Hệ thống pháp luật

Vợ đứng tên chủ hộ có được không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30772

Câu hỏi:

Xin chào các luật sư, tôi có một vợ, một con. Vợ tôi đang mang bầu cháu thứ hai. Tôi làm việc ở Mỹ Đình – Hà Nội. Vợ tôi thì ở quê với bố mẹ tôi ở huyện Mỹ Đức – Hà Nội. Tôi đã nhập khẩu cho vợ tôi về gia đình tôi rồi. Giờ tôi muốn tách sổ hộ khầu để sau này vợ tôi sinh cháu thứ hai nhập khẩu vào sổ riêng của vợ chồng tôi. Nhờ các luật sư tư vấn giúp xem tôi có đứng chủ hộ được không? Nếu tôi không làm chủ hộ thì vợ tôi làm được không? Trường hợp vợ tôi làm chủ hộ thì trên bản khai nhân khẩu ( khai về bố mẹ đẻ và anh em ruột ) phải khai như thế nào? Kính mong sớm được sự tư vấn của các luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Luật cư trú 2006; 2. 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật cư trú 2006;

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về việc tách sổ hộ khẩu:

Theo Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về điều kiện tách sổ hộ khẩu như sau:

– Người có cùng chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu.

Như vậy, trường hợp của anh là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu tách sổ hộ khẩu, có cùng một chỗ ở hợp pháp thì anh có đủ điều kiện để được tách hộ khẩu.

Về hồ sơ tách sổ hộ khẩu:

– Sổ hộ khẩu;

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu:

– Công an quận, huyện – đối với thành phố trực thuộc Trung Ương.

– Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh – đối với tỉnh.

Theo khoản 1 Điều 25 Luật cư trú 2006 quy đinh về sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình như sau:

“Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ”.

Như vậy, việc ai đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình anh là do gia đình anh thoả thuận và cử ra một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định nêu trên để làm chủ, pháp luật không quy định bắt buộc chủ hộ phải là chồng hay vợ.

Trong trường hợp, nếu anh không muốn đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu thì vợ anh hoàn toàn được đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu.

Trường hợp vợ anh làm chủ hộ thì trên bản khai nhân khẩu (khai về bố mẹ đẻ và anh em ruột ) phải khai đúng và đầy đủ thông tin như yêu cầu trong bản khai nhân khẩu.

Thứ hai, về vấn đề nhập khẩu cho con sắp ra đời vào sổ hộ khẩu riêng của vợ chồng anh: Giấy khai sinh của con bạn sẽ được làm tại UBND xã/phường/thị trấn nơi người mẹ đăng ký thường trú.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155

Có được thế chấp sổ hộ khẩu để vay ngân hàng không?

Theo Điều 13 Luật cư trú 2006 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:

“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, gia đình anh hoàn toàn có thể nhập hộ khẩu cho con vào sổ hộ khẩu mới của gia đình theo quy định trên.

Để làm thủ tục nhập khẩu cho con, anh chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:

Bản sao giấy khai sinh của con;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của Bố, mẹ (nếu có);

Bản sao sổ hộ khẩu gia đình;

Tờ khai bổ sung nhân khẩu (theo mẫu của cơ quan công an cấp quận, huyện).

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn