số 28/2019/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2019.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.”
- 1 Thông tư 01/2018/TT-BTC về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 28/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 28/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành