Xác định con chung? Con sinh ra sau khi ly hôn có phải là con chung không?
Ngày gửi: 01/11/2020 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Con sinh ra sau khi ly hôn có phải là con chung không? Đây là vấn đề được tất cả các cặp vợ chồng quan tâm sau khi ly hôn để bảo về quyền và nghĩa vụ của các bên. Bài viết dưới đây sẽ trình bay rõ về vấn đề nay
Căn cứ pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn:
1. Căn cứ xác định con chung
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha mẹ như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định“
Con được coi là con chung của hai vợ chồng khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, việc xác định con chung có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ghi nhận mối quan hệ cha, mẹ, con và là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh như: giải quyết các án kiện về ly hôn, chia tài sản thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng…Căn cứ vào nội dung này ta có thể xác định nếu con sinh ra sau trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày ly hôn thì vẫn được coi là con chung của vợ chồng.
Nếu căn cứ vào đó vẫn không xác định được con chung thì có thể thực hiện thủ tục giám định ADN để xác định con chung.
2. Nếu trong trường hợp chồng không nhận con thì phải làm sao?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu trên, nếu chồng cũ không nhận đứa trẻ bạn sinh ra là con chung thì anh ta phải có bằng chứng và được Tòa án xác định. Vậy, khi chồng cũ cố tình không nhận thì vợ có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án để xác định cha con cho con của mình, kèm theo đơn khởi kiện thì bạn cần chuẩn bị các chứng cứ để chứng minh đứa trẻ là con của chồng cũ mà chứng cứ rõ ràng và chuẩn xác nhất là kết quả xét nghiệm ADN, bạn có thể tự mình hoặc đề nghị Tòa án giám định ADN của đứa trẻ theo quy định tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.”
Tóm lại, nếu kết quả trưng cầu giám định xác định chồng cũ và đứa trẻ có quan hệ huyết thống thì Tòa án sẽ xác định quan hệ cha con trong trường hợp này, dù chồng cũ dù cho có cố tình không nhận thì cũng phải thực hiện những nghĩa vụ đối với con của mình, nếu không thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
3. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi xác định con chung
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Thông thường khi con cái không sống chung với cha mẹ thì nghĩa vụ nuôi dưỡng trở thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối cha/ mẹ – người không trực tiếp nuôi dạy đứa trẻ. Vậy, làm sao để xác định ai là người có quyền nuôi dạy đứa trẻ, ai là người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Trường hợp 1: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Hai bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án chỉ định người trực tiếp nuôi con dựa trên các căn cứ sau:
- Các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.
- Đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ kể cả về vật chất và tinh thần.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691