Xe đạp điện có cần đăng ký không?
Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ Thông tư 54/2015/TT-BCA kể từ ngày 06/12/2015, chủ các phương tiện mô tô điện, xe máy điện phải thực hiện đăng ký bắt buộc. Theo Thông tư này, thủ tục đăng ký xe đạp điện, xe máy điện trước ngày 30/6/2016 rất linh hoạt và hoàn toàn miễn phí. Sau ngày 30/06/2016, các trường hợp đến đăng ký xe phải có các giấy tờ theo thủ tục thông thường như: hóa đơn bán hàng, chứng từ lệ phí trước bạ, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với xe nhập khẩu) hoặc phiếu kiểm định chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước).
Theo quy định tại điểm d điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:
"d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;"
"e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)"
Theo quy định hiện hành, chỉ áp dụng đăng ký bắt buộc đối với xe mô tô điện, xe máy điện còn xe đạp điện thì không áp dụng.
Về vấn đề phân biệt xe máy điện và xe đạp điện được quy định tại Thông tư 66/2015/TT-BGTVT kèm theo sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 68:2013/BGTVT.Theo đó, Xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất (khi vận hành bằng động cơ điện) không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg ( Mục 1 sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 68:2013/BGTVT)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Các đặc điểm để nhận biết, phân loại nhanh xe đạp điện bằng mắt thường chỉ sử dụng cho mục đích nhận biết, phân loại nhanh các xe lưu thông trên thị trường, lưu thông trên đường; không áp dụng trong kiểm tra, chứng nhận Xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu về xe đạp điện bao gồm: Có bàn đạp, xe vận hành được bằng cách sử dụng bàn đạp (có hệ thống, cơ cấu dẫn động lực từ bàn đạp đến bánh xe) ( Mục 2 Sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 68:2013/BGTVT).
Còn về mặt kỹ thuật, xe đạp điện có hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, vận tốc thiết kế tối đa là 25 km/h (mục 7, Sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT sửa đổi, bổ sung một số quy định của QCVN 68:2013/BGTVT),Công suất động cơ điện của Xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và không được lớn hơn 250 W, Điện áp danh định của động cơ không được lớn hơn 48 V…
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691