Vấn đề mua sắm Chính phủ tại Việt Nam
Ngày gửi: 15/01/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Có thể thấy rằng nội dung mua sắm chính phủ còn chưa được đề cập trong bất kì hiệp định thương mại tự do nào mà Việt Năm tham gia. Tại thời điểm xây dựng Luật đấu thầu năm 2005 có thể thấy rất ít người quan tâm, biết tới khái niệm “ mua sắm chính phủ”. Tại kì họp khóa XI khi biểu quyết chọn một trong những các tên gọi cho luật về mua sắm chính phủ thì đại đa số đại biểu chọn thuật ngữ “ đấu thầu” và cho đến nay qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay là Luật Đấu thầu 2013 song thuật ngữ này vẫn sử dụng làm tên gọi cho các quy định điều chỉnh lĩnh vực liên quan đến mua sắm chính phủ. Điều mà Việt Nam quan tâm khi gia nhập GPA chính là sẽ nhận được lợi ích gì từ những ưu đãi ( đặc biệt và khác biệt) cho các nước đang phát triển của GPA. Tuy nhiên những ưu đãi đó chưa phải là điều kiện cần và đủ để Việt Nam gia nhập GPA.Ở những nước đang phát triển thị trường mua sắm chính phủ đã đạt được những sự mở cửa nhất định, tự do hóa thương mại, tuy nhiên ở Việt Nam mở cửa thị trường vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, từ trước tới nay Việt Nam vẫn đang có thói quen khép kín thị trường trong nước. Các giao dịch trong mua sắm chính phủ gần như chỉ dành riêng cho hàng hóa và nhà thầu trong nước. Chúng ta chưa sẵn sàng mở cửa thị trường lĩnh vực mua sắm công cho các công ty nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao hơn. Chính vì thế, sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, hàng hóa, sản phẩm cũng như sự công khai, minh bạch trong mua sắm chính phủ bị hạn chế, thậm chí chính sự bưng bít thông tin, cơ chế “xin – cho” đã dần triệt tiêu tính cạnh lành mạnh và là nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực, thất thoát vốn nhà nước trong hiệu quả đầu tư.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển khi gia nhập GPA. Hầu hết các nước đều cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc gia nhập GPA, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc (mất 15 Năm). Đài Loan (15 năm), Ấn Độ…Việt Nam chính thức trở thành quan sát viên thứ 26 của GPA vào 5/12/2012. Như vậy có thể thấy rằng Việt Nam vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho việc gia nhập GPA, với sự khác biệt ở nhiều mặt giữa các quy định của GPA và các quy định về mua sắm chính phủ trong nước thì Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ các quy định của GPA và xây dựng cho mình lộ trình thích hợp tránh những khó khăn mà các nước đi trước đã gặp phải.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691