Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014

 

THÔNG TƯ1

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THẨM ĐỊNH KỊCH BẢN PHIM, PHIM, CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN; LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH SẢN XUẤT PHIM VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP ĐẶT VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CƠ SỞ ĐIỆN ẢNH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 136/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2014.

Căn cứ Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 số 31/2009/QH12 ngày 18/6/2009;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/03/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002;

Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam, như sau2:

Điều 1. Đối tượng áp dụng3

“1. Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn (theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ); thẩm định kịch bản phim và phim; thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim, thẩm định cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam (theo quy định tại Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh) thì phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

2. Không thu phí thẩm định đối với chương trình nghệ thuật biểu diễn (chương trình, vở diễn) phục vụ nhiệm vụ chính trị và phim đối với chương trình chiếu phim nước ngoài tại Việt Nam phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại do cơ quan có thẩm quyền (quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 và Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/5/2010) thẩm định, cấp phép”.

Điều 2. Mức thu phí, lệ phí

1. Mức thu phí thẩm định kịch bản phim và phim thực hiện theo biểu mức thu như sau:

Số tt

Nội dung công việc

Mức thu
(đồng)

1

Thẩm định kịch bản phim, bao gồm phim của các hãng sản xuất phim, phim đặt hàng, tài trợ, hợp tác với nước ngoài và dịch vụ làm phim với nước ngoài:

 

 

a) Kịch bản phim truyện:

- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):

- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập):

- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.

 

3.600.000

5.400.000

 

b) Kịch bản phim ngắn, bao gồm: phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình:

 

 

- Độ dài đến 60 phút:

- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.

1.500.000

 

c) Kịch bản phim được thực hiện từ hoạt động hợp tác, cung cấp dịch vụ  làm phim với nước ngoài:

 

 

c.1) Phim truyện:

- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):

- Độ dài từ 101 - 150 phút (1,5 tập):

- Độ dài từ 151 - 200 phút tính thành 02 tập.

 

6.000.000

8.000.000

 

c.2) Phim ngắn:

- Độ dài đến 60 phút:

- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.

 

2.400.000

2

Thẩm định phim:

a) Phim truyện:

- Độ dài đến 100 phút (1 tập phim):

- Độ dài từ 101 đến 150 phút (1,5 tập):

- Độ dài từ 151 đến 200 phút tính thành 02 tập.

b) Phim ngắn (tài liệu, khoa học, hoạt hình...):

- Độ dài đến 60 phút:

- Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện.

 

 

1.800.000

2.700.000

 

 

1.100.000

Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.

2. Mức thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn thực hiện theo biểu mức thu như sau:

Số TT

Độ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật

Mức thu phí
(đồng /chương trình, vở diễn)

1

Đến 50 phút

1.000.000

2

Từ 51 đến 100 phút

1.500.000

3

Từ 101 đến 150 phút

2.500.000

4

Từ 151 đến 200 phút

3.000.000

5

Từ 201 phút trở lên

3.500.000

Ghi chú:

- Mức thu phí thẩm định các chương trình, vở diễn có mục đích từ thiện, nhân đạo bằng 50% mức phí quy định theo độ dài thời gian chương trình, vở diễn nêu tại biểu trên.

- Các chương trình, vở diễn có những vấn đề cần phải sửa chữa, thẩm định lại thì mức thu phí thẩm định chương trình, vở diễn lần sau bằng 50% mức thu phí thẩm định lần đầu.

3. Lệ phí cấp giấy phép hành nghề điện ảnh (kể cả việc thẩm định hồ sơ):

a) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh phim: 600.000 đồng/giấy.

b) Cấp giấy phép mở văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam: 600.000 đồng/giấy.

4. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành thẩm định phim; kịch bản phim; chương trình biểu diễn nghệ thuật; hồ sơ hành nghề điện ảnh nhưng không đủ điều kiện quy định nên không được cấp giấy phép sản xuất hoặc hành nghề điện ảnh thì không được hoàn trả số tiền phí, lệ phí đã nộp.

Điều 3. Quản lý và sử dụng phí, lệ phí

1. Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện thẩm định kịch bản phim và phim, thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn, thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và thẩm định cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan thu phí, lệ phí.

2. Lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu lệ phí nộp 100% tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Các chi phí liên quan đến công tác thẩm định cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

3. Phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí được trích 90% số tiền phí thu được để trang trải cho việc thẩm định, thu phí theo quy định. Phần còn lại (10%) nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

4. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ, Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành và quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 4. Tổ chức thực hiện4

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2013.

2. Thay thế Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim và cấp phép hành nghề điện ảnh và Thông tư số 08/2004/TT-BTC ngày 09/02/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình biểu diễn nghệ thuật.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng CP (để đăng công báo);
- Trang thông tin điện tử của Bộ TC;
- Lưu VT, Vụ CST.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai



1 Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

- Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2013;

- Thông tư số 136/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2014;

Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư trên.

2 Thông tư số 136/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2014, có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/03/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;

Căn cứ Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam, như sau:"

3 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 136/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2014.

4 Điều 2 Thông tư số 136/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 122/2013/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2014 quy định như sau:

"1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/10/2014.

Các nội dung khác liên quan đến phí thẩm định phim, phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn không đề cập tại Thông tư này vẫn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 122/2011/TT-BTC ngày 28/8/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kịch bản phim, phim, chương trình nghệ thuật biểu diễn; lệ phí cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim và lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của cơ sở điện ảnh nước ngoài tại Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí và cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, hướng dẫn bổ sung./."