Văn thư nhà trường nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?
Ngày gửi: 14/11/2020 lúc 11:31:12
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT;
– Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB của Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 18/08/2017;
2. Nội dung tư vấn:
Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên gồm các thời gian sau:
– Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ;
– Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động;
Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định thời gian được xem là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm gồm:
“1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”
>>> Luật sư tư vấn nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè: 024.6294.9155
Theo đó, thời gian nghỉ thai sản là thời gian được coi là thời gian đi làm của người lao động để tính ngày nghỉ hàng năm, mà thời gian nghỉ hè của giáo viên là thời gian nghỉ hàng năm. Khi giáo viên nghỉ thai sản trùng vào thời gian nghỉ hè thì được sắp xếp nghỉ bù. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động là giáo viên thì ngày 18/08/2017, Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã gửi công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB tới các Sở giáo dục đào tạo hướng dẫn trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên.
Tuy nhiên, quy định trên chỉ áp dụng đối với giáo viên, bạn là văn thư, không phải giáo viên nên bạn sẽ không được áp dụng theo quy định nêu trên.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691